Sâm cau

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi độc, chủ yếu đi vào kinh thận, có tác dụng ôn khí, bổ thận tráng dương, táo thấp, tán ứ, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa. Với đặc tính dược lý như trên, Sâm cau trở thành vị thuốc phổ biến trong những bài thuốc tăng cường sinh lý nam giới. Bên cạnh đó, dược liệu còn có khả năng chữa trị đau nhức xương khớp, tăng cường miễn dịch, giảm đau, chống lão hóa…

sâm cau
Sâm cau là vị thuốc phổ biến trong những bài thuốc tăng cường sinh lý nam giới.

  • Tên gọi khác: Ngải cau, Tiên mao, Cồ nốc lan.
  • Tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn.
  • Họ: Tỏi voi lùn – Hypoxidaceae.

Mô tả dược liệu 

Đặc điểm thực vật

Sâm cau là cây thân thảo lâu năm, cao khoảng 30 cm. Lá cây có hình mũi mác xếp thành nếp như lá cau, chiều dài khoảng 40cm, chiều rộng khoảng 2 – 3cm, cuống dài 10cm. Thân cây hình trụ, cao, củ to bằng ngón tay út, có rễ phụ nhỏ, bên ngoài thô màu nâu, bên trong có màu vàng ngà. Hoa màu vàng, mọc thành cụm, mỗi cụm từ 3 – 5  bông. Quả thuôn dài, chứa từ 1 – 4 hạt.

Bộ phận dùng

Thân rễ – thường gọi là tiên mao.

sâm cau chữa bệnh gì
Rễ Sâm cau.

Thu hái và chế biến

  • Thu hái: Quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất là mùa thu.
  • Chế biến: Củ đào về, cắt bớt rễ con, rửa sạch đất cát, cạo nhẹ lớp vỏ ngoài, ngâm với nước vo gạo một đêm để khử độc rồi sấy hoặc phơi khô.

Phân bố

Trên thế giới, Sâm cau được tìm thấy nhiều ở Ấn Độ, một số tỉnh phía Nam Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Malaixia, Philippin.

Tại Việt Nam, sâm cau được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Cao Bằng, Lai Châu, khu vực Tây Nguyên. Trước năm 1980, Hòa Bình và Sơn La là những tỉnh khai thác sâm cau quá mức, đến nay dược liệu tương đối khan hiếm. Hiện tại, dược liệu được khuyến khích trồng để đáp ứng nhu cầu dược liệu trong nước và xuất khẩu.

Vị thuốc Sâm cau

Tính vị

  • Vị cay, tính nóng, có độc (theo Trung Dược học).
  • Vị cay, tính ấm, có độc (theo Khai bảo bản thảo).
  • Vị cay, hơi mặn, tính ấm (Điền Nam bản thảo).
  • Tính nhiệt (theo Cương mục).

Quy kinh

Vị thuốc quy vào các kinh sau đây:

  • Kinh can, thận (theo Trung Dược học).
  • Kinh can, thận (theo Điền Nam Bản thảo).
  • Kinh phế, thận (theo Bản thảo tái tân).

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu của y học hiện đại về tác dụng của sâm cau cho biết, dược liệu có chứa những thành phần sau đây:

  • Chất cycloartan triterpen saponin: giúp giảm ức chế thần kinh, giãn cơ, tăng cường sản xuất nội tiết tố nam testosterone.
  • Chất curculosid: bảo vệ tế bào thần kinh, dịu căng thẳng.
  • Curculigosaponin C & F: kích thích cơ thể sản sinh tế bào lympho lách, tăng cường chức năng hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Curculigosaponin F và G: tăng khối lượng tuyến ức (tuyến này tăng cường hoạt động ở tuổi dậy thì nhưng dần dần nhỏ lại vào các năm sau đó).
  • Peptid curculin C: tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng khả năng thích nghi của cơ thể với các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ tế bào.

Tác dụng dược lý và chủ trị

♦ Theo y học hiện đại

Một số nghiên cứu y học hiện đại cho biết, Sâm cau có tác dụng:

  • Kích dục khi dùng ở liều lượng 100 mg cao cồn/kg thể trọng và 200 mg cao nước/kg thể trọng, nhờ vậy tăng khoái cảm, khả năng hoạt động tình dục. Tác dụng này được đánh giá dựa trên độ cương cứng của dương vật khi dùng Sâm cau liều 200mg cao nước liên tục trong vòng 14 ngày.
  • Tăng sản xuất tinh trùng
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Chống viêm
  • Chống mệt mỏi.

Nhìn chung, Sâm cau thích hợp cho đối tượng nam giới bị giảm sút thời gian, số lần quan hệ, sa sút sức lực. Bên cạnh đó, dược liệu cũng làm tăng khả năng sinh tinh và chất lượng tinh trùng.

♦ Theo Y học cổ truyền

Sâm cau có đặc tính dược lý như sau:

  • Lợi tiểu
  • Bổ kích dục

Người ta thường dùng sâm cau để điều trị các vấn đề sức khỏe sau:

  • Nam giới tinh lạnh, liệt dương
  • Bạch đới
  • Phụ nữ đái đục
  • Thần kinh suy nhược
  • Phong thấp, lưng gối lạnh đau, vận động khó khăn
  • Chữa ngứa ngoài da (đắp ngoài), hen suyễn
  • Tiêu chảy
  • Lậu.

Cách dùng – liều lượng

  • Liều dùng: 10 – 15 gam.
  • Cách dùng: Thuốc mỡ, viên hoàn hoặc thuốc sắc, ngâm rượu.

Bài thuốc trị bệnh từ Sâm cau

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh từ Sâm cau như sau:

Chữa liệt dương, nam giới tinh lạnh, phụ nữ tử cung lạnh:

  • Chuẩn bị: 6g Sâm cau, 8g Ba kích, thục địa, Hồ đào nhục, 4g hồi hương.
  • Thực hiện: Sắc uống dùng hằng ngày.

Chữa phong thấp, thần kinh suy nhược, lưng gối đau lạnh:

  • Chuẩn bị: 50g Sâm cau, 150 ml rượu trắng.
  • Thực hiện: Ngâm dùng trong vòng 7 ngày, dùng mỗi ngày trước mỗi bữa chính.

Chữa tiêu chảy, hen suyễn:

  • Chuẩn bị: rễ cau cắt lát mỏng, nhỏ, phôi khô, sao vàng.
  • Thực hiện: Nấu 12 – 16g sâm cau với 250 ml nước, khi nước cạn còn 50ml thì dùng, uống trong ngày, trước mỗi bữa ăn.

Chữa đau nhức toàn thân, tê thấp:

  • Chuẩn bị: 20g Rễ sâm cau, hy thiêm thảo (cỏ đĩ), hà thủ ô đỏ (chế đậu đen), 500ml rượu trắng.
  • Thực hiện: Xắt nhỏ dược liệu, ngâm với rượu trắng trong vòng 5 – 7 ngày (càng lâu càng tốt). Uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 30 ml, dùng trước bữa ăn.

Chữa sốt huyết:

  • Chuẩn bị: cỏ mực 12g, Sâm cau 20g (sao đen), chi tử 8g (sao đen), trắc bá diệp 10g (sao đen).
  • Thực hiện: Sắc uống dùng mỗi ngày.

Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 20g sâm cau, 12g trâu cổ (sung thằn lằn), sâm bố chính, câu kỷ tử,  tục đoạn, ngưu tất, thạch hộc, ba kích thiên, hoài sơn; 8g ngũ gia bì, nữ trinh tử.
  • Thực hiện: Tất cả đem rửa sạch, xắt thành lát mỏng, nhỏ, dùng trong ngày, trước mỗi bữa ăn.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: 20g sâm cau, 16g ba kích, hồ đào nhục (óc chó), phá cố chỉ, thục địa; 4g tiểu hồi hương.
  • Thực hiện: Đem các nguyên liệu trên sắc với 750 ml nước, khi lượng nước cạn còn khoảng 250 ml thì tắt bếp, chia thành 2 lần uống trong ngày, dùng trước mỗi bữa ăn.

Chữa cao huyết áp (thích hợp cho nam giối bị liệt dương do suy thận, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh):

  • Chuẩn bị: 12g sâm cau (tiên mao), đương quy, ba kích, dâm dương hoắc (tiên linh tỳ).
  • Thực hiện: Nấu thuốc với 750 ml nước, khi lượng nước cạn còn khoảng 250 ml thì tắt bếp, chia thành 2 lần uống trong ngày, dùng trước mỗi bữa ăn.

Món ăn – bài thuốc từ sâm cau

Bạn có thể tham khảo một số món ăn từ Sâm cau, gồm có:

Thịt gà nấu sâm cau:

Món ăn có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp. Với những nam giới đang mắc phải vấnđề về sinh lý, rối loạn cương dương thể thận hư, đau lưng nhức mỏi gối thì có thể cân nhắc bổ sung món ăn vào thực đơn hằng ngày.

  • Chuẩn bị: sâm cau 15g, thịt gà 250g, dâm dương hoắc 15g, gia vị các loại.
  • Thực hiện: Thịt gà đem rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn, tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút cho ngấm. Dược liệu rửa sạch. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, nấu với lượng nước vừa phải cho đến khi gà chín mềm, nêm nếm gia vị. Nên dùng khi thịt còn nóng.

Rượu tiên mao:

Rượu tiên mao có tác dụng trừ phong thấp, bổ thận tráng dương. Dùng đều đặn rượu thuốc mỗi ngày sẽ giúp chữa liệt dương ở nam giới, trị chứng thần kinh suy nhược, phong thấp.

  • Chuẩn bị: 50g tiên mao phơi khô, xắt lát mỏng, tiếp tục phơi sấy khô, sao vàng; 500 ml rượu gạo.
  • Thực hiện: Ngâm tiên mao trong bình rượu khoảng 7  -10 ngày, mỗi ngày lắc nhẹ 1 – 2 lần. Thuốc uống 2 lần/ ngày, mỗi lần dùng khoảng 30ml.

Những điều cần lưu ý khi dùng Sâm cau

Trong quá trình điều trị bằng sâm cau, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Dùng Sâm cau liều cao, kéo dai có thể gây cường dương mạnh dẫn đến tinh lực bị hao tổn.
  • Người có thể trạng hỏa vượng; da khô, gầy yếu, lòng bàn chân bàn tay ấm, hay sốt nhẹ vào buổi chiều, dễ ra mồ hôi trộm, tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện táo, nóng bứt rứt trong người… thì không nên dùng Sâu cau trị bệnh.
  • Người thể trạng kém, quá hư yếu cũng không nên dùng.
  • Rễ Sâm cau có thể gây nhầm lẫn với rễ cây bồng. Rễ cây bồng chỉ có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu và hoàn toàn không có tác dụng sinh lý nào nên cần chú ý phân biệt, tránh nhầm lẫn.

Trên đây là một số thông tin về vị thuốc Sâm cau. Để vị thuốc phát huy tính hiệu quả và an toàn với sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi dùng.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Chia sẻ:

Bình luận (34)

  1. Vũ Cương
    Vũ Cương says: Trả lời

    Nhìn hình ảnh thấy giống rễ cây bồng bồng như các báo nói!? Xin trung tâm giải thích thêm

  2. Giáp ngọc hiền
    Giáp ngọc hiền says: Trả lời

    Xin hỏi nhà bán hàng: sản phẩm này đã khử độc khi đến tay khách hàng chưa vậy? Tôi có đặt 1 đơn hàng,nhưng hiện chưa rõ là khô hay tươi.? Mong phản hồi

  3. Hoang nam Nguyen
    Hoang nam Nguyen says: Trả lời

    cây sâm cau ngâm rượu 1 người uống hai người vui…

  4. Lý Sang Sang
    Lý Sang Sang says: Trả lời

    Ban cho 5kg de ve ngam ruou uong

  5. Nguyễn văn hiệu
    Nguyễn văn hiệu says: Trả lời

    Cây sâm cau dành cho phụ nữ sau khi sinh xong tắm rất tốt, và dành cho đàn ông, ngâm rượu để cho sinh lý mạnh hơn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ là thảo dược quen thuốc có thể điều trị mụn nhọt, viêm gan, kinh nguyệt không đều... Tuy an toàn nhưng vẫn có trường hợp không được…

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua