Cây bình vôi

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Cũng tương tự như lạc tiên, tam thất, xạ đen thì cây bình vôi cũng được liệt vào danh sách dược liệu thiên nhiên có công dụng cải thiện chứng mất ngủ. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về cây bình vôi cũng như dược tính và công dụng của chúng. 

Hình ảnh cây bình vôi
Hình ảnh cây bình vôi

Tìm hiểu thêm về cây bình vôi

  • Tên khác: Cây củ một, củ mối trôn, tử nhiên, ngải tượng.
  • Tên khoa học: Stephania Glabra (Roxb.) Miers
  • Họ: Tiết dê (Menispermaceae)
  • Tính vị, kinh quy: Vị đắng ngọt, tính lương, quy vào 2 kinh Can, Tỳ
  • Bộ phận dùng của cây bình vôi: Rễ, củ

1. Đặc điểm của cây bình vôi

Cây bình vôi thuộc dạng dây leo và chỉ có một đoạn thân ngắn tiếp xúc với mặt đất. Phần thân củ phình to có hình dạng như bình đựng vôi, củ rất to và có hình dáng thay đổi tùy thuộc vào nơi cây phát triển. Củ bình vôi có vỏ ngoài màu nâu đen, bên trong có màu trắng xám, vị đắng. Lá có hình trái tim, mọc so le. Hoa màu xanh nhạt, kích thước hoa nhỏ. Quả có hình cầu, khi chín có màu đỏ. Hạt  có hình móng ngựa.

2. Phân bố, thu hoạch và bào chế

Cây bình vôi được phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là những vùng có núi đá vôi như Lai Châu, Hòa Bình, Ninh Bình,…

Thời điểm thu hoạch quanh năm. Phần củ quả sau khi được thu hái về sẽ được đem đi rửa sạch, cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, thái mỏng và phơi hoặc sấy khô. Bảo quản củ bình vôi khô trong hũ thủy tinh hoặc bì nilong để không bị ẩm mốc. Ngoài ra, có thể dùng củ bình vôi để chiết lấy 1 – tetrahydropalmatin.

3. Thành phần hóa học của cây bình vôi

Các nhà nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra trong cây bình vôi có chứa thành phần hóa học quan trọng đó là alcaloid (1%), bao gồm:

  • L-tetrahydropalmatin
  • Roemerin
  • Rotundin
  • Cepharanthin

Ngoài Alcaloid, củ bình vôi còn chứa lượng lớn tinh bột, acid hữu cơ và đường.

4. Một số hình thức sử dụng 

Cây bình vôi thường được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau. Dân gian thường dùng bình vôi dưới dạng phơi khô hoặc đem đi ngâm rượu. Một vài trường hợp sẽ dùng dưới dạng tinh chế thành Rotundin (dạng viên uống) hoặc Rotundin sulfat (dạng tiêm).

Tác dụng của cây bình vôi đối với sức khỏe

Cây bình vôi chữa bệnh gì?
Cây bình vôi chữa bệnh gì?

Y học cổ truyền cho rằng, cây bình vôi có tác dụng an thần, trấn kinh, khắc phục triệu chứng suy nhược, nóng sốt, nhức đầu, rối loạn chức năng tiêu hóa,… Các nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện và ứng dụng điều chế thành các bài thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể.

Chính vì vậy, đây cũng được xem là một loại dược liệu tự nhiên vì nó mang lại một số tác dụng chính sau đây.

1. Tác dụng an thần

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Anh vào năm 2006 cho thấy, cây bình vôi có tác dụng an thần, gây ngủ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra trong củ bình vôi có chứa lượng lớn L – tetrahydropalmatin, một loại hoạt chất kích thích an thần rất cần thiết trong y học. Ngoài ra, L – tetrahydropalmatin còn có tác dụng duy trì giấc ngủ, hạ huyết áp, giảm nhiệt độ cơ thể, chữa suy nhược cơ thể, rối loạn tâm thần,…

2. Ngăn ngừa hội chứng rối loạn tiêu hóa

Nói đến tác dụng của, không thể bỏ qua công dụng khắc phục và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa hoặc do ngộ độc thực phẩm. Bình vôi có hàm lượng dược tính khá cao, cho nên các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân không nên lạm dụng chúng.

Để ngăn ngừa hội chứng rối loạn tiêu hóa, dân gian thường dùng cây bình vôi dưới dạng ngâm rượu hoặc sắc lấy nước và sử dụng với liều lượng nhỏ. Cụ thể, người lớn có thể sử dụng với liều lượng 3 – 6g, còn đối với trẻ nhỏ thì nên sử dụng khoảng 0,02 – 0,03g, tùy vào giai đoạn và lứa tuổi.

3. Hỗ trợ điều trị bệnh gút

Một số bằng chứng cho thấy, thành phần L-tetrahydropalmatin trong củ bình vôi còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh gút. Cụ thể cách thực hiện như sau: Rửa sạch củ, sau đó đem đi cào sạch vỏ bên ngoài, thái mỏng, sấy khô và nghiền thành bột. Bảo quản bột củ bình vôi trong lọ thủy tinh có nắp đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng nhỏ khoảng 3 – 6g bột để hãm với nước sôi và uống hết trong ngày.

4. Cải thiện chứng mất ngủ

Theo một số nghiên cứu của một số nhà khoa học Nhật Bản, hoạt chất cepharanthin trong cây bình vôi còn có tác dụng điều hòa hệ tuần hoàn và kích thích sản sinh một số kháng thể có lợi cho người bị mất ngủ. Để cải thiện chứng mất ngủ, mỗi ngày bạn có thể dùng khoảng 10 – 15ml rượu ngâm bình vôi 10% hoặc 3 – 6g bột củ bình vôi để uống mỗi ngày. Tuy nhiên, để tránh tình trạng quá liều thì bạn nên sử dụng với liều lượng nhỏ và không nên lạm dụng chúng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài thuốc: Long nhãn, hạt sen, nhân hạt táo chua mỗi vị 15g, 12g lá vông, 8g củ bình vôi để đem đi sắc nước uống mỗi ngày. Bài thuốc này được sử dụng trong ngày và uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây bình vôi

1. Thận trọng khi dùng

Ngoài một số công dụng hữu ích trên thì các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng chỉ ra trong củ bình vôi có chứa hoạt chất ancaloit A (roemerin) – có tác dụng gây tê niêm mạc và làm giảm nhịp đập của tim. Nếu bệnh nhân sử dụng cây bình vôi ở liều lượng lớn, các ancaloit A có khả năng phát tác độc tính và gây ra hiện tượng co giật.

Trong củ bình vôi cũng có một số ít độc tố tồn tại, vì vậy không nên tự ý sử dụng chúng khi chưa được bác sĩ chỉ định. Liều lượng sử dụng cụ thể như sau:

  • Người lớn: Ngày 2-3 lần x 1 viên, viên Rotudin 0.03g.
  • Trẻ em 13 tháng trở lên: 2mg/kg/ngày chia 2-3 lần.
  • Người bị nhức đầu tăng huyết áp có thể sử dụng gấp đôi liều trên (có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa).
  • Thuốc tiêm mỗi lần 1 ống 2ml (60mg) Rotudin, 1-2 lần trên ngày
  • Liều gây ngộ độc là 30g.
Cây bình vôi được xem là dược liệu thiên nhiên được điều chế và sử dụng cho một số bệnh lý đơn giản
Cây bình vôi được xem là dược liệu thiên nhiên được điều chế và sử dụng cho một số bệnh lý đơn giản

2. Tác dụng phụ của cây bình vôi

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào nêu rõ tác dụng phụ của cây bình vôi. Để tìm hiểu rõ hơn, bạn nên tham khảo thông tin trực tiếp từ thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về cây bình vôi. Hy vọng bài viết này có thể giúp cho việc tìm kiếm thông tin của bạn đọc.

Bạn muốn xem thêm:

Ngày đăng 11:37 - 07/10/2022 - Cập nhật lúc: 11:36 - 09/02/2023
Chia sẻ:

Bình luận (41)

  1. Hoang Minh
    Hoang Minh says: Trả lời

    Tôi moi đào được mấy cú giống như bình vôi nhưng thân dây leo khi bẻ ra thì có chất đỏ huyết như máu. Xin hỏi đó có phải là sâm huyết không? , mỗi cú khoảng 30kg. Cám on

    1. Kim thanh
      Kim thanh says:

      Xin chao! Ở chỗ minh co thu mua Hà thủ ô trắng va chè rừng k vay

    2. Mạnh
      Mạnh says:

      Bạn ở đâu vậy?

    3. Vinh
      Vinh says:

      K phải đâu bác ơi

  2. Nguyễn Hoàng Nhân
    Nguyễn Hoàng Nhân says: Trả lời

    Lá và hạt có tác dụng gì ko? Xin tư vấn giúp mình. Cảm ơn.

  3. Nguyễn Thái Sơn
    Nguyễn Thái Sơn says: Trả lời

    Ai đào đc cây bình vôi ở núi đá xin bán cho tôi vài cây. 0978888***. Mr Sơn TP Vinh .Nghệ an.

    1. Lê thu
      Lê thu says:

      Mình có đào dc vào cây ở trên núi to chừng 30 kg. Bạn lấy ko

  4. mẹ Nấm
    mẹ Nấm says: Trả lời

    Ck em, mới đây tự dưng có triệu chứng đau bụng thành từng cơn quặn thắt. lucs ngắn, lúc dài. đau ở vùng quanh bụng kèm theo ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Đi khám thì bs bảo bị rối loạn tiêu hóa. Em nghe mới tìm hiểu thì thấy cây bình vôi có thể trị được bệnh của ck em. Trung tâm cho e hỏi có đúng không? và cách trị như thế nào?

    1. Trung tâm Dược liệu VietFarm says:

      Chào bạn , trường hợp của bạn dùng cây bình vôi để điều trị sẽ có hiệu quả rất tốt, liều lượng sử dụng mỗi ngày là 3 – 6g bạn nhé. Nếu còn bất kì thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại 0961 716 466 .
      Cảm ơn bạn. Chúc bạn sức khỏe.

    2. TRúc Lam.v.t.v
      TRúc Lam.v.t.v says:

      Bố chồng mình cũng bị rối loạn đại tiện. Khi thì táo bón, khi thì tiêu chảy, liệu có dùng cách trên được không ?

    3. Trung tâm Dược liệu VietFarm says:

      Chào bạn , trường hợp rối loạn đại tiện của bố chồng bạn dùng cây bình vôi để điều trị sẽ có hiệu quả rất tốt. Nếu còn bất kì thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại 0961 716 466 .
      Cảm ơn bạn. Chúc bạn sức khỏe.

    4. TRúc Lam.v.t.v
      TRúc Lam.v.t.v says:

      Thế trung tâm cho mình 0,5 kg nhé. 0961546787

    5. Trung tâm Dược liệu VietFarm says:

      Dạ, trung tâm đã nhận được số điện thoại của bạn, trung tâm sẽ sớm liên hệ bạn để xác nhận đơn hàng. Nếu còn bất kì thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại 0961 716 466 .
      Cảm ơn bạn. Chúc bạn sức khỏe

    6. nguyen doan nam
      nguyen doan nam says:

      cai benh nay co cach chua hieu qua nhanh sau khi dung thuoc 3 lan uong

  5. Phát Mập
    Phát Mập says: Trả lời

    Củ của cay bình voi, nhìn xù xì, sấu xí mà có tác dụng nhiều không tưởng nhỉ! Nhờ độc bài này mới biets đc

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kim thất tai

Theo Y học cổ truyền, kim thất tai có tính bình có tác dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường, đau nhức lưng,... và một số…

Cây Sa sâm

Cây Sa sâm là thảo dược quý, được sử dụng để chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe. Dược liệu này có vị đắng, ngọt, tính mát, tác dụng thanh…
Cây hương thảo có nhiều công dụng đối với sức khỏe như thông kinh, lợi tiểu, giảm sưng viêm, lợi mật,...

Cây hương thảo

Cây hương thảo có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người như giải nhiệt, lợi tiểu, giảm sưng viêm, hỗ trợ tiêu hóa, có hương thơm giúp tinh…

Cây Ngũ gia bì

Vỏ của cây Ngũ gia bì được thu hái làm thuốc. Dược liệu này có tác dụng minh mục, ích tinh, thất thương, tằn trí nhớ, mạnh gân xương và…

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua