Cà dại hoa trắng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Cà dại hoa trắng là loài thực vật mọc hoang nhiều ở nước ta. Thảo dược này có vị cay, tính mát, tác dụng chỉ thống, tiêu thũng, trừ ho,… nên được sử dụng để chữa đau bụng, đau nhức xương khớp, đau răng và chứng khó tiểu tiện. Tuy nhiên dùng bài thuốc uống từ cà dại hoa trắng có thể gây tác hại cho người bị tăng nhãn áp.

Cà Dại Hoa Trắng
Hình ảnh cà dại hoa trắng – Loại dược liệu có vị cay, tính mát nên được tận dụng để điều trị một số bệnh lý thường gặp

  • Tên gọi khác: Cà pháo, cà dại, cà hoa trắng, bạch gia, pháo gia, cà trắng, cà nước, cà hoang,…
  • Tên khoa học: Solanum torvum Swartz.
  • Họ: Cà/ Khoai tây (danh pháp khoa học: Solanaceae)

Mô tả cây dược liệu cà dại hoa trắng

1. Đặc điểm thực vật

Cà dại hoa trắng là loài thực vật nhỏ và có chiều cao trung bình từ 2 – 3m. Thân có nhiều cành mềm, ít gai và được phủ nhiều lông hình sao. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng, chia thành nhiều thùy, cuống lá dài từ 1 – 10cm, phiến lá rộng 6 – 18cm và dài 8 – 20cm.

Cà Dại Hoa Trắng
Cây cà dại có chiều cao từ 2 – 3m, phiến lá rộng và chia thành nhiều thùy, hoa có màu trắng, nhị vàng

Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mặt ngoài có lông và có màu trắng, nhị vàng. Quả hình cầu, đường kính khoảng 11 – 15mm, bề mặt nhẵn và khi chín chuyển sang màu vàng. Cây ra quả vào tháng 4 – 7 hằng năm. Hạt hoa cây có hình đĩa, đường kính nhỏ, khoảng 1 – 2mm.

*Lưu ý: Cần phân biệt cà dại hoa trắng với cà pháo dùng để làm thực phẩm (Solanum macrocarpon).

2. Bộ phận dùng

Rễ của cây thường được thu hái để làm thuốc. Ngoài ra hoa, lá và quả cũng được sử dụng nhưng ít phổ biến hơn.

3. Phân bố

Cà dại hoa trắng là loài thực vật mọc hoang ở ven đường, bãi đất trống, ruộng đồng,…

4. Thu hái – sơ chế

Rễ của cây được thu hái quanh năm. Sau khi đào rễ lên, đem về rửa sạch, loại bỏ tạp chất, sau đó thái mỏng và đem sấy/ phơi khô trong râm.

5. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ cao và nơi ẩm thấp.

6. Thành phần hóa học

Quả của cây chứa ancaloit (solasonin), dầu béo và một lượng nhỏ sitosterol.

Vị thuốc cà dại hoa trắng

1. Tính vị

Vị cay, tính hơi mát và có độc ít.

2. Qui kinh

Chưa có nghiên cứu.

3. Tác dụng dược lý

– Theo Đông Y:

  • Tác dụng: Trừ ho, tiêu thũng, chỉ thống, tán ứ và hoạt huyết.
  • Chủ trị: Thường được sử dụng để điều trị bế kinh, ho mãn tính, đau dạ dày, tổn thương do té ngã, đau thắt lưng, đau dây thần kinh, ong chích,…

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Hiện tại, dược liệu này chưa được nghiên cứu.

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu được dùng ở dạng sắc uống hoặc dùng ngoài. Liều dùng trung bình từ 10 – 20g/ ngày.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cà dại hoa trắng

Cà Dại Hoa Trắng
Hoa của cây cà dại thường được dùng để trị chứng đau bụng ở trẻ em

1. Bài thuốc giúp làm dịu vết ong đốt

  • Chuẩn bị: Quả cà dại hoa trắng và 1 ít lá lốt.
  • Thực hiện: Rửa sạch, sau đó giã nát và vắt lấy nước, thoa lên chỗ bị đốt.

2. Bài thuốc chữa nước ăn chân

  • Chuẩn bị: Lá phèn đen và lá chè xanh mỗi thứ từ 20 – 30g, lá lốt và quả cà dại hoa trắng mỗi thứ 20g.
  • Thực hiện: Dùng lá chè xanh và lá phèn đen sắc lấy nước đặc, sau đó ngâm rửa chân trong 5 – 10 phút. Tiếp tục dùng lá lốt và quả cà dại, giã nát và thêm ít nước, sử dụng bông thấm dung dịch này và thoa lên vùng da chân nứt nẻ.

3. Bài thuốc chữa đau nhức răng do sâu răng

  • Chuẩn bị: Vỏ cây lai, vỏ cây trầu, rễ cây chanh và rễ cây cà dại, mỗi thứ 10g.
  • Thực hiện: Đem các vị rửa sạch, sau đó sắc đặc và dùng nước ngậm rồi nhổ đi.
  • Lưu ý: Không áp dụng cho người bị tăng nhãn áp.

4. Bài thuốc trị trẻ em bị đau bụng

  • Chuẩn bị: 1 ít hoa cà dại.
  • Thực hiện: Rửa sạch, hãm với nước sôi và cho trẻ uống.

5. Bài thuốc chữa ho mãn tính

  • Chuẩn bị: 10 – 15g rễ cà dại.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi hẳn.

6. Bài thuốc chữa chứng khó tiểu tiện

  • Chuẩn bị: Cành lá của cây đơn buốt và lá tươi của cây cà dại.
  • Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, thái nhỏ và hãm với nước uống như trà.

7. Bài thuốc chữa đau dây thần kinh và đau lưng

  • Chuẩn bị: Kê huyết đằng, lá lốt, cà dại hoa trắng, dây gấm và thổ phục linh mỗi thứ 20g.
  • Thực hiện: Đem sao vàng và sắc uống ngày dùng 1 thang. Dùng liên tục ít nhất 10 thang để nhận thấy hiệu quả.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cà dại hoa trắng

  • Không sử dụng dược liệu cà dại hoa trắng cho người bị tăng nhãn áp.
  • Nếu có ý định sử dụng bài thuốc từ dược liệu này, bạn nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa để dự phòng các rủi ro xảy ra.

Hy vọng qua những thông tin về cà dại hoa trắng, bạn đọc đã có hình dung cụ thể về công dụng, liều dùng và các bài thuốc từ dược liệu này. Tuy nhiên thông tin trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi thực hiện.

Bạn có thể tham khảo thêm: 

Chia sẻ:

Tai chua

Quả tai chua là một dược liệu có tính mát, vị chua, chứa độc tố nhẹ, thường được sử dụng trong y học cổ truyền. Với khả năng sát trùng,…

Cây bìm bìm biếc

Cây bìm bìm biếc - cụ thể là hạt có tính nóng, vị cay và hơi có độc. Thường được sử dụng làm nguyên liệu trong một số bài thuốc…

Vừng

Vừng chứa nhiều vi chất dinh dưỡng, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, vừng còn có…

Ngưu hoàng

Ngưu hoàng là sạn ở bên trong ống mật/ gan của con bò hoặc con trâu. Đây là dược liệu quý hiếm và có giá thành đắt đỏ. Theo kinh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua