Hoàng đàn

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Hoàng đàn là vị thuốc thường được dùng để điều trị tình trạng nôn ra máu, bệnh trĩ, điều trị bỏng. Quả Hoàng Đàn có thể hỗ trợ chữa cảm mạo, đau đầu, đau dạ dày,…

cây hoàng đàn
Cây Hoàng đàn

  • Tên gọi khác: Hoàng đàn liễu, Hoàng đàn cành rũ, Bách mộc, Bách xoắn, Ngọc am, Tùng có ngấn,…
  • Tên khoa học: Cupressus funebris Endl
  • Họ: Hoàng đàn – Cupressaceae

Mô tả dược liệu Hoàng đàn

1. Đặc điểm sinh thái

Hoàng đàn là cây gỗ, thường xanh có thể cao đến 40 m, đường kính thân cây có thể lên đến 90 cm. Hoàng đàn thân tròn, dáng hẹp, vỏ nứt xám dọc. Thân cây có nhiều cành non, cành non thường vuông có cạnh phận nhánh trên cùng một mặt phẳng.

Tán lá Hoàng đàn rộng, có nhiều cành, mảnh, dẹt, rủ xuống. Lá hình vảy nhọn, nhỏ, lưng lá có nhiều tuyến dọc, mọc thành từng đôi, gần sát nhau và áp sát vào cành.

Nón đực hình trái xoan, thuôn dài khoảng 5 – 6 mm. Nón cái có hình cầu hoặc hình trứng, rộng, đường kính khoảng 1.5 – 2 cm, thường đính trên một cuống ngắn khoảng 4 mm. Vảy nón có 6 đôi mọc theo hình vòng, mặt vảy thường có 5 cạnh với các đường gờ tỏa tròn. Mỗi vảy nón thường mang 6 – 8 hạt.

Hạt Hoàng đàn có cánh nhỏ, hình cầu bẹt. Mùa ra hoa khoảng tháng 4, nón chín tháng 5, tháng 6 năm sau. Mùa sinh sôi và phát triển vào khoảng tháng 2 – 5.

2. Bộ phần dùng

Cành, lá, tinh dầu, vỏ cây và rễ cây Bách mộc được ứng dụng để làm thuốc.

3. Phân bố

Bách mộc thường mọc trên các dãy núi đá vôi có độ cao khoảng 300 – 700 m, ít khi phát triển ở độ cao 1000 m. Cây cũng ưa khí hậu nhiệt đới, có độ nóng ẩm trung bình khoảng 20 – 21 độ C với độ ẩm khoảng 80 – 90%. Bách mộc ưa thoát nước, thường mọc trên các đất có màu xám vàng, phong hóa từ đá voi. Cây ưa sáng, khi còn non chịu bóng mát nhẹ hoặc bị che đi một phần tán, nếu che bóng mát quá nhiều cây sẽ chết.

Ở nước ta, Bách mộc thường được tìm thấy ở các vùng núi như Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Ngoài ra, trên thế giới Bách mộc cũng được tìm thấy ở phía Nam Trung Quốc, Nepal và Ấn Độ.

4. Thu hái – Sơ chế

Bách mộc có thể thu hái quanh năm, khi cây đã phát triển đủ lớn. Khi thu có thể cắt cả cành cây, mang thể cắt thành từng đoạn ngắn, bóc vỏ.

Vỏ cây có thể phơi khô, lưu trữ dùng làm thuốc điều trị nhiều bệnh lý.

5. Bảo quản dược liệu

Hoàng đàn sau khi sơ chế cần bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh độ ẩm cao và nơi có nhiều côn trùng.

6. Thành phần hóa học

Thân gỗ và rễ Hoàng đàn có chứa 4.5 – 5.5% hàm lượng tinh dầu. Lá chứa khoảng 0.5 – 0.8% tinh dầu.

Vị thuốc Hoàng đàn

vị thuốc hoàng đàn
Vị thuốc hoàng đàn

1. Tính vị

Lá và cành cây Bách mộc có vị cay, đắng, hơi chát, tính ôn thường được dùng để sinh cơ, chỉ huyết.

Quả tính bình, vị hơi chát có tác dụng an thần, lương huyết, chỉ huyết, khu phong bào.

2. Tác dụng dược lý

Cành và lá Bách mộc thường được sắc thành nước đặc bôi bên ngoài để điều trị bỏng da. Ngoài ra, vị thuốc còn có tác dụng điều trị nôn ra máu, tiêu chảy, đau bụng và chữa bệnh trĩ.

Quả dùng điều trị phong hàn, cảm mạo, đau dạ dày, nhức đầu và thổ huyết.

Tinh dầu Bách mộc có thể sử dụng để làm thuốc xoa bóp điều trị ứ huyết, trật khớp, sưng tấy, phong tê thấp, thoa lên các vết thương, lở loét để sát trùng và giúp vết thương nhanh lành. Ngoài ra, tinh dầu cũng được ứng dụng trong ngày công nghiệp mỹ phẩm để bào chế xà phòng thơm, nước hoa, mỹ phẩm.

3. Cách dùng – Liều lượng

Bách mộc có thể được dùng uống trong theo chỉ định của thầy thuốc.

Dùng theo ngoài không kể liều lượng.

Bài thuốc sử dụng Hoàng đàn

1. Điều trị nôn ra máu

Sử dụng lá Hoàng đàn, Sinh địa mỗi loại 30 g, A giao 0.3g mang đi sắc thành thuốc, dùng uống.

Hoặc có thể dùng 2 – 3 quả Hoàng đàn, nghiền thành bột mịn, dùng uống với rượu.

2. Điều trị tiêu chảy, đau bụng, đau dạ dày

Sử dụng một phần vừa đủ vỏ Hoàng đàn ngâm với nước trong một đêm. Sau đó thái nhỏ, mang đi phơi hoặc sấy khô, tán thành bột. Lại dùng 2 phần Hương phụ tử, tán thành bột mịn. Trộn đều hai loại bột lại với nhau sau đó làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng uống 20 viên, mỗi ngày 2 lần.

Hoàng đàn là một loại gỗ quý và và dược liệu được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, hiện tại số lượng Hoàng đàn đang bị thu hẹp dần và cần được bảo tồn. Do đó, nếu cần sử dụng vị thuốc vui lòng trao đổi với thầy thuốc chuyên môn và sử dụng bảo tồn. Tránh mua hoặc sử dụng Hoàng đàn thu hoạch trái phép hoặc không rõ nguồn gốc.

Chia sẻ:

Chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa…

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử…

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua