Bèo tây

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Bèo tây ngoài là thức ăn cho động vật nuôi, dược liệu này còn được biết đến với đặc tính chống viêm và giảm đau, giúp cải thiện các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như ho đàm, ho gió và điều trị mụn nhọt.

Bèo tây

+ Tên khác: Lục bình, bèo Nhật Bản hay lộc bình

+ Tên khoa học: Eichhornia crassipes solms

+ Họ: Bèo tây (Pontederiaceae)

I. Mô tả cây bèo tây

+ Đặc điểm thực vật

Bèo tây là loại thực vật thủy sinh, thân thảo, sống nổi ở nước hoặc những nơi ẩm ướt. Cây mọc cao khoảng 30 cm. Lá cây có màu xanh lục, hình tròn, bề mặt nhẵn. Gân lá có hình cung dài, hẹp. Lá thường cuốn vào nhau như những cánh hoa, cuống lá nở phình như bong bóng xốp ruột.

Hoa bèo tây thường không đều, có màu xanh tím. Cánh hoa trên thường có một đốm vàng 6 nhị, trong đó có 3 nhị dài và 3 nhị ngắn. Bầu thượng có 3 ô đựng nhiều noãn và quả nang. Rễ bèo tây dài 1 m, trông như lông vũ sắc, đen và buông rủ xuống nước. 

+ Phân bố

Cây lục bình có nguồn gốc bản địa từ châu Nam Mỹ và được du nhập vào Việt Nam vào những năm 1905. Bèo tây vốn sinh sản rất nhanh, đặc biệt ở những vùng sông nước. Do đó, sau khi vào nước ta, cây phát triển ở khắp mọi nơi.

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Lá, hoa và thân
  • Thu hái: Hoa lục bình thường thu hoạch vào hè, còn lá và thân có thể thu hái quanh năm
  • Chế biến: Lá, hoa và thân cây lục bình sau khi thu hoạch đem rửa sạch và phơi khô. Còn hoa thì thường dùng tươi
  • Bảo quản: Nơi khô ráo

+ Thành phần dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng của cây lục bình được tính theo % như:

  • Nước 92,3%
  • Xenlulose: 1,4%
  • Lipid: 0,3%
  • Protein: 0,8%
  • Khoáng toàn phần 1,4
  • Dẫn xuất không protein: 5,08
bèo tây có tác dụng gì
Hoa bèo tây có tính mát và vị nhạt, có tác dụng an thần và sơ phong

II. Vị thuốc

+ Tính vị

  • Hoa lục bình: Tính mát và vị nhạt
  • Thân và lá lục bình: Tính mát, vị ngọt và hơi cay, không chứa độc

+ Tác dụng dược lý

– Theo Đông y:

  • Hoa lục bình: Có tác dụng lợi niệu, sơ phong, chữa sưng tấy, giải độc và viêm đau như viêm tinh hoàn, viêm hạch bạch huyết, viêm khớp ngón tay, chín mé, sưng nách, sưng bắp chuối ở bẹn, tiêm bị áp xe,… Ngoài các tác dụng này, hoa lục bình còn giúp an thần.
  • Thân và lá lục bình: Có công dụng tiêu viêm và giải độc da, giúp chữa ung nhọt và làm giảm sưng. Có thể phối trộn với các vị thuốc khác chữa hạch cổ tràng nhạc

Ngoài các tác dụng này, lá, hoa, thân và quả lục bình còn được xem là vị thuốc có tác dụng điều trị giun sán ở đường ruột của trẻ em và người cao tuổi. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp cải thiện bệnh loãng xương và gầy còm ở trẻ em.

– Theo Y học hiện đại:

Dựa theo nghiên cứu của El-Shemy và các cộng sự cho biết, chiết xuất từ cây lục bình có đặc tính kháng khuẩn, giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gram âm và gram dương. Ngoài ra, nhà khoa học còn cho biết, một số phân đoạn chiết xuất của lục bình cũng có tác dụng kháng nấm candida albicans. Hơn nữa, hoạt chất chống oxy hóa có trong lục bình có công dụng ngăn ngừa tế bào ung thư gan và vú.

+ Cách dùng và liều lượng

Vị thuốc lục bình nếu dùng dưới dạng đắp ngoài, liều lượng sử dụng không cố định. Tuy nhiên, nếu dùng theo đường sắc uống hoặc ăn sống, tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người mà liều dùng khác nhau.

bèo tây trị bệnh gì
Bèo tây dùng dưới dạng đắp thường không cố định liều lượng

III. Bài thuốc chữa bệnh từ bèo tây theo kinh nghiệm dân gian

+ Chữa ho gió hoặc ho hen, ho đàm

Người bệnh hái một nắm hoa lục bình đem thái khúc, rửa sạch và để ráo. Sau đó, chưng chung với đường phèn và uống. Để tăng tính hiệu quả, bệnh nhân cũng có thể kết hợp thêm hoa hòe và hoa khế.

+ Ổn định huyết áp ở người cao huyết áp mãn tính

Mỗi ngày sử dụng một ít hoa lục bình khô đem hãm với nước và uống. Thực hiện uống đều đặn, trà hoa lục bình sẽ giúp bình ổn huyết áp.

+ Điều trị mụn nhọt và vết thương sưng tấy

Sử dụng một nắm lá bèo tây đem rửa sạch và giã nát. Sau đó thêm một ít muối trắng vào rồi đắp lên miệng mụn nhọt. Khi hỗn hợp khô, bệnh nhân nên đắp lại miếng khác. Mỗi ngày nên thay 2 đến 3 lần và thay liên tục từ 3 đến 4 ngày giúp mụn mưng mủ và nhanh chóng vỡ.

IV. Lưu ý khi sử dụng bèo tây

Trong quá trình sử dụng lục bình để chế biến món ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh, người bệnh nên lưu ý những điều sau:

  • Lục bình ở dạng tự nhiên có khả năng hấp thu kim loại nặng như thủy ngân, chì hoặc strontium. Vì thế, chúng thường được sử dụng để khử trừ ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, khi sử dụng làm thuốc, bệnh nhân không nên dùng những ngó lục bình sống ở khu vực này, tránh ngộ độc.
  • Người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn hoặc dùng lục bình làm thuốc chữa bệnh. Bởi các thành phần có trong dược liệu này có thể gây kích ứng dẫn đến ngứa
  • Lục bình ăn sống thường gây rát nên người bệnh bị lở môi không nên ăn

Những thông tin về bèo tây nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng các bài thuốc chữa bệnh bằng dược này nhằm tránh những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra đối với sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:

Cà độc dược

Cà độc dược thường được sử dụng như vị thuốc giúp làm giảm say xe, giảm đau nhức xương khớp và cải thiện triệu chứng cảm lạnh, sốt cao. Bên…

Cây giao

Cây giao hay còn gọi là A giao, San hô xanh, Cây xương khô, Cành giao,... Thảo dược này có khả năng loại bỏ mụn thịt, mụn cóc, hỗ trợ…

Kê huyết đằng

Kê huyết đằng (Millettia reticulata) là thảo dược thuộc họ Đậu/ Cánh bướm. Dược liệu này có tác dụng chỉ thống, thông kinh lạc, bổ huyết, hòa huyết, mạnh gân…

Mộc qua

Dược liệu mộc qua là quả đã sấy hoặc phơi khô của loài thực vật cùng tên. Dược liệu này có vị chua, sáp, khí ôn, tính bình, tác dụng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua