Cây tỏi độc
Tỏi độc không có ở Việt Nam nhưng khi biên soạn cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Giáo sư Đỗ Tất Lợi có nhắc đến loại cây này. Mặc dù không được trồng ở Việt Nam nhưng loại cây này lại được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới với nhiều công dụng tuyệt vời.
Tên tiếng Việt: Tỏi độc
Tên khoa học: Colichium autumnale L
Họ: Thuộc họ hành Liliaceae
Bộ phận dùng: Hạt chín đã phơi khô
Mô tả cây tỏi độc
Tỏi độc là loại cây có độc, khi dùng phải hết sức cẩn thận. Sau đây là một số thông tin về loại cây này.
Đặc điểm thực vật
Tỏi độc là cây thân cỏ sống lâu năm có gốc là một dò to mẫm dài 34cm đường kính 2 – 3 cm mọc sâu dưới đất với các vảy nâu phủ xung quanh. Từ dò mọc lên cán hoa với 3 – 4 hoa thường xuất hiện vào mùa thu. Đặc điểm cụ thể như sau:
- Lá to dài, đầu lá hẹp nhọn, khi quả chín thì lá héo đi, trên mặt đất hầu như không còn dấu vết gì của cây nữa. Đến mùa thu thì mới thấy hoa từ dưới đất xuất hiện, sát cạnh dò đã cho hoa và quả mọc ra từ dò mới.
- Hoa: Hình ống, cao vượt trên mặt đất từ 10 – 15cm, phần ống phía trên hoa thành hình chuông có 6 cánh bầu dục, màu tím hồng nhạt. Hoa cây tỏi độc có 6 nhị, 3 nhị ngoài dài hơn 3 nhị phía trong có lớp phấn màu vàng cao bao phủ. Nhụy gồm 3 lá noãn hợp thành một bầu 3 ngăn với lối đính phôi trung trụ.
- Quả: Thẳng đứng, dài 1,2 – 2cm, rộng khoảng 1cm, nhiều hạt, hạt phẳng dẹt, vỏ hạt mỏng, xung quanh có cánh mặc chất.
Phân bố
Tỏi độc mọc hoang ở những bãi cỏ vùng ôn đới lạnh như vùng Capcado, Romania, Hungary… Tại Hungary và Rumani loại cây này được trồng trên quy mô lớn, hàng năm thu tới 7 – 8 tấn hạt. Mặc dù nhóm nghiên cứu của GS. Đỗ Tất Lợi đã thử đi thực loại cây này vào nước ta song vẫn chưa thành công.
Thu hái, chế biến
Muốn thu hoạch dò tỏi độc cần đào trước khi ra hoa và khi lá đã hoàn toàn héo. Ở Châu Âu, thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào tháng 8, trước khi lá héo, cần chú ý nơi cây mọc vì khi lá đã héo thì hầu như không còn dấu vết nào của loại cây này. Do đó, để dễ tìm một chút, người ta đào củ vào cuối tháng 7. Nếu chờ đến cuối mùa thu thì hoạt chất thu được sẽ kém hơn.
Dò tỏi độc có thể dùng tươi hoặc bào chế bằng cách hái bỏ thân, mang hoa cắt bỏ rễ và 2 lớp vỏ ngoài màu nâu nhạt, để nguyên mà phơi khô hoặc cắt thành từng khoanh ngang rồi mới phơi.
Thành phần hóa học
Trong tỏi độc có chứa các chất sau:
- Trong dò tỏi độc có chứa tinh bột, đường, tanin, nhựa và các chất ancaloit gọi là conchixin. Tỷ lệ conchixin trong do thường từ 0,1 – 0,35% và thay đổi theo mùa.
- Trong hạt có chứa acid galic, dầu, đường và 0,5 – 3% conchixin.
- Một số chất khác như contramin, conchicozit glucozit.
Bảo quản
Phải bảo quản theo chế độ thuốc độc bảng A.
Dược liệu tỏi độc
Trong y học, tỏi độc được xếp vào nhóm thảo dược có độc, dược liệu có những đặc điểm sau:
Đặc điểm dược liệu
Dò tỏi độc có hình một hạt nhỏ, dài 3 – 4 cm, rộng 2 – 3 cm, phía đáy hơi cụt, bụng có một rãnh sâu rộng. Khi còn tươi, dò mẫm chắc, ép thấy có một dịch chảy ra màu trắng đục như sữa, vị đắng.
Khi cắt ngang, dò có hình mặt trăng khuyết, màu trắng, có một đường nâu nhạt ở phía ngoài. Phía trong màu hơi sẫm, có những bó libe gỗ màu vàng nhạt. Khi mảnh dò khô không có mùi gì đặc biệt, không còn vị đắng mà hơi nhạt và nhầy.
Tên gọi của dược liệu
Khi dùng làm thuốc, cây tỏi độc cho ra những vị sau:
- Tuber Colchicin hay Bulbus Colchicine: Dò cây tỏi độc hái về phơi khô
- Semen Colchicine: Hạt cây tỏi độc phơi hoặc sấy khô.
Tuy nhiên, theo quy ước quốc tế ở Bruxelles, chỉ công nhận hạt làm thuốc và không sử dụng dò. Mặc dù vậy, người ta vẫn dùng dò để chiết xuất colchicine.
Tác dụng dược lý
- Được người Đức dùng để chữa bệnh gút, làm thuốc thông tiểu
- Theo nghiên cứu khoa học, loại cây này chỉ có tác dụng hạ nhiệt, chống dị ứng, chống bệnh gút hỗ trợ cho việc điều trị
- Có tác dụng trên tế bào đang phân chia, áp dụng trong việc cải tạo giống cây trong nông nghiệp
- Hạ nhiệt, tăng huyết áp, tăng nhu động ruột tuy nhiên tác dụng một cách thái quá
- Ngoài ra, cũng có giải thuyết cho rằng, colchicin trong tỏi độc có tác dụng kích thích vỏ thượng thận.
Tác dụng phụ
Cá thể gây ra hiện tượng ngộ độc như nôn mửa, đi lỏng đau bụng. Nếu sử dụng 1 centigam có thể gây ra những biểu hiện ngộ độc, liều chết trung bình là 0,03mg đối với kg thể trọng.
Công dụng và liều dùng
- Được dùng dưới dạng cồn hạt 1/10 với liều 1,5g một lần, dùng 3g trong 24 giờ
- Nếu dùng cao cồn nước thì sử dụng liều 0,05g một lần và 0,20g trong 24 giờ.
- Nếu sử dụng colchicin thì dùng với liều 2mg một lần, 4mg trong 24 giờ để chữa bệnh gút, cải thiện các chứng đau nhức do bệnh gây ra.
Chống chỉ định
- Không dùng cho người viêm thận hay thiểu năng thận
- Không dùng quá lâu để tránh ngộ độc
- Chỉ nên dùng trong 4 – 5 thì nghỉ 2 – 3 ngày rồi tiếp tục
- Khi thấy có hiện tượng ỉa lỏng thì ngưng thuốc ngay
Trên đây là một số thông tin về cây tỏi độc và tác dụng của loại cây này. Mặc dù có tác dụng chữa bệnh, tuy nhiên người ta chú trọng trồng tỏi động với mục đích chế colchicine dùng trong công nghiệp nhiều hơn là dùng làm thuốc chữa bệnh. Nếu muốn sử dụng loại cây này để làm thuốc, bạn cần trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn để được tư vấn.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!