Lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị táo bón đúng cách

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Táo bón được xem là nỗi ám ảnh chung của nhiều trẻ nhỏ lẫn các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, nếu biết chăm sóc trẻ bị táo bón đúng cách, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp con yêu sớm thoát khỏi nỗi sợ hãi này.

Cách chăm sóc trẻ bị táo bón tốt nhất

Tình trạng táo bón ở trẻ em mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu không can thiệp kịp thời và đúng cách thì có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Điển hình nhất là trẻ không tiêu hóa và hấp thụ được dưỡng chất, dẫn đến kém phát triển. Đồng thời, bệnh còn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như sinh hoạt thường ngày.

cách chăm sóc trẻ bị táo bón
Cần chăm sóc đúng cách khi trẻ bị táo bón để nhanh chóng giúp con đẩy lùi triệu chứng

Để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên chủ động tìm hiểu và xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ bị táo bón đúng cách. Dưới đây là những điểm quan trọng cần lưu ý:

1. Xây dựng cho bé một chế độ ăn uống lành mạnh

Việc thiết lập chế độ ăn uống khoa học để chăm sóc trẻ bị táo bón phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, đặc biệt nhất vẫn là độ tuổi của trẻ.

Trẻ đang bú sữa mẹ:

  • Cần kiểm tra xem trẻ đã được cung cấp đủ lượng sữa cần thiết chưa.
  • Mẹ cần bổ sung chất xơ từ rau củ quả đồng thời uống đủ nước.
  • Bên cạnh đó cần tránh đồ ăn cay nóng hay các chất kích thích khi đang trong quá trình cho bé bú.
  • Trường hợp trẻ dùng sữa công thức thì mẹ cần chú ý pha sữa đúng cách.

Trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm:

  • Không nên chuyển đột ngột từ bú sữa sang ăn dặm.
  • Cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể trẻ cần.
  • Không nên cho trẻ ăn thức ăn quá đặc.
  • Kết hợp thêm khoai lang, mồng tơi và thực phẩm nhuận tràng trong khẩu phần ăn dặm của trẻ.

Trẻ đã qua thời kỳ ăn dặm:

  • Bạn cũng cần cho trẻ uống đủ nước.
  • Bổ sung thêm chất xơ từ rau củ quả hay ngũ cốc nguyên cám vào khẩu phần ăn của trẻ.
  • Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm cay nóng, khó tiêu.
  • Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ, tránh để trẻ ăn quá no khi đang bị táo bón.
chăm sóc trẻ bị táo bón đúng cách
Điều chỉnh chế độ ăn uống là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu khi chăm sóc trẻ bị táo bón

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Chính vì thế bạn cần chú ý cho trẻ ăn uống khoa học dù trẻ đang ở bất cứ độ tuổi nào. Đặc biệt là khi trẻ đang bị táo bón, việc điều chỉnh chế độ ăn nên được ưu tiên hàng đầu.

Xem thêm: 5 Loại sữa cho trẻ sơ sinh bị táo bón giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu

2. Chăm sóc trẻ bị táo bón trong sinh hoạt hàng ngày

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp với con thì bạn cũng nên chú ý đến một số vấn đề khác trong quá trình chăm sóc trẻ hay bị táo bón. Những việc nên làm để ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh cho bé bao gồm:

  • Massage vùng bụng cho trẻ theo chuyển động tròn từ phải sang trái. Điều này không chỉ giúp kích thích nhu động ruột mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. 
  • Tập cho trẻ có thói quen đại tiện theo một khung giờ nhất định. Tuy nhiên, cần tránh chọn thời điểm ngay sau bữa ăn.
  • Một số trẻ đang trong độ tuổi đến trường sẽ có thể bị căng thẳng do áp lực bài vở. Tốt nhất bạn nên cân bằng giữa việc học và nghỉ ngơi của trẻ.
  • Tập cho trẻ vận động thường xuyên hay vui chơi thể dục thể thao để tăng cường sự vận động của các cơ ở bụng và hậu môn.
cách chăm sóc trẻ bị táo bón tốt nhất
Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên cũng là một việc mẹ nên làm để cải thiện tình trạng táo bón cho con

Xem thêm: Làm thế nào để đi đại tiện hàng ngày, vào giờ nhất định?

3. Đưa bé đi khám bác sĩ và điều trị táo bón bằng y tế khi cần thiết

Táo bón ở trẻ em thường không gây nguy hiểm và có thể khắc phục dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp dù đã được chăm sóc đúng cách nhưng tình trạng khó đi cầu vẫn kéo dài hay tái đi tái lại nhiều lần. Đây có thể là dấu hiểu cảnh báo các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng hơn cần được điều trị.

Tốt nhất, cha mẹ nên chủ động đưa bé thăm khám trong một số trường hợp sau:

  • Tình trạng táo bón kéo dài mà việc ăn uống hay chăm sóc tại nhà không giúp cải thiện.
  • Trẻ đau bụng quặn thắt, dữ dội.
  • Đại tiện ra máu tươi hoặc máu đông.
  • Hậu môn trẻ sưng tấy, ngứa rát, đau hậu môn dữ dội hơn khi đại tiện.
  • Trẻ mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, sốt…

Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định một số xét nghiệm cần thiết để xác định hiện trạng. Từ đó đưa ra phương án can thiệp phù hợp nhất.

Với những trẻ bị táo bón nặng, thuốc kích thích nhu động ruột hay thuốc nhuận tràng có thể sẽ được chỉ định. Việc dùng thuốc cho trẻ cần hết sức cẩn trọng để tránh những tác dụng không mong muốn phát sinh.

Tóm lại, việc chăm sóc trẻ bị táo bón đúng cách là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các bậc phụ huynh. Điều này không chỉ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ mà còn giảm thiểu căng thẳng và lo lắng cho cả gia đình, giúp con yêu luôn phát triển khỏe mạnh.

Bạn nên tìm hiểu thêm:

Chia sẻ:
Táo bón theo đông y và các bài thuốc điều trị Táo bón theo đông y và các bài thuốc điều trị

Bệnh táo bón theo Đông y là triệu chứng xuất phát từ tình địa tạng âm hư, huyết nhiệt hoặc…

Thụt mật ong cho trẻ sơ sinh có tác dụng chữa táo bón tức thời nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng phương pháp này Có nên thụt mật ong cho trẻ sơ sinh? Cách thực hiện đúng

Phương pháp thụt mật ong cho trẻ sơ sinh hiện đang được nhiều mẹ áp dụng mỗi khi con bị…

Có nhiều cách sử dụng rau mồng tơi để chữa táo bón cho trẻ Cách chữa táo bón cho trẻ bằng rau mồng tơi hiệu quả trong ngày

Chữa táo bón cho trẻ bằng rau mồng tơi là một trong những mẹo tự nhiên đang được áp dụng…

Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài có sao không? Cách xử lý

Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài có thể là dấu hiệu của bệnh táo bón. Mặc dù hầu…

Thuốc Forlax trị táo bón: Cách dùng, giá bán & lưu ý cần biết

Thuốc Forlax được sử dụng để điều trị táo bón bằng cách làm tăng lượng nước trong ruột, giúp phân…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua