Người bệnh tiểu đường có được ăn cơm không? Ăn gì thay?
Chào bạn, dưới đây là câu trả lời cho bạn:
Người bị tiểu đường có thể ăn cơm nhưng cần giảm liều dùng, đảm bảo nguồn năng lượng phù hợp để hoạt động mà không làm tăng đường huyết.
Chỉ số đường huyết (GI) trung bình của cơm trắng khoảng từ 60 - 80, thường ở mức 73 nên được xếp vào loại thực phẩm có GI cao. Tải lượng đường huyết (GL) trung bình của 100g gạo trắng bằng 56.
Bên cạnh đó gạo trắng chứa ít chất xơ, nhiều tinh bột. Ăn nhiều cơm trắng giúp bạn cảm thấy nhanh no và khỏe, nhưng nó có thể làm tăng đường huyết, tăng nguy cơ đề kháng insulin khi đường huyết dao động biên độ lớn.
Thay vì ăn cơm trắng, người bị tiểu đường có thể ăn gạo lứt và chỉ nên ăn 1 chén cơm mỗi bữa (cung cấp khoảng 45 - 60g carbohydrate).
Hoặc bạn cũng có thể thay cơm bằng những loại thực phẩm sau:
- Các loại rau củ, chẳng hạn như khoai lang, bí đao...
- Súp lơ trắng
- Yến mạch
- Các loại đậu
- Hạt diêm mạch
- Bắp ngọt
- Hạt chia, hạt lanh
- Bún nưa, phở, mì nưa
- Ngũ cốc nguyên hạt...
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bi tiểu đường. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!