Phát triển xây dựng vườn dược liệu bền vững
Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y học cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại. Việt Nam là nước có nền y học cổ truyền lâu đời, với nền y học đó có tiềm năng và vai trò to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên để kế thừa, bảo tồn và phát triển, không những chúng ta cần có một đội ngũ thầy thuốc giỏi mà còn phải có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
Trải qua nhiều bài học lớn trong công tác thu mua dược liệu bán sẵn đó là tình trạng dược liệu không rõ nguồn gốc, không đúng chủng loại yêu cầu, không nắm được khả năng cung ứng thực tế, dược liệu có hiệu quả tác dụng kém và không an toàn, còn chứa dư lượng thuốc trừ sâu, phân hóa học, kim loại nặng, tạp chất gây bệnh…ảnh hưởng lớn tới kế hoạch nghiên cứu, sản xuất.
Vì vậy, Đơn vị đã chủ động đưa ra một chiến lược đầu tư nguồn dược liệu đầu vào ổn định và chất lượng. Bên cạnh đó, đơn vị đã hợp tác rộng rãi với các nhà khoa học, các tổ chức, đơn vị, viện nghiên cứu, các đơn vị đối tác thực hiện các đề tài, dự án phát triển dược liệu nhằm thu được nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, chất lượng cao.
Tung tâm chủ động tổ chức khoanh vùng trồng và chế biến dược liệu sạch (theo OF và GAP) với những dược diệu chủ đạo, quý hiếm ở các địa phương: vườn thảo dược Sa Pa; vườn dược liệu Tam Đảo; Vườn dược liệu Sơn Trà; Vườn quốc quý Tây Bắc nhằm cung cấp dược liệu cho công tác nghiên cứu và sản xuất thuốc thảo dược của đơn vị.
Với cách làm như vậy, Đơn vị Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc trong điều trị đã hoàn toàn chủ động chế biến tại chỗ, bảo tồn các cây thuốc, trồng trọt các dược liệu quý hiếm. Nhờ đó, tạo được nguồn dược liệu ổn định cả về số lượng và chất lượng, tiêu chuẩn hóa và kiểm soát đầu vào nguồn dược liệu, giảm chi phí ổn định chất lượng sản phẩm.
Ðến nay, ngoài một số dược liệu Đơn vị đã tổ chức được vùng trồng quy mô lớn có chất lượng và sản lượng ổn định, vẫn còn những dược liệu chưa tổ chức được vùng trồng nên chưa chủ động được về nguồn nguyên liệu. Hi vọng rằng, trong tương lai sẽ có sự phối hợp giữa ngành y tế và nông nghiệp, lâm nghiệp trong việc trồng cây thuốc theo tiêu chuẩn GAP. Hoạt động này cần có sự tham gia của nhiều địa phương, các nhà quản lý, nhà khoa học, người dân và doanh nghiệp. Cần có giải pháp bảo tồn, phát triển, thuần hóa đưa vào trồng một số dược liệu còn khai thác tự nhiên có nguy cơ cạn kiệt và chính sách đồng bộ của Nhà nước đối với các tổ chức liên quan đến Y Dược cổ truyền, các tổ chức ngoài ngành y tế: nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương,… để có được sự ủng hộ cao trong việc phát triển nguồn dược liệu sạch.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!