Phật thủ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Bên cạnh ý nghĩa tâm linh biểu tượng cho sự may mắn, quả phật thủ còn mang lại nhiều tác dụng hữu ích trong việc điều trị bệnh.

phật thủ
Hình ảnh quả phật thủ

+ Tên khác: Quả phật, tay phật, phúc – thọ – cam, phật thủ cam và phật thủ phiến

+ Tên khoa học: Citrus medica var. sarcodactilis (Noot) Swingle

+ Họ: Cam quýt (Rutaceae)

I. Mô tả về phật thủ

1. Đặc điểm cây 

Phật thủ là loại cây thuộc cây gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình từ 2 – 4 m. Thân cây có gai, cành non có màu tím và cành già có màu xanh. Lá cây có hình trứng với chóp lá hơi tròn, gốc lá thuôn, cuống lá ngắn. Hoa có màu trắng và có mùi thơm, nở vào mùa hạ. Quả phật thủ khá độc đáo nhìn giống bàn tay phật với pgaafn trước mở và tách ra nhìn giống như ngón tay. Quả có màu xanh hoặc vàng sẫm, không có ruột và nước. Phần lõi quả xốp và có vị đắng.

2. Phân bố

Phật thủ là giống cây bản địa của Nhật Bản, Trung Quốc. Hiện nay, quả này cũng được trồng nhiều ở Việt Nam. Ban đầu, quả được tìm thấy ở xã Đắc Sở – Hoài Đức – Hà Nội nhưng sau này được trồng nhiều ở Tây Ninh, Tuyên Quang và Nam Định,…

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phần dùng: Quả, rễ
  • Thu hái: Thu hoạch khi quả còn xanh hoặc ngả vàng
  • Chế biến: Quả đem rửa sạch, thái lát dọc phơi khô
  • Bảo quản: Bảo quản trong bình kín ở nhiệt độ phòng

4. Thành phần hóa học

Cả cây, lá, hoa và quả phật thủ đều có chứa tinh dầu với các thành phần hóa học như vitamin (B1, B6, C, B12, E,…), khoáng chất (bao gồm sắt, kẽm, selen, canxi,…) và hesperosid, lisnonoid,…

phật thủ có ăn được không
Quả phật thủ chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi đối với sức khỏe

II. Vị thuốc phật thủ

1. Tính vị

Tính ôn, vị cay, đắng và chua

2. Quy kinh

Tỳ và Phế

3. Công dụng

Theo Đông y, quả phật thủ có tính ôn, vị cay, đắng và chua, đi vào 2 kinh Tỳ và Phế. Do đó, thuốc có tính năng điều khí toàn cơ thể, giảm ho, kiện vị, long đờm và hòa trung,…

4. Cách dùng và liều lượng

Thường được dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc bột. Liều dùng mỗi ngày 3 – 6 gram.

III. Các bài thuốc chữa bệnh từ phật thủ

+ Điều trị tiêu hóa không tốt, ăn không tiêu

Sử dụng 50 gram quả phúc – thọ – cam đem thái mỏng rồi hong gió khô kết hợp với 12 gram tiểu hồi hương, 12 gram xuyên tiêu, 12 gram sa nhân. Tất cả vị thuốc nêu trên đem tán bột và hòa với nước sôi uống. Mỗi ngày uống 2 lần, uống 2 – 3 ngày, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm

+ Chữa đau bụng do lạnh

Chuẩn bị 15 gram phúc – thọ – cam khô và 30 gram gạo rang sắc thuốc và chia ra uống 3 lần trong ngày.

quả phật thủ chữa bệnh gì
Quả phật thủ giúp chữa đau bụng do lạnh

+ Điều trị đau dạ dày và đau gan

Dùng 10 gram quả phật thủ tươi sắc chung với 6 gram thanh bì và uống. Hoặc cũng có thể dùng 10 gram phật thủ sắc chung với 3 gram cam thảo, 15 gram sa nhân, 6 gram ô dược, 15 gram bạch thược và 10 gram hương phụ.

+ Trị chứng ăn không tiêu, chán ăn, buồn nôn, đau mỏi lưng, ngực sường trướng đau hoặc nhiều đờm

Sử dụng 30 gram quả phúc – thọ – cam đem thái nhỏ và ngâm với 5 lít rượu trong vòng 10 ngày. Cứ cách 5 ngày lấy ra uống 1 lần. Mỗi lần uống khoảng 15 – 20 ml. Nến uốn trước bữa cơm chiều.

+ Chữa ợ hơi

Lấy một ít vỏ quả phật thủ tươi đem ướp một ít đường và nuốt

+ Trị viêm loét dạ dày – hành tá tràng

Sử dụng 30 gram rễ cây phật thủ đem nấu ới dạ dày lợn vừa đủ và ăn

+ Trợ tiêu hóa và kiện tỳ

Dùng một ít phật thủ nấu nước rồi lọc lấy nước nấu cháo với 15 gram gạo và 100 gram đường phèn. Ăn cháo này vào mỗi buổi sáng giúp cải thiện bệnh.

+ Chữa viêm amidan

Dùng 10 gram hoa phúc – thọ – cam, 10 gram hoa tường vi, 10 gram hoa hồng, 6 gram hoa mai. Tất cả các vị thuốc đem sắc và dùng nước uống, ngậm hoặc súc miệng.

+ Điều trị viêm phế quản mạn tính

Sử dụng 1- 2 quả phật thủ tươi đem thái nhỏ và cho bát to. Sau đó cho đường mạch nha với lượng đủ dùng vào và đem hấp cách thủy cho chín nhừ. Mỗi ngày ăn một thìa to, ăn liên tục trong 1 tuần.

+ Trị chứng ho suyễn, có nhiều đờm và khó thở

Dùng 9 – 15 gram quả phật thủ đem sắc chung với 5 – 9 gram củ gừng và 9 gram lá hoắc hương.

+ Điều trị đau bụng kinh

Sử dụng 30 gram phật thủ tươi, 6 gram gừng tươi, 6 gram đương quy và 30 gram rượu gạo. Cho tất cả các vị thuốc vào ấm và thêm lượng nước vừa đủ, sắc và lọc lấy nước uống. Ngoài ra, có thể dùng quả phật thủ ngâm rượu trong 6 tháng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 chén nhỏ.

Quả phật thủ
Quả phật thủ ngâm rượu chữa đau bụng kinh

+ Chữa bệnh nước tiểu đục hoặc đái tháo đường

Dùng 15 – 25 gram rễ cây phật thủ nấu chung với 1 bộ ruột lợn non và ăn

+ Trị động kinh

Lấy 30 gram rễ cây phúc – thọ – cam ninh chung với 1 con gà mái tơ lông trắng đã được làm sạch. Ăn và uống nước trong thời gian ngắn giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

+ Chữa bạch đới ra nhiều

Dùng 30 gram phật thủ ninh chung với lòng lợn dài 0,5 – 1 m. Ăn liên tục trong 5 – 7 ngày.

+ Điều trị say rượu

Sử dụng 30 gram phúc – thọ – cam tươi sắc thuốc uống

IV. Lưu ý khi sử dụng phật thủ chữa bệnh

Khi dùng phật thủ chữa bệnh, người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên rửa sạch dược liệu bằng cách ngâm nước muối pha loãng từ 7 – 10 phút nhằm loại bỏ ký sinh trùng và hóa chất tồn dư trên quả
  • Không nên dùng phật thủ đã trưng trên bàn thờ lâu ngày tránh trường hợp quả bị hư thối
  • Mua quả phật thủ ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng

Phật thủ có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, người bị nhiệt hoặc âm hư không nên dùng tránh trường hợp thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn trước khi sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ là thảo dược quen thuốc có thể điều trị mụn nhọt, viêm gan, kinh nguyệt không đều... Tuy an toàn nhưng vẫn có trường hợp không được…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua