Cây lá dứa (cơm nếp)
Lá dứa được sử dụng phổ biến để tăng hương thơm và mùi vị của món ăn. Nhưng theo y học cổ truyền, loại lá này có khả năng điều trị một bệnh lý về thần kinh, huyết áp và hỗ trợ làm giảm căng thẳng.
- Tên gọi khác: Lá dứa thơm, Cây Cơm nếp, Lá nếp
- Tên khoa học: Pandanus Amaryllifolius
- Họ: Dứa gai – Pandanaceae
Mô tả dược liệu Lá dứa
Dưới đây là một số thông tin cơ bản về cây Lá dứa:
1. Đặc điểm sinh thái
Lá dứa hay còn có tên là Nếp thơm, là thực vật thân thảo, sinh sôi và phát triển ở miền nhiệt đới. Cây Nếp thơm thân dài khoảng 30 – 4 cm, hẹp khoảng 3 – 4 cm, thẳng giống như một lưỡi gươm.
Ở giữa lá chụm lại theo một đường gân dọc theo thân lá. Mép lá không có gai, mặt trên màu xanh sẫm, bóng. Mặt dưới màu xanh hơn, đôi khi được phủ một lớp lông mịn bên ngoài. Lá Nếp thơm mọc thành bụi trên một thân và rễ. Lá có mùi thơm đặc trưng tương tự như mùi cơm nếp, để càng khô lá càng thơm.
Cần phân biết cây Lá dứa thân thảo với cây Dứa (Khóm) cho quả nhiều mắt và lá có gai.
2. Bộ phận sử dụng
Cả thân Lá dứa được ứng dụng để làm dược liệu.
3. Phân bố
Lá dứa phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, nóng ẩm, dưới bóng râm. Tại Đông Nam Á, Lá dứa thường được tìm thấy ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippin.
Ở Việt Nam, Lá dứa mọc hoang và được trồng ở khắp 3 miền. Tuy nhiên, Lá dứa thơm thường phổ biến ở các tỉnh phía Nam để cho vào thức ăn như bánh, kẹo hoặc pha trà.
4. Thu hái – Sơ chế
Cây Nếp thơm có thể thu hái quanh năm. Khi thu hái chọn những lá già, dài, dày và có màu xanh sẫm. Sau khi thu hái mang lá đi rửa sạch, dùng như một loại gia vị trong các món ăn hoặc hãm cùng với nước trà, dùng uống.
5. Bảo quản
Lá Nếp thơm sau khi sơ chế, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó lưu trữ lá ở nơi mát mẻ, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và nơi có nhiều côn trùng, ruồi bọ.
Vị thuốc Lá dứa
1. Tính vị
Cây lá dứa chứa hương xạ đặc trưng mà các loại cây thuộc họ Dứa dại khác không có. Mùi này được hình thành khi một enzym không bền vững bị oxy hóa.
2. Thành phần hóa học
Cây lá dưa chứa một loại enzym không bền vững tạo ra mùi đặc trưng. Ngoài ra, loại thảo dược này còn chứa một số thành phần hóa học khác như:
- Nước
- Chất xơ
- Glycosides
- Alkaloid
- 2-Axetyl – 1 – Pyrrolin
- 3-Metyl-2 (5H) – Furanon
3. Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, Lá dứa có một số tác dụng dược lý như:
- Điều trị đái tháo đường
- Hỗ trợ hệ thống thần kinh
- Trị gàu trên da đầu
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng thấp khớp
- Hỗ trợ giải cảm
- Chống oxy hóa, loại trừ các gốc tự do
Ngoài ra, lá Nếp thơm được sử dụng để nấu nước xông ở phụ nữ vừa sinh con, giúp da hồng hào và tăng cường sức khỏe.
Cách sử dụng và liều dùng cây Lá dứa
Lá Nếp thơm có thể dùng tươi hoặc dùng khô đều được. Loại lá này thường được dùng trong nấu ăn và chữa bệnh.
Nếu dùng tươi, thu hái lá sau đó rửa sạch và sử dụng theo nhu cầu. Nếu dùng khô, người dùng cần rửa sạch lá, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sây khô, bảo quản dùng dần.
Liều lượng:
- Dùng Lá dứa ở một liều lượng thích hợp, không nên lạm dụng. Thông thường nếu cần lấy hương thơm có thể cho 1 – 2 lá vào món ăn hoặc trà.
- Trong các bài thuốc, sử dụng lá Nếp thơm theo liều lượng chỉ định của thầy thuốc hoặc yêu cầu của đơn thuốc.
Bài thuốc từ cây Lá dứa
Lá dứa được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, bao gồm:
1. Bài thuốc điều trị tiểu đường, ổn định đường huyết
Sử dụng lá Nếp thơm với liều lượng vừa đủ, rửa sạch, phơi nắng cho khô. Sau đó thái nhuyễn, nấu nước dùng uống như nước trà mỗi ngày để hỗ trợ điều trị và phòng chống tiểu đường.
2. Chữa thấp khớp
Sử dụng 3 chiếc lá Nếp thơm và một bát nhỏ dầu dừa. Lá Nếp thơm rửa sạch, thái nhuyễn, để ráo nước. Dầu dừa đun nhỏ lửa đến khi nóng thì tắt lửa, cho lá Nếp thơm đã thái nhuyễn vào, khuấy đều. Đợi hỗn hợp nguội thì dùng thoa vào vùng khu vực sưng đau.
3. Thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ lợi tiểu
Lá Nếp thơm rửa sạch, thái nhỏ, chia thành 2 phần bằng nhau. Một phần cho vào máy xay để xay nhuyễn với một lượng nước vừa đủ, sau đó lọc lấy phần nước cốt.
Phần lá còn lại cho vào nồi đun nhỏ lửa, đến khi sôi thì cho thêm đường phèn, khuấy tan. Tắt lửa, chờ đến khi nước ấm thì cho phần nước cốt lá vào, tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi sôi thì tắt bếp.
Chờ đến khi lá nguội hẳn thì dùng uống.
4. Điều trị phong hàn, giải cảm
Lá dứa rửa sạch, đun sôi dùng xông hơi kín để giải cảm.
5. Chữa yếu dây thần kinh
Dùng 3 chiếc lá Nếp thơm, rửa sạch, cắt nhỏ, mang đi sắc với 3 bát nước, khi còn 2 bát thì dùng uống. Nên uống nước khi còn nóng và vào buổi trưa trong ngày.
6. Trị gàu, mảng bám trên da đầu
Dùng 7 chiếc Lá dứa, rửa sạch, giã nát, sau đó cho thêm một ít nước, khuấy đều, lọc lấy phần nước cốt. Thoa nước cốt lá lên da đầu, để yên trong 1 giờ sau đó thoa thêm một lần nữa, để yên chở khô. Gội đầu với nước sạch.
Có thể áp dụng phương pháp này mỗi ngày cho đến khi sạch gàu.
ĐỌC THÊM: Hướng dẫn 5 cách trị gàu và rụng tóc cực hiệu quả tại nhà
7. Hỗ trợ cải thiện cảm giác lo lắng, bồn chồn không yên
Người hay lo lắng, căng thẳng có thể dùng 2 chiếc lá Nếp thơm to sắc cùng với một ly nước, dùng uống. Chất Tannin có trong lá có thể làm dịu căng thẳng và hỗ trợ cải thiện tâm trạng.
Lưu ý khi dùng cây Lá dứa
Mặc dù là một loại thảo dược lành tính nhưng cây lá dứa cần được dùng với liều lượng thích hợp, tránh lạm dụng để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra những bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược nói chung và cây Lá dứa nói riêng sẽ mang đến hiệu quả chậm hơn so với thuốc, kết quả điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa và khả năng đáp ứng thuốc của mỗi người. Chính vì thế việc kiên trì áp dụng bài thuốc là điều cần thiết.
Đối với những trường hợp nặng, bệnh lý cấp tính, người bệnh không nên dùng cây Lá dứa. Thay vào đó hãy dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh nhanh chóng.
Lá dứa là một loại thảo dược quen thuộc và có nhiều công dụng với sức khỏe con người. Tuy nhiên trước khi sử dụng các bài thuốc chứa Lá dứa, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn chi tiết.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- 13 Loại rau thơm người Việt hay dùng và lợi ích với sức khoẻ
- Rau chân vịt (cải bó xôi): Giá trị dinh dưỡng và công dụng
Bình luận (1)
Cho hỏi cây lá cơm nếp này có thể dùng để ngâm rượu được không ạ