Dây bông xanh
Dây bông xanh được biết đến phổ biến với công dụng trang trí cảnh quan. Ít người biết loại cây này còn có hiệu quả điều trị bệnh rất tốt. Theo đông y, dây bông xanh có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm và làm lành vết thương do rắn cắn. Cùng tìm hiểu những thông tinh về dược tính, cũng như hiệu quả của bài thuốc từ cây bông xanh trong bài viết sau.
- Tên gọi: Cây bông xanh, bông báo, madia (H’mông)
- Tên khoa học: Humbergia grandiflora (Rottl et Willd) Roxb
- Họ: cây có hoa thuộc họ Ô rô Acanthanceae.
- Xuất xứ: Đây là loài bản địa có xuất xứ từ Trung Quốc. Sau đó phân bố rộng rãi khắp các nước Ấn Độ, Đông Dương và Myanmar.
Đặc điểm hình thái và dược tính của cây Bông xanh
Mô tả cây Bông xanh
Bông xanh hay gòn gọi là cây bông báo, là một loại cây có thân dây leo, chiều dài thân Bông xanh có thể lên đến 10-15m. Thân bông xanh có hình trụ nhỏ lớn hơn đốt ngón tay, ngoài thân và lá đều có lông. Lá mọc đối xứng, phần cuống lá dài từ 3 – 4cm.
Phiến lá bông xanh có hình bầu dục, một số lá hình tim rõ rệt với phần đầu nhọn, chia nhiều thùy không đều. Mỗi lá dài từ 10- 15cm, chiều rộng từ 5-10cm. Trên phiến lá nổi rõ gân hình chân vịt, gân lá nổi rõ ở mặt dưới, mặt dưới lá bông xanh có lông nhiều hơn.
Cây bông xanh có hoa mọc thành chùm, hoa thường mọc ở kẽ lá và đầu cành. Bông hoa to, có màu xanh hoặc tím nhạt. Hoa thường nở khi điều kiện thời tiết ấm áp, nắng nhiều, đặc biệt là vào mùa hè và thu. Quả của cây bông xanh có hình nang nhẵn, có mũi nhọn dài. Trong tự nhiên, hoa bông xanh sinh sống mạnh mẽ và thường được ứng dụng làm đẹp cho cảnh quan môi trường.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây bông xanh là loài cây mọc hoang và được trồng phổ biến tại nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam. Thông thường, cây sẽ phát triển tốt hơn ở những nơi dãi nắng, thoáng.
Cây bông xanh mọc hoang như loài hoa dại phổ biến tại các vùng hoang dã của Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc có trồng. Người Trung Hoa gọi hoa Bông xanh bằng biệt danh đại hoa lão nha chùy. Cây bông xanh tương đối dễ trồng bằng những mẩu thân dài 15-30cm.
Bông xanh thường được thu hái làm thuốc vào độ cuối hè hoặc cuối thu. Vào mùa đông, thời tiết lạnh cây sẽ không và không còn dược tính đáng kể. Người ta thường hái lá bông xanh dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô làm thuốc. Thông thường bông xanh được thu lượm một lần và sấy khô, hoặc phơi khô, sao vàng hạ thổ trữ dùng dần.
Bộ phần dùng
Dân gian thường dùng lá cây bông xanh để làm thuốc. Lá cây có thể thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô làm thuốc đều phù hợp.
Tính vị, công năng
Đông y ghi nhận cây bông xanh là thảo dược có vị cay, tính bình. Hiệu quả chính là khử phong, giúp điều trị các chứng tích tụ độc tố, vì thế cây thuốc có hiệu quả thải độc là chủ yếu.
Thành phần hóa học
Y học hiện đại đã ghi nhận những dược tính chính có trong cây bông xanh gồm có:
- Lá bông xanh có nhiều kali.
- Hoa bông xanh tươi có chứa acid amin
- Các hoạt chất như acid aspartic, serin, glycin, alanin, valinflavonoid; apigenin- 7 glucuronid, luteolin, anthocyanin, malvidin: đường saccharosa, glucosa, fructosa.
Tác dụng dược lý
- Sắc nước lá bông xanh và thân dây bông xanh tiêm xoang bụng cho chuột nhắt trắng. Ở liều 1g/chuột, trong vòng 24 giờ đầu không thấy chuột có biểu hiện bất thường, cho thấy dây bông xanh không chứa độc tố.
- Thí nghiệm thực hiện trên tiêu bản cô lập hồi trường chuột lang, đối với tử cung của chuột cống trắng, dây bông xanh không có tác dụng rõ rệt.
Công dụng của dây bông xanh trong chữa bệnh
Theo đông y, cây bông xanh có nhiều công dụng điều trị các chứng bệnh liên quan đến nhiệt như mụn nhọt, viêm dạ dày,… Nhờ có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, tiêu độc mà dược tính từ cây bông xanh sẽ giúp vết thương chóng lên da non. Cụ thể những tác dụng của dây bông xanh gồm có:
Chữa mụn nhọt
Cây bông xanh được liệt kê vào nhóm thảo dược giải độc trong Đông y. Đối với chứng mụn nhọt, muốn điều trị triệt để bệnh không tái phát phải tìm tới cái gốc của bệnh. Nặn thoát mủ, điều trị thuốc… là những phương pháp xử lý chống nhiễm trùng cơ bản.
Nếu thể tạng người bệnh thuộc thể nhiệt, cần điều trị bằng thảo dược giải độc lâu dài, cần thanh nhiệt, lương huyết, từ đó nâng cao tạng can (gan) để giúp cơ thể thải hết chất độc. Vì thế sử dụng cây bông xanh nấu nước uống là một biện pháp loại bỏ hoàn toàn mụn nhọt hiệu quả đối với người có thể tạng nóng.
Cách thực hiện: Sử dụng khoảng 10 – 15g bông xanh tươi hoặc khô đem đi sắc nước uống. Mỗi ngày uống khoảng 200ml nước cây bông xanh sẽ nhận thấy tình trạng mụn nhọt giảm nhẹ. Đến khi khỏi hẳn thì có thể dừng sử dụng.
Chữa rắn cắn
Theo dân gian, cây bông xanh chữa rắn cắn rất hiệu quả do thành phần dược chất có tính thải độc của thảo dược này rất đáng kể. Bằng cách đắp lá bông xanh lên vùng da bị rắn cắn trực tiếp, người bệnh sẽ nhận thấy vết cắn giảm sưng đau và loại bỏ được máu bầm tích tụ.
Cách thực hiện: Sau khi phát hiện rắn cắn, nạn nhân dùng khăn buộc chặt chỗ cắn về phía tim để tránh ngăn chất độc đi theo đường máu lên tim. Dùng nước muối rửa và nặn sạch vết máu khu vực bị cắn. Sau đó sử dụng lá bông xanh tươi, đem rửa sạch rồi giã nhỏ, cho vào đắp chỗ rắn cắn, dùng nước lá xoa bóp liên tục tại vùng bị rắn cắn. Đắp ngày 2 lần, đắp trong nhiều ngày đến khi thấy đã ổn định.
Chữa chứng tụ máu bầm
Hiệu quả của hoạt chất flanovoid của cây bông xanh được nhiều người nhận định có thể cải thiện tình trạng tụ máu bầm dưới da do chấn thương hiệu quả. Nếu vết thương hở, người bệnh có thể đắp lá tươi trực tiếp, vết thương tụ máu ẩn dưới da thì có thể tận dụng phương pháp chườm nóng.
Cách thực hiện: Dùng khoảng 100 gram lá bông xanh tươi đem đi thái nhỏ và sao vàng, sau đó cho vào chảo một chút rượu trắng sao cùng đến khi thuốc khô. Cho hỗ hợp này vào túi vải và chườm lên da. Lưu ý để tránh bị bỏng bạn nên chườm khi thuốc nguội một chút.
Chườm đến khu thuốc hết nóng thì cho lên chảo sao vàng chườm lại lần nữa. Ngoài ra vỏ rễ cây bông xanh còn dùng chữa đòn ngã tổn thương, đụng giập. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc.
Chữa đau dạ dày
Một tác dụng được người dân Malaysia ghi nhận về lá bông xanh là khả năng giúp giảm đau dạ dày. Do thành phần dược tính của lá bông xanh có thể trung hoà được lượng axit trong dạ dày, có tác dụng cải thiện tình trạng ợ chua, giúp liền vết loét.
Cách thực hiện: Dùng liều 9-20g rễ mỗi ngày, đem sơ chế rồi sắc cùng 500 ml nước uống. Cách khác, bạn có thể kết hợp rễ bông xanh với 20g phối hợp, 20g rễ sử quân và 20g rễ cỏ tranh thái nhỏ, đem đi phơi khô. Cho tất cả nguyên dược liệu vào sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm thuốc tẩy giun, hỗ trợ tiêu hóa.
Lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ cây bông xanh
Những bài thuốc từ cây bông xanh chỉ được áp dụng theo lời truyền miệng và một số ghi nhận Đông y lâu đời. Vị thuốc chưa được công nhận trong điều trị theo hướng Y học hiện đại. Vì thế để an toàn nhất, chỉ nên dùng lá cây dây bông xanh xử lý ban đầu, sau đó thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Đối với người bị rắn cắn, sau khi đắp thuốc từ lá bông xanh cần đưa đi cấp cứu ngay, tránh chất độc nhiễm lên khi phát hiện ra đã quá muộn. Một số trường hợp bệnh nhân có biểu hiện kháng thuốc, đặc biệt là dược tính tự nhiên từ thảo dược sẽ không đáp ứng điều trị ban đầu.
Với mỗi cơ địa mỗi người, bài thuốc từ cây bông xanh sẽ có tác dụng khác nhau nên có thể phù hợp hoặc không phù hợp. Người bệnh có thể điều trị trong thời gian ngắn hoặc dài khác nhau. Trong thời gian sử dụng, nếu có xảy ra triệu chứng bất thường nên ngưng sử dụng ngay. Người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chuẩn đoán và được tư vấn chuẩn xác nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!