Hành biển

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Trong cây hành biển có một số hoạt chất có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến thận và đường hô hấp. Đồng thời cây chứa nhiều độc tố có thể đe dọa tính mạng nếu người dùng không biết xử lý đúng cách. Một số thông tin đề cấp trong bài viết sau có thể giúp bạn am hiểu hơn về cây thuốc này.

hình ảnh cây hành biển
Hành biển có thành phần dược tính có tác dụng trong điều trị y tế
  • Tên thường gọi: Hành biển.
  • Tên khoa học: Scilla maritima L. (Urginea maritima (L.) Bak.).
  • Họ khoa học: thuộc họ Hành – Hyacinthaceae.

Đặc điểm hình thái của cây Hành biển

Hành biển thuộc nhóm cây thảo mọc thẳng có thể sống nhiều năm. Chiều cao trung bình của hành biển khoảng 18-20cm. Cây không có thân, lá mọc lên từ củ to 10-15cm, màu nâu đo đỏ với nhiều lá vẩy kết hợp. Lá Hành biển hẹp, chiều dài đo được khoảng 30 – 40cm hoặc rộng hơn, bề mặt lá không có  lông.

Hoa của cây mọc thành cụm, mỗi cụm hoa chỉ xuất hiện khi cây trụi lá. Hoa thường nở vào mùa hè, cao 30-150cm. Mỗi bắc lá chứa hoa dài từ 1,2-1,5cm, mỏng và có màu lục mốc mốc. Mỗi bông hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa cao 1cm với màu trắng đục, trong đó hoa có 2 nhị, 3 lá noãn và cuống hoa dài 1,5cm. 

Cây trụi lá vào mùa hè và phát triển những lá mới vào mùa thu đông. Quả nang có 3 góc, mỗi ngăn có 3 – 4 hạt. Bề ngoài cây dễ bị nhầm lẫn với cây cùng họ lan tướng quân.

Bộ phận dùng

Chủ yếu người ra dùng củ – Bulbus Scillae. Trong đa ngành có thể dùng toàn cây.

Nơi sống và thu hái

Cây Hành biển có nguồn gốc sự sống ở Địa Trung Hải, được nhập trồng làm thuốc nhưng cho đến nay vị thuốc này vẫn chưa phát triển rộng. Thời gian thu hái củ vào giữa hoặc cuối mùa hè, trong một lần thu hái với số lượng lớn để phơi khô dùng dần.

Thành phần hóa học

Theo những nghiên cứu của Y học hiện đại, những thành phần hóa dược chính của hành biển có nhiều trong củ. Trong đó chiếm phần lớn là glucoscillaren A, proscillaridin A, scillaren A, scillaridin A, glycoscilliphaêoside, scilliglancoside, scilliphaeoside, scillicoeloside, scillicyanoside, scillazuroside, scillicryptoside. Còn có phytosterol, xalat calcium và quan trọng nhất trong y học là các flavonoid và stigmasterol, 

Tác dụng dược lý

Một số nghiên cứu khẳng định hành biểu tươi có thể gây xung huyết. Nếu làn da tiếp xúc trực tiếp với nhựa cây, bề mặt có biểu hiện bỏng nhẹ, vùng da đỏ và hơi phồng, những tác dụng tại niêm mạc thậm chí còn mạnh hơn.

Mặc dù nguyên nhân gây xung huyết vẫn chưa được xác định cụ thể những nguyên nhân được cho là bởi  oxalat canxi hình kim. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu đã tiến hành lọc để loại hết tinh thể oxalat canxi nhưng tình trạng xung huyết vẫn tái diễn.

Nếu dùng Hành biển sống, bạn sẽ nhận thấy những ảnh hưởng của cây thuốc đến hoạt động của tim. Tương tự như tác dụng của dương địa hoàng nhưng không xảy ra sự tích luỹ, đồng thời hoạt chất của cây Hành biển tác dụng nhanh. Trong vòng 1h, người dùng có biểu hiện chậm mạch, tăng huyết áp, đối với liều độc có thể gây rối loạn nhịp rồi tim ngừng đập ở tâm thu.

Tương tự như dương địa hoàng, hành biển cũng có tác dụng thông tiểu ở mức độ nhất định. Thế nhưng người ta cho rằng hành biển có thể tác dụng trực tiếp trên biểu mô thận. Từ đó không chỉ tăng thể tích nước tiểu mà còn tăng cả lượng urê bài tiết. Từ những tác dụng từ bài tiết mà hành biểu có thể làm tăng bài tiết dịch phế quản, mồ hôi.

Liều độc: Cẩn trọng vì Hành biển có thể gây viêm ống tiêu hoá, nôn mửa, đi ngoài liên tục, tiêu chảy. Đồng thời gây rối loạn hoạt động bài niệu. Người bị viêm thận hay viêm ruột tuyệt đối không sử dụng vị thuốc này.  Những dấu hiệu ngộ độc hành biển gồm có: tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, tiểu tiện ra máu, vô niệu,mạch nhanh và nhỏ, vật vã, có biểu hiện ngừng tim…

Vị thuốc Hành biển

Hành biển được sử dụng điều chế thuốc dưới dạng tươi hoặc khô đều mang lại hiệu quả tương đương. Chủ yếu vị thuốc được dùng trong các bài thuốc Đông Y và chiết xuất trong một số thuốc Tây Y dùng trong y tế. Về đặc điểm và tác dụng của hành biển, do chưa phổ biến được biết đến nên đa số những công dụng của hành biển chưa được ứng dụng rộng rãi. 

Tính vị, tác dụng

Hành biển có vị ngọt và hắc đắng, không mùi, đặc tính mát, cả củ và lá đều hơi độc. Một số dược tính của Hành biển được chiết xuất làm thuốc có tác dụng trợ tim, hỗ trợ long đờm, tiêu viêm. Ở châu Âu và một số quốc gia ở châu Phi, Hành biển được dùng để ngâm lấy nước hoặc sắc hoa cho mục đích diệt sâu bọ.

Ngoài ra tuy không phổ biến nhưng một số loại thuốc Tây y có chiết xuất hành biển được sử dụng với mục đích thuốc thông tiểu, nhất là ở những người bị viêm thận và bí đái nitơ. Bài thuốc kết hợp chữa chứng thũng phổi do khí, ho gà, viêm phế quản. 

Do tính vị của Hành biển vẫn chưa được nghiên cứu Y tế nào khẳng định có thể dùng trong điều trị bệnh trực tiếp nên bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng dược liệu này. 

Tác dụng phụ nào khi dùng Hành biển làm thuốc?

Hành biển tươi có chứa thành phần độc tố đáng kể, với liều dùng vừa đủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạnh. Ở mức độ nhẹ, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, mất vị giác, ăn uống không ngon, tiêu chảy, nôn mửa, choáng váng, thay đổi thị lực, thường bị ảo giác, nhịp tim bất thường và tình trạng phát ban ngoài da. Một số tác dụng phụ được ghi nhận như tình trạng động kinh, nhịp tim tăng cao. 

Nghiêm trọng hơn nó có thể gây viêm ống tiêu hoá nếu bạn ăn trực tiếp lá hoặc củ cây hành biển. Kèm theo đó, bạn có thể gặp phải tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, từ đó dẫn đến nguy cơ viêm thận hay viêm ruột.

Sử dụng quá liều sẽ khiến thận tổn thương và tiểu tiện ra máu,  mạch đập nhanh và nhỏ ảnh hưởng đến tuần hoàn. Do đó, việc sử dụng Hành biển để điều trị như các vị thuốc Đông y khác hiện vẫn chưa được khuyến khích tại Việt Nam.

Một số tác dụng phụ chưa được liệt kê đầy đủ trong bài viết. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo thông tin thêm từ thầy thuốc hay bác sĩ của bạn. Nếu xảy ra một trong những dấu hiệu bất thường kể trên, bạn cần lập tức đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Lưu ý khi sử dụng cây hành biển

  • Không sử dụng nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
  • Khuyến cáo không sử dụng nếu bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Không kết hợp hành biển với bất kỳ loại thuốc nào khác, bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn
  • Người mắc bệnh tim mạch, mức kali thấp hoặc nồng độ canxi trong máu cao nên cân nhắc khi sử dụng.
  • Nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu, vui lòng không sử dụng chế phẩm tươi, khô hay đã điều chế dưới bất kỳ dạng nào.

Hành biển là vị thuốc có dược tính cao, có thể dùng để chữa bệnh nhưng đồng thời thành phần chất độc của cây thuốc có thể phát tán nến bạn dùng không đúng cách. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:

Cây thành ngạnh

Nhân dân Tây Bắc thường sử dụng lá cây thành ngạnh (cây đỏ ngọn) nấu lấy nước uống giúp thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra dược liệu này còn…

Cà Dại Hoa Vàng

Cà dại hoa vàng là một trong những vị thuốc có công dụng điều trị bệnh được sử dụng phổ biến trong Đông y. Ngoài ra, tại nhiều nước trên…

Xạ đen

Xạ đen là một trong số các loại dược liệu sử dụng trong nhiều bài thuốc, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, ưng thư, ổn…
Cây rau má lá rau muống

Cây rau má lá rau muống

Cây rau má lá rau muống là loại cỏ mềm mọc rất nhiều ở các vùng quê, bờ ruộng, bãi hoang... Đặc biệt, Y học cổ truyền còn ghi nhận…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua