Nữ trinh tử

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Nữ trinh tử là quả chín phơi khô của Cây nữ trinh. Vị thuốc này có tác dụng bổ can thận, minh mục, mạnh gân xương và thanh nhiệt, được dùng trong bài thuốc chữa đau nhức xương khớp do can thận bất túc, giảm thị lực, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ, râu tóc bạc sớm,…

vị thuốc nữ trinh tử
Quả chín phơi khô của Cây nữ trinh được dùng làm thuốc, có tên gọi là Nữ trinh tử

  • Tên gọi khác: Nữ trinh, Bạch lạp thụ tử.
  • Tên khoa học: Ligustrum lucidum Ait
  • Tên tiếng Trung: 女 貞 子

Mô tả dược liệu nữ trinh tử

Nữ trinh tử là quả chín phơi/ sấy khô của cây nữ trinh.

1. Đặc điểm của vị thuốc nữ trinh tử

Quả của cây nữ trinh có hình bầu dục hoặc hình trứng, đường kính 0.33cm và dài 0.7 – 1cm. Vỏ ngoài có nhiều vằn nhăn, màu đen. Cần tránh nhầm lẫn loại cây này với cây xấu hổ (cây trinh nữ, cỏ thẹn, mắc cỡ) thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae).

2. Bộ phận dùng

Quả của cây được sử dụng để làm thuốc.

3. Phân bố

Hiện tại nữ trinh tử phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và chưa tìm thấy ở nước ta.

4. Thu hoạch – sơ chế

Thu hái quả vào tiết đông chí, khi hái về đem hầm, phơi nắng cho khô hoặc chưng rượu dùng.

5. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

6. Thành phần hóa học

Dược liệu có chứa glucose, acid palmitic, mannitol và acid oleanolic.

Vị thuốc nữ trinh tử

cây nữ trinh tử
Vị thuốc nữ trinh tử có tác dụng thanh nhiệt, bổ can thận, mạnh gân xương và minh mục

1. Tính vị

Vị đắng, ngọt, tính mát.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Can và Thận.

3. Tác dụng dược lý

– Tác dụng của nữ trinh tử theo Đông Y:

  • Tác dụng: Bổ can thận, thanh nhiệt, minh mục, mạnh lưng gối.
  • Chủ trị: Chứng đau mỏi lưng gối, mắt mờ, tóc bạc, ù tai, điếc tai, hoa mắt chóng mặt.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng điều trị tiểu đường: Axit oleanolic từ dược liệu có tác dụng giải phóng insulin, hạ đường huyết, điều hòa chuyển hóa lipid và điều chỉnh nồng độ glucose ở chuột mắc bệnh tiểu đường.
  • Tác dụng điều trị ung thư gan: Nghiên cứu cho thấy quả của cây trinh nữ tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư gan.
  • Chiết xuất saponin trong dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị nha chu.
  • Dược liệu có tác dụng giảm cholesterol trong máu, chống lão hóa và điều hòa miễn dịch.

4. Cách dùng – liều lượng

Nữ trinh tử được sử dụng ở dạng sắc, chưng hoặc nấu thành các món ăn bồi bổ sức khỏe. Liều dùng thông thường: 6 – 15g/ ngày.

Một số Bài thuốc – Món ăn chữa bệnh từ nữ trinh tử

vị thuốc nữ trinh tử
Nữ trinh tử được sử dụng trong bài thuốc và món ăn trị đau nhức xương khớp, liệt dương, tóc bạc,…

1. Bài thuốc trị chứng giảm thị lực và hoa mắt do can thận âm hư

  • Chuẩn bị: Trạch tả 8 -12g, đơn bì 8 – 12g, thục địa 20 – 32g, phục linh 8 – 12g, hoài sơn 10 – 16g, sơn thù 10 – 16g, câu kỷ tử và nữ trinh tử mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

2. Bài thuốc trị âm hư nội nhiệt

  • Chuẩn bị: Mẫu đơn bì và địa cốt bì mỗi vị 15g, nữ trinh tử và sinh địa mỗi vị 20g.
  • Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, cho vào ấm và sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

3. Bài thuốc bồi bổ can thận, giúp đen tóc

  • Chuẩn bị: Đương quy, kỷ tử, nữ trinh tử, sinh địa, thục địa, ngưu tất, mạch môn và thiên môn mỗi vị 30g, hà thủ ô 100g và đậu đen 50g, rượu 35 độ 3 lít.
  • Thực hiện: Cho các vị vào bình với rượu, sau đó đun sôi, tắt bếp và dùng nút bịt kín miệng bình. Sau đó ngâm trong vòng 15 – 30 ngày, chắt lấy rượu để uống. Mỗi lần uống 20 – 30ml, ngày dùng 2 lần.

4. Bài thuốc giúp bổ thận, trị đầu váng mắt hoa và lưng đau

  • Chuẩn bị: Hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) và nữ trinh tử mỗi vị 100g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu đồ chín, phơi cho khô (nếu thực hiện được 9 lần thì tốt). Sau đó sấy khô, tán thành bột mịn và làm thành hoàn. Mỗi ngày uống từ 10 – 15g, có thể chia thành 2 lần uống.

5. Bài thuốc chữa chứng tăng huyết áp

  • Chuẩn bị: Ngưu tất, tang ký sinh, hy thiêm, nữ trinh tử, hà thủ ô (chế), sa uyển tật lê, sinh địa, huyền sâm, hạn liên thảo và sinh bạch thược mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

6. Canh xương lợn đỗ trọng nữ trinh tử trị thoái hóa khớp, dính khớp và cải thiện chức năng vận động ở người cao tuổi

  • Chuẩn bị: Xương lợn 250g, đỗ trọng 15g và nữ trinh tử 20g.
  • Thực hiện: Cho 2 dược liệu vào vải xô, gói lại sau đó đem hầm với xương lợn cho đến khi chín nhừ. Lấy bã thuốc ra, nêm nếm gia vị vừa ăn, có thể cho thêm cà rốt và khoai tây vào. Chia thành 2 lần ăn và dùng hết trong ngày.

7. Rượu nếp ngâm nữ trinh tử chữa suy nhược và điều trị chứng mất ngủ

  • Chuẩn bị: Rượu 30 độ 1 lít và nữ trinh tử 1kg.
  • Thực hiện: Đem ngâm trong 7 – 10 ngày là dùng được. Mỗi lần uống 20 – 30ml, ngày dùng từ 1 – 2 lần.

8. Xương bò hầm nữ trinh tử thích hợp cho bệnh nhân thiếu máu do mất máu nhiều

  • Chuẩn bị: Gạo tẻ 100g, xương bồ 250g, nữ trinh tử 15g, đại táo 50g và cỏ nhọ nồi 30g.
  • Thực hiện: Đem sắc cỏ nhọ nồi và nữ trinh tử lấy nước, vớt bỏ bã rồi đem nước sắc hầm đại táo, xương bò và gạo tẻ cho đến khi chín nhừ. Cuối cùng thêm gia vị và đường vào, ăn 1 lần/ ngày. Dùng món ăn này liên tục trong 20 ngày trị mất máu hiệu quả.

9. Bài thuốc chữa đau đầu, đau lưng mỏi gối, râu tóc bạc sớm và đau đầu

  • Chuẩn bị: Tang thầm 15g, nữ trinh tử 12g và cỏ nhọ nồi 10g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.

10. Bài thuốc trị chứng di tinh, huyết trắng nhiều, lưng đau gối mỏi, thận hư, suy nhược

  • Chuẩn bị: Câu kỷ tử, nữ trinh tử, đỗ trọng và thục địa.
  • Thực hiện: Sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

11. Bài thuốc trị cườm mắt, giảm thị lực

  • Chuẩn bị: Cúc hoa, câu kỷ tử, nữ trinh tử, sa tật lê, quyết minh tử, sinh địa và cốc tinh thảo mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

12. Bài thuốc trị can thận âm hư khiến mắt mờ, đục thủy tinh thể

  • Chuẩn bị: Quyết minh tử 15g, nữ trinh tử 12g, câu kỷ tử 12g, sa uyển tử 12g và bạch tật lê 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

13. Bài thuốc trị bệnh liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng

  • Chuẩn bị: Nữ trinh tử, ngũ gia bì, hoài sơn, thạch hộc, câu kỷ tử, sâm bố chính, tục đoạn, ba kích thiên, ngưu tất mỗi vị 8g, trâu cổ 12g và sâm cau 20g.
  • Thực hiện: Sắc uống, chia thành nhiều lần uống và dùng trước khi ăn.

14. Bài thuốc giúp cải thiện chức năng gan

  • Chuẩn bị: Kê nội kim 9g, nấm linh chi 12g và nữ trinh tử 15g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 1 lít nước trong vòng 60 phút, chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

15. Bài thuốc trị đau lưng mỏi gối do thận hư

  • Bài thuốc 1: Cát căn, đan sâm và nữ trinh tử mỗi vị 15g, hoàng bá, kỷ tử và xuyên đoạn mỗi vị 12g, tang ký sinh 30g, hoàng tinh 14g, hà thủ ô 10g, đương quy 10g. Đem các vị sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị bạch thược, mẫu đơn, a giao, xuyến thảo, câu kỷ tử, xích thược và nữ trinh tử mỗi vị 10g, kê huyết đắng, sinh địa, thục địa và ngẫu tiết mỗi vị 30g, hạ liên thảo 12g. Đem sắc uống hằng ngày.

16. Bài thuốc điều trị đau bụng kinh

  • Chuẩn bị: Uất kim 5g, bạch thược, nữ trinh tử, xuyên luyện tử, huyền sâm, địa cốt bì, xích thược và sinh địa hoàng mỗi vị 15g, mẫu đơn bì và cỏ nhọ nồi mỗi vị 12g, mã tiền thảo 30g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang, dùng liên tục 3 ngày trước kỳ kinh.

17. Bài thuốc trị chứng viêm cột sống có gai xương do can thận bất túc

  • Chuẩn bị: Sơn thù du, nữ trinh tử, câu kỷ tử và đương quy mỗi vị 10g, mộc hương 6g, kê huyết đằng 30g, bạch thược, nhục thung dung, thục địa, ngưu tất, cốt toái bổ và lông cu li mỗi vị 15g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

18. Bài thuốc chữa chứng hoa mắt, đau đầu và chóng mặt

  • Chuẩn bị: Cúc hoa 8g, mẫu lệ, sinh địa và thạch quyết minh mỗi vị 16g, ngưu tất, nữ trinh tử và bạch thược mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Sắc với 800ml nước còn lại 200ml. Mỗi lần uống 100ml, ngày dùng 2 lần.

19. Bài thuốc chữa chứng phế hư, cơ thể sốt nhẹ, ho nhiều và mệt mỏi

  • Chuẩn bị: Thiên môn đông 4.5g, mạch môn 4.5g, sa sâm 12g, nữ trinh tử 6g, hạnh nhân, sơn dược và ngọc trúc mỗi vị 9g, phục linh 6g, bối mẫu 6g, thiên thảo căn 6g, ngũ vị tử 3g, nhân sâm 3g.
  • Thực hiện: Tán bột mịn, uống thuốc bột kèm với nước sắc từ ngó sen.

20. Bài thuốc trị gan nhiễm mỡ

  • Chuẩn bị: Trạch tả và đương quy mỗi vị 15g, nữ trinh tử 20g, cỏ nhọ nồi 30g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

21. Bài thuốc chữa xuất huyết tử cung

  • Chuẩn bị: Thăng ma 6g, phúc bồn tử 15g, kinh giới (sao) 10g, thục địa 15g, nữ trinh tử 15g, sinh địa 15g, bạch thược 15g, hoàng kỳ 60g, cỏ nhọ nồi 30g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Những điều cần lưu ý khi dùng bài thuốc từ nữ trinh tử

  • Không dùng cho trường hợp dương suy, tỳ vị kém và tiêu chảy do hàn.
  • Người có chức năng gan suy giảm nên sử dụng hạt nữ trinh ngâm rượu.
  • Cây nữ trinh khác cây trinh nữ (mắc cỡ), vì vậy cần tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

Các nghiên cứu về vị thuốc nữ trinh tử mới chỉ dừng lại ở mức sơ bộ. Vì vậy trước khi áp dụng bài thuốc từ dược liệu này, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để hạn chế tình trạng sử dụng các bài thuốc không có hiệu quả về mặt lâm sàng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:

Dế

Dế là vị thuốc Đông y có tính hàn, vị mặn thường được ứng dụng để điều trị táo bón, sỏi đường tiết niệu, bí tiểu và hỗ trợ các trường…
con cà cuống

Cà cuống

Cà cuống là một loại côn trùng có kích thước lớn, còn có tên là đà cuống hay long sắt. Loại côn trùng này đem lại nhiều tác dụng tốt…

Mướp khía

Cây mướp khía có nhiều đặc tính dược lý nên không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà còn được dân gian tận dụng để trị viêm xoang,…
Cây đuôi công

Cây đuôi công

Cây đuôi công từ lâu được biết đến là loại thực vật được tận dụng để làm dược liệu giúp chữa trị một số bệnh lý như đau nhức khớp,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua