Thốt nốt

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Thốt nốt là loại cây được trồng chủ yếu với mục đích làm nguyên liệu chế biến đường rượu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, loại cây này còn được sử dụng để làm vị thuốc lợi tiểu, hỗ trợ điều trị đau họng, trị giun…

dược liệu thốt nốt
Hình ảnh cây và quả thốt nốt – Một vị thuốc với nhiều công dụng

Mô tả cây dược liệu thốt nốt

1. Đặc điểm thực vật

Thốt nốt là cây có thân dạng cột và được chia làm từng khoanh ngắn, độ cao có thể lên tới 30m. Trên phía ngọn của cây sẽ có một tán lá xòe rộng.

Lá cây có cuống to dài và có gai, phiến hình quạt tua chẻ làm 2 ở phần đầu. Mặt lá có màu xanh đậm và bong mỡ ra tương tự như tàu lá cọ.

Cụm hoa của cây là những buồng mo. Buồng đực mang nhánh có chứa nhiều hoa hơn so với buồng cái. Buồng cái mặc dù có ít hoa nhưng hoa lại lớn hơn.

Quả của cây là dạng bạch tròn có màu nâu sẫm, chứa 3 hạt hóa gỗ dẹp và có một lỗ thủng ở phía đỉnh. Cây đực thường không có quả nhưng vẫn có hoa. Và phần hoa của cây đực thường ra được khoảng 1 tháng thì teo lại.

2. Bộ phận dùng

Cuống của cụm hoa, dịch cây và rễ là những phần được sử dụng phổ biến để làm vị thuốc.

3. Phân bố

Loại dược liệu này được trồng tương đối nhiều ở Ấn Độ, Campuchia, Lào… Ở nước ta, cây thốt nốt được trồng phổ biến nhất ở các tỉnh miền Nam, nhiều nhất là từ Tây Ninh cho đến vùng Đồng Tháp, Kiên Giang.

4. Thu hái và sơ chế

Các bộ phận của cây thốt nốt có thể thu hái quanh năm. Đối với cụm hoa, người ta sẽ cắt 1 đoạn đầu hoa khoảng bằng đốt ngón tay rồi buộc ống vào. Để trong suốt 1 đêm thường sẽ thu được khoảng 1 lít nước thốt nốt.

6. Thành phần hóa học

Mỗi bộ phận của cây sẽ có chứa những thành phần hóa học cụ thể như sau:

  • Phần nhựa cây có chứ acid succinic.
  • Quả có chứa polysacharit.
  • Phần thịt quả chứa chất đắng FlabeliferinF
  • Nước chảy ra từ phần bông mo chứa nhiều đường sacaroza.

Vị thuốc thốt nốt

1. Tính vị

Các tài liệu y học cổ cho rằng phần rễ cây có vị ngọt và tính bình.

2. Quy kinh

Hiện chưa tìm thấy tài liệu ghi chép.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

  • Hỗ trợ và khôi phục sức khỏe cho hệ thống tiêu hóa.
  • Tốt cho da.
  • Hỗ trợ điều trị chứng đau nửa đầu.
  • Ngăn ngừa táo bón.
  • Giúp cho xương khớp chắc khỏe hơn.
  • Chống lại cảm cúm.
  • Tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Theo y học cổ truyền:

  • Chữa sốt và lợi tiểu, có thể dùng trong trường hợp có kèm theo viêm tấy, lá lách to.
  • Tác dụng nhuận tràng.
  • Chữa vàng da, tiểu tiện khó khăn.

4. Cách dùng – liều lượng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng các bộ phận của cây với liều lượng khác nhau. Cách dùng phổ biến nhất là sắc với nước trên lửa nhỏ để uống trong ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu thốt nốt

Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng thốt nốt:

1. Bài thuốc nhuận tràng

Đây là một trong những bài thuốc mẹo được áp dụng rất phổ biến từ lâu đời. Vào buổi sáng sớm, cắt cụm hoa của cây rồi lấy phần nước chảy ra từ bộ phận này.

công dụng của thốt nốt
Nước từ cụm hoa thốt nốt có tác dụng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa

Dùng nước thu được uống trực tiếp không chỉ có tác dụng giải khát mà còn giúp nhuận tràng và ngăn ngừa chứng táo bón. Bởi trong nước chiết từ cụm hoa thốt nốt có một số thành phần được cho là hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.

2. Hỗ trợ điều trị viêm họng

Mỗi ngày lấy 1 miếng nhỏ đường thốt nốt để ngậm và nuốt. Loại đường này có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và giữ cho họng không bị khô rát.

Ngậm đường thốt nốt là cách đơn giản giúp đẩy lùi dần triệu chứng sưng đau do viêm họng gây ra.

3. Bài thuốc lợi tiểu

  • Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị khoảng 50g rễ cây thốt nốt. Đem rửa thật sạch, thái thành từng khúc. Cho vào ấm sắc chung với 3 bát nước trên lửa nhỏ đến khi chỉ còn 1 bát. Uống trực tiếp khi nước thuốc còn ấm nóng, mỗi ngày 1 thang duy nhất. Dùng liên tục trong 1 tuần.
  • Bài thuốc 2: Cần chuẩn bị 50g cây thốt nốt non đem rửa sạch và thái khúc. Tiếp đến cho vào ấm sắc trên lửa nhỏ cùng với 3 bát con nước đến khi còn 1 bát thì ngưng. Uống trực tiếp nước thuốc khi còn ấm mỗi ngày 1 thang. Duy trì liên tục trong suốt 1 tuần.
  • Bài thuốc 3: Cần chuẩn bị khoảng 100g vòi hoa thốt nốt. Thái nguyên liệu thành từng lát mỏng. Cho vào ấm sắc chung với 600ml nước trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút. Chia lượng thuốc thu được thành nhiều lần uống trong ngày. Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang liên tục trong khoảng 1 tuần.

4. Bài thuốc trị giun đũa

  • Chuẩn bị: Cuống cụm hoa thốt nốt.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đi nướng nóng rồi vắt lấy nước. Thêm 1 ít đường và uống vào buổi sáng, 100ml mỗi lần uống, ngày 1 lần duy nhất. Với bài thuốc này thì chỉ cần uống trong vài ngày là có thể ra giun.

Thốt nốt mặc dù được cho là dược liệu có nhiều công dụng tốt trong điều trị bệnh nhưng bạn hãy luôn cẩn trọng khi dùng. Thông tin mà bài viết tổng hợp được về loại dược liệu này chỉ có giá trị tham khảo. Tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thốt nốt để chữa bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:

Chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa…

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử…

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua