Cây rau mương: Đặc điểm, hình ảnh và các tác dụng trị bệnh
Theo Y học cổ truyền, cây rau mương có tính mát, thường được sử dụng như một bài thuốc chữa đau dạ dày H.Pylori, đau khớp và các ệnh về đường ruột. Bên cạnh đó, với nhiều tác dụng đa dạng, thảo mộc tự nhiên này còn được dùng kiểm soát triệu chứng tiêu chảy, viêm họng, viêm amidan, bệnh tiểu đường và nhiều bệnh lý khác.
Tên khác: Rau mương nằm, rau mương đất, rau mương thon, rau lục
Tên khoa học: Ludwigia prostrate
Bộ: Sim
Họ: Rau dừa nước (Onagraceae)
Tổng quan về cây rau mương
Đặc điểm sinh thái
Rau mương là loại thảo dược có chiều cao trung bình khoảng 25 – 50 cm. Cây mọc thẳng đứng, có phân nhánh, trong đó thân và cành có 4 góc tù. Lá cây rau mương màu xanh lục, hình dải – ngọn giáo, thuôn dài và có mũi nhọn. Hoa có màu trắng thường mọc ở nách lá và mọc thành cụm, mỗi cụm có từ 1 – 8 bông, không có cuống. Quả nhẵn, hình trụ và hơi phồng lên ở đỉnh. Mỗi quả có chiều dài 2 – 3 cm.
Phân bố
Cây rau mương thường mọc và phát triển chủ yếu ở các vùng đất ngập nước, ven sông, ao hồ, ruộng lúa…. Rau mương là loại thảo mộc có vòng đời ngắn nên sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Sau khi thu hoạch, cây rau mương có thể tự sinh trưởng trở lại từ các mầm gốc hoặc hạt, tạo ra những cây mới.
Thông thường, vị thuốc tự nhiên này thường tìm thấy nhiều ở Quảng Ninh, Huế, Lào Cai, Quảng Trị hoặc các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long,…
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
- Bộ phận dùng: Toàn thân
- Thu hái: Cây rau mương rất dễ trồng, sức sống cao lại có vòng đời ngắn nên có thể thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng vị thuốc và tăng tác dụng chữa bệnh, tốt nhất nên thu hái rau mương vào mùa hè thu
- Chế biến: Sau khi thu hái xong đem rửa sạch, để ráo, thái khúc và phơi khô
- Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
Thành phần hóa học
Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào xác định thành phần hóa học tồn tại trong cây rau mương
Vị thuốc
Tính vị
Tính mát, vị ngọt, hơi sít
Tác dụng dược lý của cây rau mương
Theo Y học cổ truyền, cây rau mương có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, trừ thấp, tiêu sưng, có tính mát, hỗ trợ giảm tình trạng tiêu chảy và lỵ rất hiệu quả. Ngoài ra, thảo mộc tự nhiên này còn có công dụng giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh như:
- Đau khớp
- Ho gà
- Mụn
- Giảm chứng đau nhức cơ răng
- Tiểu đường
- Viêm họng
- Viêm ruột
- Đau dạ dày có yếu tố H.Pylori
Cách dùng và liều lượng
- Cách dùng: Cây rau mương chữa bệnh thường được sử dụng dưới dạng bài thuốc sắc, giã nát nát hoặc nhai nuốt tươi.
- Liều dùng: Dược liệu khô 20 – 40 gram, còn dược liệu tươi 40 – 50 gram
6 Bài thuốc chữa bệnh từ cây rau mương hiệu quả và lành tính theo kinh nghiệm dân gian
1. Cây rau mương trị dạ dày do vi khuẩn H. Pylori
Sử dụng cây rau mương có hoa vàng với chiều cao trung bình khoảng 1 mét đem rửa sạch, phơi khô và sao vàng hạ thổ. Sau đó, sắc thuốc và uống đều mỗi ngày, giúp giải quyết triệu chứng đau và khó chịu do bệnh đau dạ dày gây nên.
2. Chữa bệnh tiểu đường
Sử dụng 15 gram rau mương, 15 gram chuối hột, 15 gram dây mây, 10 gram lá vú sữa tím, 15 gram lục bình, 10 gram cam thảo nam và 20 gram khổ qua. Tất cả các vị thuốc cho vào ấm, thêm 3 chén nước và sắc cạn còn 8 phân thì tắt bếp, lọc lấy thuốc và chia đều ra uống 2 lần vào buổi sáng và chiều.
3. Hạ đường huyết
Sử dụng độc vị của cây rau mương đem phơi khô và sao sơ. Sau đó lấy hãm với nước sôi và uống như trà mỗi ngày.
4. Chữa viêm họng, viêm amidan
Sử dụng một nắm lá cây rau mương đem rửa sạch và nhai nuốt chung với ít muối. Mỗi ngày nhai một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm thì dừng.
5. Trị tiêu chảy, đầy bụng
Dùng lá cây rau mương đem rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng. Sau đó, giã nát và vắt lấy nước cốt uống
6. Điều trị mụn nhọt, áp xe và chín mé
Lấy một ít lá và thân rau mương, rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng 5 – 10 phút. Sau đó giã nát và đắp lên nốt mụn từ 10 – 15 phút. Đồng thời, bệnh nhân nên lấy 30 – 40 gram cây rau mương khô sắc thuốc uống.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng cây rau mương điều trị bệnh
Trong quá trình sử dụng cây rau mương hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh, người dùng cần lưu ý những điều sau đây:
- Không nên tự ý dùng cây rau mương điều trị bệnh khi chưa tham khảo ý kiến từ bác sĩ Đông y
- Mặc dù lành tính nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe, bệnh nhân không nên quá lạm dụng cây rau mương. Tốt nhất nên sử dụng đúng liều lượng và thời gian đẻ tránh gây nên những đáng tiếc không mong muốn xảy ra
- Tính hiệu quả mà bài thuốc từ cây rau mương mang lại còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng sức khỏe của từng đối tượng bệnh. Do đó, người bệnh không nên đặt hoàn toàn niềm tin vào loại thảo dược tự nhiên này
- Trong trường hợp sử dụng cây rau mương thời gian dài mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện thăm khám để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng cây rau mương
Uống nhiều cây rau mương có tốt không?
Dùng cái gì quá nhiều cũng không tốt và với việc sử dụng rau mương để điều trị bệnh cũng vậy. Mặc dù việc uống rau mương có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần sử dụng đúng cách và với liều lượng phù hợp. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Những tác dụng phụ của cây rau mương có thể gặp khi sử dụng?
Cây rau mương là một vị thảo mộc khá lành tính và an toàn đối với cơ địa nhiều người, nhưng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng không hợp lý như:
- Rối loạn tiêu hóa: Uống quá nhiều nước ép rau mương có thể gây tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu ở một số người.
- Tương tác thuốc: Rau mương có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
- Gây dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với rau mương, biểu hiện qua các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, khó thở…
Cây rau mương có ăn được không?
Hoàn toàn có thể ăn được bởi rau mương là một loại rau xanh quen thuộc và rất phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Nó không chỉ được dùng làm rau sống mà còn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nấu canh, xào, luộc…
Bà bầu hoặc đang cho con bú uống cây rau mương được không?
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú có thể sử dụng cây rau mương, nhưng cần phải thận trọng. Theo kinh nghiệm dân gian, rau mương được cho là có tính mát, giải nhiệt, tốt cho tiêu hóa.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học đầy đủ và cụ thể về tác dụng của rau mương đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó trước khi dùng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Nước cây rau mương trẻ em uống được không?
Trẻ em có thể uống nước cây rau mương nhưng chỉ nên cho trẻ uống với liều lượng hợp lý, khoảng 50-100ml mỗi lần và chỉ 1-2 lần/tuần. Rau mương phải được rửa sạch, luộc chín hoặc sắc nước cẩn thận để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn.
Tránh cho trẻ ăn rau mương sống và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt với trẻ dưới 1 tuổi hoặc trẻ có vấn đề về tiêu hóa, để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Những thông tin về cây rau mương chỉ mang tính chất tham khảo, bởi vị thảo mộc này cho đến nay vẫn chưa được nhà khoa học nghiên cứu cụ thể. Do đó, trước khi muốn sử dụng thảo dược này, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để xác định tính hiệu quả từ các bài thuốc dân gian.
Có thể bạn quan tâm
Bình luận (5)
muốn mua 1 cân 0909717484 gọi tôi
Xin bác sỹ cho tôi biết thời gian dùng rau mương để chữa bệnh viêm dạ dày HP là bao nhiêu lâu ? Xin cảm ơn !
Ra bờ ruộng hoặc bãi bờ hái rất nhiều. Mình cũng lấy về phơi đang uống được 5 ngày rồi nhưng chưa biết thế nào
Mình muốn mua cây nay ở đâu bán! Thank!
Đang uống thuốc tây trị dạ dày có thể uống được cây rau mương không ạ???