Cây cối xay

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Y học dân gian không còn quá xa lạ với cây cối xay. Đây là một loại thảo dược dễ tìm, dễ sử dụng nhưng mang lại nhiều công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh.

Cây cối xay là cây gì?

Cối xay hay còn được gọi với tên khác là cây đằng xay, cây kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo hay quỳnh ma.

Tên khoa học của cối xay là Ahutiỉon indicum (L.) G. Don (Sida indica L.).

Cây thuộc họ Bông.

Thảo dược thuộc họ Bông
Thảo dược thuộc họ Bông

Đặc điểm: Cây cối xay có dáng nhỏ mọc thành bụi, cao chừng 1-1.5m. Thân cây và các bộ phận của cây cối xay được phủ một lớp lông măng. Lá cây mềm, có hình tim đầu nhọn dày rộng chừng 10 cm. Hoa có màu vàng dáng to, thường mọc ở kẽ lá, đơn màu vàng, cuống hoa dài bằng cuống lá. Đài 5 răng không có tiểu đài. Nhị nhiều. Nhụy gồm tới 20 lá noãn, mỗi lá noãn chứa tới ba hạt, nhẵn, màu đen nhạt hình thận.

Phân bố: Loại cây này mọc hoang ở khắp nơi trong cả nước và thường gặp ở các bờ rào, bãi hoang, chân đồi, nương rẫy. 

Thu hái: Cối xay sau khi thu hái về đem rửa sạch đất, cắt khúc ngắn, dùng tươi hoặc phơi sấy khô để dùng dần. Hoa của cối xay nở vào khoảng tháng 2 đến tháng 4, ra quả vào tháng 4 – 6. 

Tính vị: Theo Đông y, loại dược liệu trên vị hơi ngọt, tính bình

Thành phần hóa học: Trong tinh dầu chiết xuất từ dược liệu có chứa các chất như alemen,b-pinen, borneol, caryophyllen oxyd, cineol, geraniol, feranyl aceta,…

Hạt chữa raffinose 1,6% và 4,21% dầu nửa khô, chủ yêu slaf glycerid của acid linileic, oleic, palmitic stearic. Lá chứa chất nhầy cùng với asparagin. Rễ giàu dầu béo.

Cây có vị ngọt, tính bình
Cây có vị ngọt, tính bình

Cách sử dụng cây cối xay:  Thông thường lá của cây  tươi được sử dụng để giã nát, đắp ngoài da chữa mụn nhọt. Bên cạnh đó cối xay khô cũng được sử dụng để sắc nước uống. Bộ phận thường dùng gồm cả thân rễ và lá.

Liều lượng: Ngày dùng 10-15g dưới dạng thuốc sắc. Với cách bôi ngoài da có thể cân chỉnh lượng vừa đủ không quá dày. 

Cây cối xay có tác dụng gì?

Dựa trên các nghiên cứu Đông y, thảo dược này có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc cơ thể, hoạt huyết, long đờm, thường được dùng trong việc điều trị các bệnh cảm mạo do phong nhiệt, đau đầu, tiểu tiện màu bất thường, hiện tượng đái rắt buốt, phù thũng, dị ứng, ngứa ngáy ngoài da,…

Ngày nay cối xay được công nhận là một vị thuốc nam, có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Một số công dụng nổi tiếng không thể bỏ qua của thảo dược này bao gồm: 

  • Cây cối xay chữa sỏi thận: Công dụng này có được nhờ vào tác dụng lợi tiểu làm tăng số lượng nước tiểu. Lưu ý chỉ nên áp dụng cho dạng sỏi thận có kích thước nhỏ, chưa xuất hiện biến chứng như tiểu ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thận…
  • Bên cạnh đó dược liệu này cũng hỗ trợ đẩy lùi chứng tiểu buốt, tiểu dắt
  • Cây cối xay chữa ù tai nhờ khả năng cải thiện thính lực.
  • Với tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm cây được dùng để chữa mụn nhọt, viêm da
  • Ngoài chườm khăn, xoa bóp hay cạo gió,… bạn có thể dùng dược liệu để điều trị bệnh nhức đầu, cảm sốt.
Dược liệu mang nhiều công dụng chữa bệnh
Dược liệu mang nhiều công dụng chữa bệnh

Các bài thuốc từ cây cối xay

Cây cối xay được sử dụng như một dược liệu trong các bài thuốc chữa bệnh. Tiêu biểu trong đó có các bài thuốc như:

  • Điều trị cảm, sốt, đau đầu do phong nhiệt: 

Cách 1: Chuẩn bị cây cối xay 12 – 16gr,  kim ngân hoa 12gr, lá tre 8gr, bạc hà 6gr, kinh giới 8gr, sắc chung cùng với 750ml nước, cho đến khi cạn còn 250ml, chia thành 2 lần, sử dụng trước bữa ăn. 

Cách 2: cối xay, chỉ thiên mỗi vị 20gr, bạc hà 10gr, cam thảo 5gr, gừng tươi dùng 3 lát, sắc nước để uống trong ngày. Dùng liệu trình trong 3-5 ngày.

  • Bài thuốc từ cây cối xay chữa ù tai

Chữa đau tai, điếc: Cối xay lấy 60gr, nấu với thịt heo. Đối với tật tai điếc, dùng phần rễ cây cối xay kết hợp mộc hương cùng vọng giang nam, mỗi vị 60gr, nấu chung cùng với đuôi lợn, sử dụng để ăn với cơm.

Chữa chứng đau, ù tai, giảm thính lực: Dùng phần quả cối xay 30gr (hoặc với cây tươi dùng toàn cây tươi 60gr), nấu canh hoặc súp với thịt heo nạc như một món ăn chung với cơm.

  • Cách dùng cây cối xay để chữa bệnh sỏi thận:

Bài thuốc này sử dụng lá, hoa và quả của thảo dược cối xay đã được sơ chế, phơi khô. Hằng ngày lấy một lượng thuốc vừa đủ sắc cùng 1,5 lít nước. Chia thành 2-3 phần để uống trong ngày. Cần lưu ý không nên sử dụng quá liều lượng là 1,5 lít/ngày. Sử dụng trong vòng 2 tháng sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện đặc biệt với tình trạng đau thận, sỏi thận… 

  • Cải thiện chứng bí tiểu, tiểu rắt hay tiểu buốt bởi thấp nhiệt: 

Cây cối xay 30gr, bông mã đề, rễ tranh mỗi loại 20gr, râu ngô 12gr, cỏ mần trầu 8gr, rau má 12gr, sắc cùng với 650ml nước, đến khi cạn còn tầm 250ml, chia ra 2 lần, uống vào trước bữa ăn. Dùng trong 10 ngày.

Tác dụng lợi tiể,thanh nhiệt, trị sỏi thận...
Tác dụng lợi tiểu,thanh nhiệt, trị sỏi thận…
  • Chữa bệnh đau xương khớp: 

Lá cối xay khô, rễ xấu hổ mỗi loại 5gr, rau muống biển, rễ cỏ xước, lá lạc tiên, lá lốt lấy mỗi loại 3gr. Sơ chế và thái nhỏ, phơi khô các dược liệu, dùng để hãm nước uống thay trà dùng trong ngày. Dùng liên tục trong 1 tháng.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Dùng rễ cây cối xay 200gr, sắc thật đặc, uống khoảng 1 chén thuốc nhỏ, phần còn lại sử dụng lúc nóng để xông hậu môn, cẩn thận tránh bị bỏng. Khi nước c ấm thì dùng ngâm rửa, thực hiện 5-6 lần/ngày.

  • Cải thiện bệnh mề đay:

Cây cối xay lấy 30gr, thịt heo nạc 100gr, hầm chung cho chín, dùng trong khoảng 7 – 10 ngày.

Trên đây là một số công dụng và cách sử dụng dược liệu được chúng tôi tổng hợp. Tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh khác nhau ở mỗi người mà có thể lựa chọn bài thuốc phù hợp từ cây cối xay. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Chia sẻ:

Cúc áo

Hoa Cúc áo mọc hoang trong tự nhiên, thường được ứng dụng để điều trị đau răng, phong tê thấp, ngộ độc, phù thũng, cảm mạo, đau dạ dày. Ngoài…

Cây đa lông

Cây đa lông thường được thu hái lá, búp non hay tua rễ để làm thuốc điều trị các bệnh lý như viêm mũi xoang, sỏi thận, vàng da... Dưới…

Rau bợ

Rau bợ có vị ngọt, đắng, tính mát, thường được dùng để nấu canh, xào hoặc ăn sống trong những ngày nắng nóng. Ngoài ra loại rau này còn được…

Cúc mốc

Cây cúc mốc có màu xám trắng đặc trưng nên thường được trồng để làm cảnh. Ngoài ra thảo dược này còn có nhiều công dụng hữu ích và được…

Bình luận (2)

  1. Việt phan
    Việt phan says: Trả lời

    Ở Nam Định, Ninh Bìnhh có câu “Phạm phòng uống lá cối xay, ba hoàn cứt chuột khỏi ngay tức thì”. Đề nghị Vietfarm xem xét câu này có thực dụng không để bổ túc vào các bài thuốc dân gian.

  2. Nguyễn Trang
    Nguyễn Trang says: Trả lời

    Trẻ 2 tuổi bị táo bón dùng fdk nước sắc cối xay kg ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua