Bệnh Vôi Hoá Cột Sống

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHẠM HUY THÀNH

Bác sĩ điều trị

Vôi hóa cột sống là hiện tượng tích tụ canxi trên các mấu ngang, dây chằng trên thân cột sống, hình thành gai xương. Đốt sống cổ và lưng là 2 vị trí có nguy cơ bị vôi hóa cao nhất. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng teo cơ, liệt chi. 

Vôi hóa cột sống
Vôi hóa cột sống là hiện tượng tích tụ canxi tại các dây chằng, mấu ngang trên thân cột sống

Tổng quan

Vôi hóa cột sống là bệnh lý cột sống thuộc nhóm thoái hóa và mọc gai xương cột sống. Cơ chế gây bệnh do quá trình tích tụ, lắng đọng canxi trên các dây chằng nối, mấu ngang đốt sống.

Hiện tượng này kéo dài khiến các đốt sống kém linh hoạt, chèn ép lên các rễ dây thần kinh, mạch máu kèm theo thoái hóa khớp gây đau nhức dữ dội. Tùy từng vị trí đốt sống bị vôi hóa sẽ được biểu hiện bằng các triệu chứng khác nhau. Một số vị trí cột sống có nguy cơ vôi hóa cao như: nhóm đốt sống cổ (C1-C2, C3-C4, C4-C5), nhóm đốt sống thắt lưng (L1-L2, L3-L4, L4-L5, L5-S1).

Nguyên nhân & Yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Bệnh vôi hóa cột sống được hình thành từ quá trình tích tụ canxi, bám trên các dây chằng, mấu ngang, mấu gai. Khi các xương dưới sụn tổn thương đến một cấp độ nhất định sẽ làm biến đổi cấu trúc cột sống và hình thành gai xương.

Vôi hóa cột sống
Cột sống bị vôi hóa được hình thành từ những tổn thương thoái hóa do lão hóa, chấn thương, ngồi lâu, ít vận động...

Nhưng căn nguyên sâu xa nhất gây ra vôi hóa cột sống lại chính là do các tổn thương thoái hóa cột sống như:

  • Lão hóa
  • Ảnh hưởng từ bệnh thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, hẹp cột sống thắt lưng, viêm xương khớp...
  • Chấn thương, va đập mạnh
  • Lao động nặng
  • Thừa cân béo phì
  • Ngồi quá lâu một chỗ
  • Lười vận động
  • ...

Yếu tố nguy cơ

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như:

  • Người cao tuổi, người trung niên;
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh;
  • Giới tính, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới;
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý xương khớp;

Triệu chứng & Chẩn đoán

Các triệu chứng vôi hóa cột sống rất khó để nhận biết chính xác vì tương đối giống với các bệnh lý tổn thương cột sống khác. Các biểu hiện đặc trưng gồm:

  • Cứng khớp, cử động khó khăn ngay tại vị trí đốt sống bị vôi hóa;
  • Đau buốt dữ dội, có thể lan sang những khu vực xung quanh như hông, đùi, chân...;
  • Tê bì tay chân, ngứa ran - dấu hiệu của tổn thương các dây thần kinh liên chi và tủy sống;
  • Kèm theo hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, ù tai nếu vôi hóa cột sống kèm theo gai cột sống;

Vôi hóa cột sống
Đau nhức, tê bì, cứng khớp là những triệu chứng đặc trưng của bệnh vôi hóa cột sống

Chẩn đoán vôi hóa cột sống dựa vào các triệu chứng lâm sàng trên kết hợp với thực hiện các bài test vận động kiểm tra dáng đi, khom lưng, cúi người, xoay người, gập cổ...

Đồng thời, thực hiện một xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết:

  • Chụp X quang
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Chụp cắt lớp vi tính CT scan

Biến chứng & Tiên lượng

Vôi hóa cột sống kéo dài, không điều trị có thể gây ra:

Vôi hóa cột sống
Vôi hóa cột sống kéo dài gây biến chứng teo cơ, liệt chi nếu không điều trị sớm

  • Thoát vị đĩa đệm: Đốt sống bị tổn thương, rễ dây thần kinh bị chèn ép khiến lớp đĩa đệm cũng bị tác động tiêu cực, dễ bị thoát vị và phồng lồi ra ngoài.
  • Hẹp tủy sống: Canxi tích tụ hình thành các gai xương, ngày càng phát triển tăng kích thước làm thu hẹp không gian tủy sống. Thậm chí thay đổi toàn bộ cấu trúc cột sống gây đau nhức dữ dội.
  • Rối loạn tiền đình: Vôi hóa cột sống cổ là một trong những tác nhân gây rối loạn tiền đình. Các gai xương đè ép lên mạch máu, cản trở tuần hoàn mang máu lên não và gây rối loạn hệ thống tiền đình. Đặc trưng với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, suy giảm trí nhớ, suy nhược cơ thể, mất ngủ...
  • Teo cơ, bại liệt: Hệ thống dây thần kinh cột sống bị tổn thương không hồi phục khiến chức năng dẫn truyền tín hiệu đến các cơ khớp suy giảm. Theo thời gian dẫn đến teo cơ, tàn phế vĩnh viễn.

Vôi hóa cột sống là bệnh lý cột sống không quá nguy hiểm và đáp ứng điều trị bằng phác đồ phù hợp. Ngược lại, nếu không kiên trì điều trị, bệnh sẽ tiến triển dai dẳng nhiều năm, đau nhức triền miên, gây phiền toái không nhỏ đến sức khỏe, sinh hoạt và công việc, thậm chí gây tàn phế vĩnh viễn.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị vôi hóa cột sống là ưu tiên các biện pháp nội khoa, bảo tồn cấu trúc và chức năng cột sống tự nhiên. Tùy theo thời điểm phát hiện mà kết quả điều trị khác nhau.

Vôi hóa cột sống
Áp dụng điều trị nội khoa cho bệnh nhân vôi hóa cột sống đem lại hiệu quả cao mà không cần phẫu thuật

1. Điều trị bảo tồn 

Hầu hết những trường hợp bị vôi hóa cột sống đều ở mức độ nhẹ và chữa khỏi được bằng các biện pháp nội khoa.

  • Nghỉ ngơi: Nằm nghỉ ngơi tại chỗ, nằm nệm cứng vừa, không quá mềm, nằm trong tư thế ngửa thoải mái để giảm cơn đau cấp.
  • Dùng thuốc Tây:
    • Nhóm thuốc giảm đau: ibuprofen, paracetamol, aspirin (acid acetylsalicylic), codein & tramadol;
    • Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs):  diclofenac, aspirin, acetaminophen;
    • Nhóm thuốc giãn cơ: rocuronium, succinylcholine, pipercuronium, vecuronium;
    • Thuốc bồi dưỡng sụn khớp: Glucosamine, Chondroitin...;
    • Tiêm Steroid tại khớp giúp cắt cơn đau nhanh chóng trong trường hợp bùng phát cơn đau cấp;
  • Vật lý trị liệu: Áp dụng khi cơn đau đã thuyên giảm được vài ngày hoặc vài tuần giúp hỗ trợ phục hồi chức năng cột sống.
    • Bằng các bài tập yoga;
    • Bài tập kéo giãn cơ;
    • Chiếu tia hồng ngoại;
    • Dùng máy chiếu xung điện;
    • Nhiệt hoặc điện trị liệu;

2. Điều trị ngoại khoa

Rất ít trường hợp bị vôi hóa cột sống phải phẫu thuật để điều trị. Phương pháp này được chỉ định cho những bệnh nhân phát sinh biến chứng chèn ép rễ dây thần kinh, và teo cơ bại liệt. Phẫu thuật được cân nhắc và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm do phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.

Mục tiêu phẫu thuật vôi hóa cột sống là loại bỏ gai xương và các yếu tố gây chèn ép dây thần kinh, giải phóng áp lực, cải thiện triệu chứng và phục hồi cấu trúc đốt sống. 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất là mổ hở truyền thống và mổ nội soi.

Phòng ngừa

Trừ yếu tố liên quan đến lão hóa, bệnh vôi hóa cột sống có thể phòng ngừa được khi áp dụng các biện pháp sau:

  • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho hệ xương khớp thông qua thực đơn ăn uống hàng ngày và các sản phẩm thực phẩm chức năng.
  • Nói không với rượu bia, chất kích thích.
  • Vận động đúng tư thế, nhất là khi làm việc, chơi thể thao... luôn giữ lưng thẳng và tránh chấn thương.
  • Tập thể dục mỗi ngày, chọn những bộ môn vừa sức và tập đúng kỹ thuật.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng giúp giảm áp lực lên cột sống phòng ngừa vôi hóa cột sống.

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

Các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến khích bệnh nhân chủ động đặt những câu hỏi dưới đây khi đi khám vôi hóa cột sống:

1. Tôi mắc bệnh gì?

2. Vôi hóa cột sống là bệnh gì?

3. Các triệu chứng về bệnh hiện tại của tôi là nặng hay nhẹ?

4. Tôi cần thực hiện những xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh?

5. Phác đồ điều trị vôi hóa cột sống dành cho tôi như thế nào?

6. Phương pháp điều trị bệnh tốt nhất mà tôi có thể áp dụng là gì?

7. Điều trị mất bao lâu tôi có thể lấy lại khả năng vận động và sức khỏe bình thường?

8. Chi phí điều trị bao nhiêu?

9. Tôi nên làm gì và không nên làm gì trong quá trình điều trị?

10. Có cần tái khám không? Khi nào tái khám?

Vôi hóa cột sống là một dạng thoái hóa cột sống điển hình. Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không can thiệp điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường. Do đó, hãy chủ động thăm khám sớm ngay khi phát hiện các biểu hiện bất ổn để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, bảo tồn chức năng vận động.

Chia sẻ:
Hội Chứng Plica
Hội chứng Plica là tình trạng gây ảnh hưởng đến sức khỏe khớp gối. Đặc trưng bởi tình trạng viêm một nếp gấp bên trong khớp gối, gây sưng viêm,…
Bệnh thoát vị đĩa đệm Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về cột sống…
Loãng xương Bệnh Loãng Xương
Loãng xương là một tình trạng khiến xương trở nên…
Bệnh U nang xương đơn độc
U nang xương đơn độc là bệnh lý lành tính…
Khô khớp Bệnh Khô Khớp

Khô khớp là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý xương khớp, phổ biến nhất là thoái…

Bệnh Viêm Bao Hoạt Dịch

Viêm bao hoạt dịch là bệnh lý xương khớp phổ biến. Thường xảy ra ở các vị trí như khớp…

Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay

Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay có thể xảy ra ở bất kỳ ai và thông qua nhiều…

Bệnh Xương Thủy Tinh

Xương thủy tinh hay xương giòn là bệnh lý về xương hiếm gặp do rối loạn cơ chế sản xuất…

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHẠM HUY THÀNH

Bác sĩ điều trị

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua