Chụp CT phổi cho bé có hại không? Liệu có để lại di chứng
Chào bạn, với câu hỏi chụp CT phổi cho bé có hại không, bác sĩ giải đáp như sau:
Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) là một kỹ thuật chẩn đoán rất hiệu quả trong việc phát hiện và đánh giá chi tiết những tổn thương ở phổi, bao gồm cả đám mờ và những tổn thương rất nhỏ, khó phát hiện ở phổi.
Chụp cắt lớp vi tính phổi sử dụng tia X nên việc bệnh nhân bị nhiễm xạ là điều gần như không thể tránh khỏi. Tuy nhiên lượng phóng xạ ở mỗi lần chụp là rất thấp, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
So với người lớn, trẻ em nhạy cảm với phóng xạ hơn. Bên cạnh đó lượng phóng xạ này cũng mang tính tích lũy. Chính vì thế mà việc chụp CT phổi cho trẻ em chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết, tránh chụp 2 lần liên tiếp trong một khoảng thời gian ngắn.
Một số trường hợp bị dị ứng thuốc cản quang khi chụp cắt lớp phổi có tiêm thuốc, nhưng hầu hết sẽ tự khỏi sau vài ngày. Đối với khả năng bị ung thư, tỉ lệ mắc ung thư sau khi chụp CT ở trẻ rất nhỏ, chỉ khoảng 2 trên 10.000 trường hợp.
Mặc dù vậy để đảm bảo an toàn, các bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT khi thực sự cần thiết, lợi ích cao hơn so với rủi ro ở trẻ và liều lượng tia phóng xạ sẽ được xem xét giảm đến mức thấp nhất có thể. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nếu có thêm bất kỳ câu hỏi nào.
Thông tin đến bạn!
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!