Nong bao quy đầu là gì? Khi nào? Cách nong cho trẻ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Nong bao quy đầu là một trong những phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu được áp dụng phổ biến cho trẻ em. Trẻ có thể được điều trị tại bệnh viện hoặc phụ huynh thực hiện tại nhà theo hướng dẫn bác sĩ.

Nong bao quy đầu là gì?

Nong bao quy đầu là gì?
Trẻ bị hẹp bao quy đầu có thể thực hiện nong bao quy đầu tại bệnh viện hoặc thao tác tại nhà

Nong bao quy đầu dùng để chỉ việc làm rộng bao quy đầu cho bé để làm vệ sinh và giúp bé đi tiểu dễ dàng hơn. Đối với những trẻ dưới 2 tuổi, nếu trẻ có hiện tượng hẹp sinh lí không cần nong tại bệnh viện, người nhà chỉ cần tuột nhẹ bao quy đầu về phía sau để mỗi lần đi vệ sinh dễ dàng và không để lại cặn nước tiểu trong dương vật của trẻ. Ngoài ra đối với những trường hợp hẹp quá khít khiến bé tiểu phải rặn mạnh, trẻ la khóc khi đi tiểu, lúc này phụ huynh nên thực hiện phương pháp nong bao quy đầu để lỗ tiểu rộng ra 1 chút giúp bé đi tiểu dễ dàng hơn.

Khi thực hiện nong, bác sĩ sẽ xịt thuốc tê tại chỗ trước khi nong để bé bớt đau nếu bao quy đầu của bé hẹp quá khít. Thời gian nong bao quy đầu thường diễn ra trong khoảng 3-5 phút, thao tác nong nhẹ nhàng và ít đau. Tuy nhiên đối với những trẻ có phần bao quy đầu quá hẹp thì khi nong, có thể phần đầu của bao quy đầu của bé sẽ rướm máu và đau nhiều hơn.

Trẻ sau khi nong sẽ được bôi hoặc dùng thuốc giảm đau dạng uống, kết hợp với thuốc thoa (là thuốc kháng viêm tại chỗ) để giảm cơn đau nhanh cho bé nên phụ huynh không nên lo lắng thái quá. Khi điều trị bằng phương pháp nong hoặc điều trị cơ bản không hiệu quả thì mới áp dụng đến phương pháp phẫu thuật. Nếu như trẻ lớn, kèm theo tình trạng da quy đầu xơ chai, hẹp quá khít sẽ không được khuyến khích nong vì kết quả hạn chế, dễ làm chảy máu da quy đầu.

Xem thêm: Cách chữa hẹp bao quy đầu tại nhà không cần phẫu thuật

Hướng dẫn phương pháp nong bao quy đầu cho trẻ

Hướng dẫn phương pháp nong bao quy đầu cho trẻ
Các bước thực hiện nong bao quy đầu đơn giản có thể áp dụng tại nhà cho trẻ

Nong bao quy đầu tại bệnh viện 

  • Lần đầu: Trẻ được nong bao quy đầu bằng tay và gây tê tại chỗ bằng gel Xylocain 2%, thuốc gây tê dạng xịt Lidocain 10%.
  • Rửa sạch bã và bôi trơn bao quy đầu bằng kem bôi Betamethasone 0.05%.
  • Trường hợp khó, nhân viên y tế chỉ cần nong nhẹ cho thấy lỗ tiểu.
  • Sau nong bao quy đầu, trẻ được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau (paracetamol) + kem Betamethasone 0.05%

Cách nong bao quy đầu bằng tay

  • Áp dụng cách nong bằng tay ngày 2 – 3 lần, phương pháp nong cần được thực hiện trong 3 tháng. 
  • Nên thực hiện nong bao quy đầu, mỗi khi đi tắm cho bé nên bôi một ít dầu hoặc kem làm mềm phần bao quy đầu. 
  • Phụ huynh dùng hai ngón tay kẹp bao quy đầu của trẻ kéo lên phía trước và đưa về phía sau một cách nhẹ nhàng. Phụ huynh nên thực hiện trong chậu nước để trẻ cảm thấy dễ chịu và bớt đau hơn.

Thực hiện nong bao quy đầu bằng thuốc

Thực hiện nong bao quy đầu bằng thuốc
Sử dụng thuốc mỡ giúp hỗ trợ nong bao quy đầu an toàn và không gây tổn thương cho trẻ
  • Nhóm thuốc được sử dụng là gel Xylocain 2% hoặc xịt thuốc tê Lidocain 10%. Sau khi vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng sẽ dùng đến kem Betamethasone 0,05%.
  • Phụ huynh cần bôi thuốc cho bé mỗi ngày 2 – 3 lần và sử dụng kéo dài trong một tháng. Sau khi bôi thuốc, phụ huynh dùng tay kéo giãn bao quy đầu nhiều lần sẽ giúp tuột bao quy đầu dễ dàng hơn.

Có nên nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà?

Như đã đề cập, trong một số trường hợp đơn giản thì phụ huynh hoàn toàn có thể thực hiện nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà.

Ngoài ra nếu thực hiện nong bao quy đầu tại nhà, phụ huynh cần đảm bảo sự kiên nhẫn và áp dụng phương pháp thường xuyên. Tuy nhiên nếu người bệnh tiến hành không đúng cách, hoặc ngại đụng vào chỗ đau của con để tập nong thì khả năng bao quy đầu bị hẹp trở lại hoàn toàn có thể xảy ra.

Có nên nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà?
Phụ huynh có thể thực hiện nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ

Những biến chứng thường xảy ra khi nong bao quy đầu sai cách là:

  • Biến chứng cấp tính: Vùng kín của trẻ bị chảy máu, sưng phù, nhiễm trùng, kèm theo đó là tổn thương quy đầu hoặc niệu đạo ngay sau thủ thuật.
  • Dị tật mãn tính: Tình trạng tổn thương bao quy đầu ở trẻ em có thể để lại sẹo xấu, tái phát hẹp da quy đầu, thậm chí là hẹp lỗ tiểu hoặc rò niệu đạo.

Đọc thêm: Cắt bao quy đầu có làm giảm khoái cảm không? Sau bao lâu thì quan hệ

Khi nào nên nong bao quy đầu cho bé?

Hẹp bao quy đầu khá phổ biến ở trẻ em, nhưng không phải trẻ nào bị hẹp bao quy đầu cũng cần phải nong:

  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi bị hẹp bao quy đầu sinh ký không cần nong tại bệnh viện, người nhà có thể tuột nhẹ bao quy đầu của bé từng chút mỗi ngày để giúp trẻ đi tiểu dễ hơn.
  • Trong trường hợp trẻ trên  2 tuổi nhưng không hẹp quá nhiều, da quy đầu còn mềm mại thì phụ huynh nên chủ động tự nong bao quy đầu tại nhà, kết hợp sử dụng thuốc mỡ.
  • Trường hợp trẻ hẹp quá khít khiến trẻ muốn tiểu và phải rặn mạnh, hoặc quy đầu thường xuyên bị viêm nhiễm thì nên đến cơ sở y tế để nong nhẹ lỗ tiểu rộng ra một ít.
  • Đối với những trẻ lớn có phần da quy đầu đã xơ chai, kèm theo hẹp quá khít thì không nên nong vì hiệu quả hạn chế.

Đôi khi có thể xuất hiện những biến chứng đặc thù gồm có: Tình trạng sẹo xấu sau cắt, chảy máu da quy đầu, nhiễm trùng vết mổ. 

Nong bao quy đầu hết bao nhiêu tiền?

Tình trạng bao quy đầu

  • Trong trường hợp trẻ có chỉ bị hẹp, nghẹt hoặc dài bao quy đầu đơn thuần thì việc nong bao quy đầu sẽ được thực hiện đơn giản, nhanh chóng.
  • Đối với những trẻ bị kèm thêm các chứng viêm nhiễm cơ quan sinh dục như viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo, viêm phần phụ… cần thời gian điều trị lâu hơn, trẻ sẽ được chữa trị viêm nhiễm trước khi tiến hành nong. 

Địa chỉ thực hiện nong bao quy đầu

  • Khi tiến hành nong bao quy đầu, bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, chất lượng cao để khám, vì thế chi phí điều trị còn phụ thuộc vào khoản phí dịch vụ, phí phòng vip… 
  • Phụ huynh không nên chọn những địa chỉ điều trị có mức giá thấp, cơ sở thiết bị không đảm bảo. Mức chi phí ban đầu có thể thấp hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. 

Mức độ phục hồi của bệnh

  • Sau khi thực hiện nong bao quy đầu, thời gian hồi phục ở mỗi trẻ sẽ khác nhau. Nếu như kiên trì thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi của bệnh. 
  • Đối với những trẻ có sức đề kháng yếu, khả năng miễn dịch thấp thì thời gian phục hồi chậm hơn.

Biểu hiện bình thường và bất thường sau khi nong bao quy đầu cho trẻ

Biểu hiện bình thường và bất thường sau khi nong bao quy đầu cho trẻ
Sau khi nong bao quy đầu mà trẻ có biểu hiện đau nhức kéo dài, khó đi tiểu cần kiểm tra và thăm khám sớm

Biểu hiện bình thường sau nong bao quy đầu ở trẻ

Trong trường hợp nong bao quy đầu được thực hiện đúng cách, lớp bao da sẽ giãn dần, trẻ sẽ không bị đau hoặc chỉ hơi khó chịu một chút. Bề mặt ngoài quy đầu không bị sưng hay viêm nhiễm, chảy máu. Nếu được điều trị tốt sẽ tránh xảy ra  tình trạng nong bao quy đầu bị sưng phồng, trẻ không bị sang chấn về tinh thần hay sang chấn tại chỗ.

Thời gian hồi phục sau khi nong sẽ phụ thuộc vào mức độ hẹp bao quy đầu ở trẻ, trung bình là khoảng 1 – 3 tháng. 

Biểu hiện bất thường sau nong bao quy đầu ở trẻ

  • Quy đầu của trẻ bị chảy máu, rách bao quy đầu
  • Nong bao quy đầu bị sưng phồng, Tổn thương miệng sáo.
  • Thắt nghẽn bao quy đầu, dính, sẹo xơ.
  • Quy đầu có mùi, dịch hoặc mủ là những dấu hiệu viêm nhiễm bao quy đầu.

Nếu như trẻ có những dấu hiệu đau hay chảy máu bất thường, cần đưa trẻ đi khám để xử lý ngay, tránh xảy ra biến chứng nhiễm trùng.

Gợi ý: Cách vệ sinh bao quy đầu đúng cách tránh tình trạng viêm nhiễm

Vệ sinh bao quy đầu đúng cách sau khi nong cho trẻ

Vệ sinh bao quy đầu đúng cách sau khi nong cho trẻ
Phụ huynh lưu ý chăm sóc đúng cách để tránh viêm nhiễm bao quy đầu sau điều trị

Để vệ sinh vùng kín cho trẻ, phụ huynh không nên sử dụng các loại nước vệ sinh có độ cồn cao. Thông thường chỉ cần dùng nước sạch và xà phòng để rửa bên ngoài là đủ. Hạn chế để dương vật trẻ tiếp xúc với tăm bông, xối nước mạnh hoặc sử dụng thuốc diệt khuẩn.

Đối với trẻ nhỏ chưa lộn bao quy đầu, khi tắm cho bé, phụ huynh nên lau rửa bộ phận sinh dục giống như những phần của cơ thể rồi lau khô. 

Đối với những trẻ lớn đã lộn bao quy đầu, phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ cách tự vệ sinh, tắm rửa để hạn chế tổn thương đến dương vật.  Nhẹ nhàng vuốt ngược da quy đầu về phía bụng và rửa phần ở dưới, sau đó lau khô. Tiếp tục với thao tác vuốt xuôi bao quy đầu để trả nó về vị trí cũ.

Trên đây là những thông tin về phương pháp nong bao quy đầu cho tre cũng như cách nong an toàn tại nhà. Phụ huynh nên lưu ý chăm sóc trẻ đúng hướng dẫn để tránh tình trạng nhiễm trùng, tổn thương xảy ra trong quá trình nong. 

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Cắt bao quy đầu kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh lành?

Người mới cắt bao quy đầu nên kiêng ăn thịt bò, trứng, rau muống, đồ ngọt, gia vị cay. Bên…

dính bao quy đầu Dính bao quy đầu là gì? Nguy hiểm không? Cách xử lý

Dính bao quy đầu xảy ra thường là do viêm nhiễm hay các vấn đề bất thường khác ở bộ…

Bao quy đầu bị đỏ là bị gì? Cách chữa ra sao? Bao quy đầu bị đỏ có sao không? Cần làm gì?

Bao quy đầu bị đỏ là dấu hiệu của những bệnh lý nam khoa nguy hiểm. Bệnh nhân tuyệt đối…

cách vệ sinh bao quy đầu Cách vệ sinh bao quy đầu đúng cách – Tránh viêm nhiễm

Nắm được cách vệ sinh bao quy đầu đúng sẽ giúp nam giới chăm sóc tốt hơn cho dương vật…

Khi nào cắt chỉ bao quy đầu? Tiến hành ở đâu? Có cần cắt chỉ bao quy đầu? Thực hiện ở đâu?

Cắt chỉ bao quy đầu được thực hiện khi nam giới đã được cắt bao quy đầu bằng phương pháp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua