Khám Phụ Khoa Có Đau Không Mà Sao Nhiều Chị Em Sợ?
Khám phụ khoa là điều khiến nhiều chị em phụ nữ lo sợ sẽ gặp phải tình trạng đau đớn, khó chịu,… Tuy nhiên, khám phụ khoa hoàn toàn không gây ra tình trạng đau đớn. Bệnh nhân có thể chỉ cảm giác hơi khó chịu vì dụng cụ y tế tác động.
Khám phụ khoa có đau không?
Khám phụ khoa (định kỳ) là cách giúp phụ nữ kiểm tra sức khỏe và phát hiện mầm móng bệnh ung thư, viêm nhiễm, góp phần bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Khám phụ khoa là hoạt động khám bệnh dành cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi: trước khi lập gia đình, khi đã lập gia đình, khi bước vào độ tuổi mãn kinh,…
Khám phụ khoa sẽ được chia ra thành hai khu vực khám:
- Khám cơ quan sinh dục trên: Tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng.
- Khám cơ quan sinh dục dưới: Cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, màng trinh, niệu đạo.
Bằng các thiết bị và dụng cụ y khoa, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm, thủ thuật, siêu âm,… để kiểm tra các bộ phận của cơ quan sinh dục.
Rất nhiều người thắc mắc rằng, “khám phụ khoa có đau không?”. Chúng tôi xin trả lời, khám phụ khoa hoàn toàn không đau đớn. Người bệnh có thể chỉ gặp phải cảm giác khó chịu khi bác sĩ chuyên khoa dùng các dụng cụ y khoa để thăm khám sâu bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ có thể sẽ mang tâm lý e ngại, hồi hộp khi khám phụ khoa. Tuy nhiên, điều này cũng không khiến cho cơ thể hoặc cơ quan sinh dục cảm thấy đau đớn.
Chính vì thế, phụ nữ cần khám phụ khoa định kỳ để có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân và điều trị các bệnh lý phụ khoa ngay khi được phát hiện.
Khám phụ khoa định kỳ là cách tự quan tâm, chăm sóc cho sức khỏe của chính mình. Theo các chuyên gia sức khỏe, phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ 2 lần/năm.
Tham khảo thêm: Đặt Thuốc Phụ Khoa Bao Lâu Thì Tan? Khi Nào Phát Huy Tác Dụng
Quy trình khám phụ khoa
Khám phụ khoa bao gồm các thủ thuật, xét nghiệm sau: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm tế bào cổ tử cung, kiểm tra viêm nhiễm âm đạo và âm hộ, siêu âm tử cung, siêu âm buồng trứng,…
Sau đây là toàn bộ quy trình khám phụ khoa:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ hỏi thăm về tình trạng sức khỏe, tuổi tác, tình trạng hôn nhân của người khám. Lúc này, bạn cần cho bác sĩ biết bạn bao nhiêu tuổi, đã quan hệ tình dục chưa, đã kết hôn chưa,…
- Bước 2: Khám sức khỏe tổng quát: đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thử máu, thử nước tiểu.
- Bước 3: Quan sát âm hộ để xem có các dấu hiệu da liễu bất thường hay không.
- Bước 4: Bác sĩ khám âm đạo và cổ tử cung bằng dụng cụ mỏ vịt để xem có các biểu hiện của viêm nhiễm âm đạo hay không.
- Bước 5: Bác sĩ dùng tăm bông để lấy dịch âm đạo và xét nghiệm.
- Bước 6: Bác sĩ dùng bàn chải nhỏ để lấy một ít tế bào ở cổ tử cung và mang đi xét nghiệm.
- Bước 7: Siêu âm các cơ quan nội tạng.
- Bước 8: Xem xét tình trạng sức khỏe, kết quả xét nghiệm, sau đó đưa ra chẩn đoán, kết luận.
- Bước 9: Nếu bạn mắc phải bệnh lý phụ khoa nào đó, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định điều trị.
- Bước 10: Bệnh nhân quay lại tái khám và quay lại khám định kỳ vào những lần sau.
Lưu ý, khi khám phụ khoa, phái nữ cần thành thật trả lời những câu hỏi của bác sĩ đặt ra trong suốt quá trình khám. Người bệnh cũng cần chủ động cho bác sĩ biết các triệu chứng bất thường của cơ thể như: kinh nguyệt không đều, ngứa âm hộ, đau rát âm đạo,…
Việc chia sẻ chi tiết các thông tin sức khỏe liên quan sẽ giúp việc chẩn đoán, lên phác đồ điều trị đảm bảo chính xác, hiệu quả nhất.
Đọc thêm: Ngứa phụ khoa: Hướng dẫn cách điều trị tại nhà
Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh phụ khoa
Các bệnh lý phụ khoa sẽ gây ra những khó chịu trong sinh hoạt đời sống. Nếu không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, phụ nữ có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, vô sinh, hiếm muộn,…
Để phòng ngừa các bệnh lý phụ khoa, phụ nữ hãy chú ý đến chế độ sinh hoạt, vệ sinh hàng ngày:
- Tắm gội hàng ngày, vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh vùng kín;
- Sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ để tránh viêm nhiễm, mắc các bệnh xã hội,…;
- Thay quần áo mỗi ngày, đặc biệt là quần lót;
- Sử dụng và thay băng vệ sinh đúng cách;
- Mặc quần lót có chất liệu thoáng, mềm, hút ẩm, không gây kích ứng da;
- Mặc quần rộng rãi, thoải mái;
Để phòng tránh mắc bệnh phụ khoa, bạn cần tắm gội hàng ngày, vệ sinh vùng kín đúng cách, khám phụ khoa định kỳ mỗi năm,…
Ngoài ra, chị em cũng cần điều chỉnh một số thói quen tốt cho sức khỏe:
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu;
- Uống nước đầy đủ mỗi ngày;
- Khám phụ khoa định kỳ 2 lần/năm;
- Tiêm phòng vac-xin ngừa bệnh;
- Chia sẻ với bác sĩ khi thấy cơ thể, vùng kín có các triệu chứng bất thường nào.
Tóm lại, khám phụ khoa hoàn toàn không gây đau đớn cho chị em phụ nữ. Bạn cần khám phụ khoa định kỳ và vệ sinh vùng kín đúng cách để phòng tránh các bệnh phụ khoa. Hy vọng với gợi ý trên đây, chị em có thể tìm được địa chỉ khám chữa bệnh phù hợp nhất, nhanh chóng chấm dứt phiền toái do bệnh Phụ khoa gây nên.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- TOP 6 Loại Thuốc Đặt Phụ Khoa Cho Bà Bầu An Toàn Cho Thai Kỳ
- Viêm Phụ Khoa Nặng – Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị
- Khám Phụ Khoa Bằng Mỏ Vịt Là Gì? Có Đau Không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!