Sài hồ nam

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Sài hồ nam (nam sài hồ, cây lức, hải sài) có tác dụng phát tán phong nhiệt, điều kinh và lợi tiểu. Do đó dược liệu này thường được sử dụng để điều trị cảm sốt, đau đầu kèm khô miệng, mất nước, hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường mật và viêm gan mãn tính.

Sài Hồ Nam
Sài hồ nam thường được sử dụng để hạ thân nhiệt, giải cảm và điều trị nhiễm khuẩn đường mật

  • Tên gọi khác: Cúc tần biển, cây lức, nam sài hồ, hải sài,…
  • Tên khoa học: Pluchea pteropoda Hemsl
  • Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae)

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 40 – 60 cm và sống lâu năm. Thân cây có hình trụ nhẵn, màu nâu đỏ và phân cành nhiều ở ngọn. Lá cây có hình trứng ngược hoặc hình bầu dục, rộng 1 – 2cm và dài khoảng 2 – 4cm, mép lá có răng, mặt nhẵn và có mùi thơm hắc.

Hoa mọc ở kẽ lá, hầu như không có cuống và thường có màu hồng. Quả có 10 cạnh lồi và có hình trụ. Cây ra hoa và sai quả vào tháng 5 – 7 hằng năm.

2. Bộ phận dùng

Rễ của cây được thu hái để làm thuốc.

3. Phân bố

Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và một số quốc gia khác ở Châu Á. Sài hồ nam sinh sống chủ yếu ở tỉnh ven biển và mọc ở các cửa sông, ven đường đi, bờ kênh rạch, bờ ruộng,…

4. Thu hái – sơ chế

Rễ được thu hái quanh năm. Sau khi đào rễ lên, dùng dao cắt bỏ các rễ con, rửa sạch, sau đó đem sấy hoặc phơi khô. Khi dùng có thể dùng rễ tẩm mật ong hoặc tẩm rượu, sao vàng cho thơm.

5. Bảo quản

Nơi khô ráo, tránh nơi ẩm thấp.

6. Thành phần hóa học

Sài hồ nam chứa tinh dầu, flavonoid, hợp chất saponin, triterpenoid,…

Vị thuốc sài hồ nam

1. Tính vị

Vị mặn, hơi đắng, tính mát

2. Qui kinh

Qui vào kinh Can, Đởm.

3. Tác dụng dược lý

Theo Đông y:

  • Tác dụng: Lợi tiểu, điều kinh, phát tán phong nhiệt.
  • Chủ trị: Chữa cảm cúm, cảm lạnh và nóng sốt, hỗ trợ điều trị bệnh viêm túi mật cấp tính, giảm chướng bụng, đầy hơi, viêm gan mãn tính, nhiễm khuẩn đường mật,…

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Thực nghiệm trên chuột cống trắng được gây sốt bằng men bia rượu cho thấy, sử dụng sài hồ nam với liều 0.3g/ kg trọng lượng giúp làm giảm 0.2 độ C sau 3 giờ sử dụng.
  • Ngoài ra, nước sắc từ sài hồ nam còn có tác dụng lợi tiểu, lợi mật và tăng nhu động ruột.
  • Thí nghiệm lâm sàng trên 45 bệnh nhân bị sốt cho thấy gần 70% trường hợp giảm nhiệt từ 0.5 – 1.5 độ C sau 30 phút sử dụng dược liệu.
  • Sài hồ nam còn có tác dụng giảm đau, an thần nhưng không ảnh hưởng đến huyết áp.

4. Cách dùng – liều lượng

Có thể dùng sài hồ nam ở dạng sắc, tán làm hoàn,… Dùng sài hồ đơn độc hoặc phối hợp với một số dược liệu khác để gia tăng tác dụng. Nếu dùng uống, chỉ nên sử dụng từ 3 – 12g/ ngày.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ sài hồ nam

Sài Hồ Nam
Với tác dụng dược lý đa dạng, sài hồ nam được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

1. Bài thuốc viên giúp giải cảm

  • Chuẩn bị: Bột bạc hà 6.25g, bột sài hồ nam 6.25g, bột cam thảo 0.3g.
  • Thực hiện: Trộn đều và nén lại thành viên. Mỗi lần dùng 5 viên, ngày dùng 2 lần. Nếu dùng trẻ nhỏ, nên giảm ½ liều lượng.

2. Bài thuốc trị nóng sốt mùa hè gây khát nước, buồn nôn, ho, đắng miệng, đau đầu

  • Chuẩn bị: Sài hồ nam 10g, hương nhu trắng 10g, thanh bì 8g và sắn dây 12g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống và dùng hằng ngày.

3. Trà giải cảm từ dược liệu sài hồ nam

  • Chuẩn bị: Sài hô nam phơi khô.
  • Thực hiện: Dùng 1 lượng nhỏ hãm với nước, uống thay trà.

4. Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm túi mật cấp và nhiễm khuẩn đường mật

  • Chuẩn bị: Đại hoàng và sài hồ nam mỗi thứ 16g, mộc hương 6g, hoàng cầm, uất kim và bạch thược mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc với 1 lít nước. Sau đó chắt lấy nước và chia thành 2 lần uống (sáng – chiều).

5. Bài thuốc trị viêm gan mãn tính, gan xơ cứng

  • Chuẩn bị: Gan lợn khô 140g, kê nội kim 30g, thanh bì 20g, miết giáp 70g, bồ hoàng, sái thảo, địa long, đương quy, sài hồ nam, ngũ linh chi, xích thược, chỉ thực và bạch mao căn mỗi thứ 40g.
  • Thực hiện: Xây nhuyễn các vị thuốc, sau đó thêm mật ong vào và trộn đều, nắn thành viên hoàn (mỗi viên nặng khoảng 4g). Sử dụng 3 viên/ 2 – 3 lần/ ngày và uống cùng nước sôi để nguội.

6. Bài thuốc trị sốt rét bằng sài hồ nam

  • Chuẩn bị: Sinh khương 8g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả, hoàng cầm, đảng sâm, pháp bán hạ, sài hồ nam, thảo quả và thường sơn mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc với 1 lít nước. Chắt lấy nước sắc và chia thành 2 lần dùng.

7. Trà giải cảm từ sài hồ và các dược liệu khác

  • Chuẩn bị: Nhân trần, cam thảo nam và bạc hà mỗi thứ 1 phần và sài hồ nam 4 phần.
  • Thực hiện: Đem hãm và uống như trà.

8. Sài hồ nam chữa sốt cao gây mất nước và đau đầu

  • Chuẩn bị: Ngũ gia bì và sài hồ nam mỗi thứ 20g, bán hạ 12g, lá tre 12g, cam thảo dây 12g, rau má 16g, gừng tươi 6g.
  • Thực hiện: Đem các vị phơi khô, sau đem sắc với 400ml nước, còn lại 100ml. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng trước khi ăn.

Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu sài hồ nam

Sài hồ nam có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên khi dùng dược liệu này, bạn nên chú ý các thông tin sau:

  • Âm hư hỏa vượng, can dương thượng thăng và người mệt yếu không nên sử dụng.
  • Một số bài thuốc từ sài hồ nam có thể gây co bóp tử cung và tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Sài hồ nam có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị. Do đó nếu có ý định phối hợp, vui lòng tham vấn y khoa để dự phòng rủi ro.
  • Khi chọn mua dược liệu, cần phân biệt với sài hồ bắc (Bupleurum chinense DC- Thuộc họ hoa tán)

Thông tin về dược liệu sài hồ nam trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Nếu có ý định sử dụng dược liệu này để điều trị, bạn nên tham vấn y khoa nhằm hạn chế các rủi ro và tác dụng phụ nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử…

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Bình luận (1)

  1. Vũ Trọng Minh
    Vũ Trọng Minh says: Trả lời

    Cảm ơn Bác sĩ! Tôi có thấy thầy thuốc nam họ đi lấy mà nay Bác sĩ mới cho biết những tác dụng quý thật.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua