Thạch tín
Thạch tín (Asen) là một hóa chất bán kim loại tự nhiên được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra, đây cũng là một trong những loại dược liệu giúp điều trị bệnh hen suyễn, giang mai và các bệnh lý ngoài da như bệnh vẩy nến, bệnh chàm,… Tuy nhiên, bên cạnh mặt lợi, thạch tín cũng được xem là con dao hai lưỡi có thể đe dọa đến tính mạng người dùng.
+ Tên khác: Nhân ngôn, tín thạch, hồng phê, phê thạch, bạch phê
+ Tên khoa học: Arsennicum
+ Công thức hóa học: AsO2O5 và As2O3
Thạch tín là gì?
Theo Wikipedia, thạch tín hay còn gọi là Asen là một bán kim loại tự nhiên có nguyên tố hóa học As và có số nguyên tử là 33. Đây là chất dễ tan trong nước, không có màu và mùi, có thể làm thay đổi quỳ tím, Thạch tím khá giòn, có nhiều dạng thù hình và màu sắc khác nhau, có loại có màu trắng như thiếc hoặc màu xám bạc. Nguyên liệu này được nhà nghiên cứu Albertus Magnus người Đức tìm thấy vào năm 1250.
Một số thông số về tính chất vật lý của thạch tín:
- Trọng lượng nguyên tử (khối lượng trung bình của nguyên tử): 74.92160
- Mật độ: 5.776 gram trên mỗi cm khối
- Điểm nóng chảy: 817 độ C (36atm)
- Điểm thăng hoa: 715 độ C
- Số lượng đồng vị: 33 và 23
- Đồng vị phổ biến nhất: As-75
Phân loại thạch tín
Thạch tín tồn tại ở khắp mọi nơi và được chia làm 2 loại chính đó là:
- Asen hữu cơ: Là các hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tử asen như acid 4-hydroxy-3-nitrobenzenearsonic. Asen hữu cơ thường tìm thấy nhiều trong mô thịt động vật và thực vậy. Đối với cơ thể người thì chúng vô hại
- Asen vô cơ: Là nguyên tử asen ở dạng kim loại tinh khiết hoặc hợp chất asen không có liên kết với gốc carbon. Asen vô cơ thường tồn tại dưới dạng hòa tan trong nước hoặc trong đất đá. Đối với loại này thường có hai loại chính như arsenate và arsenit.
Theo các chuyên gia, Asen được xem là con dao hai lưỡi. Bởi khi ở trạng thái nguyên chất (Asen hữu cơ) chúng khá lành tính và không gây độc. Tuy nhiên, khi bị biến đổi sang dạng hợp chất (Asen vô cơ), kim loại này cực độc.
Đặc biệt, một số nghiên cứu cho biết, chất độc trong Asen vô cơ cao gấp 4 lần thủy ngân. Đây cũng chính là nhóm chất được Cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc tế và liên minh Châu Âu (EU) xếp vào nhóm đầu tiên trong bảng chất độc gây ung thư.
Công dụng của thạch tín
#. Sử dụng trong y tế
Vào thế kỷ 4 TCN, thạch tín đã được biết đến như một tác nhận trị liệu bệnh. Nguyên liệu này được người dân Hy Lạp cổ đại dùng để điều trị lở loét hoặc sử dụng như chất làm rụng lông.
Vào những năm 1786, bác sĩ Thomas Fowler người Anh đã nghiên cứu và ứng dụng thạch tín vào một số loại thuốc bổ, thuốc giúp điều trị các bệnh như:
- Bệnh hen suyễn
- Bệnh vẩy nến
- Bệnh chàm
- Bệnh thiếu máu
- Đau đỏ mắt
- Bệnh bạch cầu Hodgkin
- Bệnh bạch cầu
Tuy nhiên, sau quá trình sử dụng thuốc, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thuốc chứa thạch tín làm giảm số lượng tế bào bạch cầu ở người bình thường. Điều đáng nói là bệnh nhân dùng thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư và bạch cầu tủy xương mãn tính tăng cao đáng kể. Do đó, vào những năm 1930 và 1950, các nhà nghiên cứu đã loại bỏ ứng dụng thạch tín trong điều chế thuốc trị bệnh.
Vào năm 1910, bác sĩ người Đức Paul Ehrlich đã nghiên cứu và phát triển một loại thuốc dựa vào Arsenic Salvarsan. Đây là một loại thạch tín hữu cơ, an toàn và có tác dụng hiệu quả trong việc chữa khỏi bệnh giang mai trong thời điểm đó. Loại thuốc này vẫn được coi là một trong những liệu pháp hàng đầu để điều trị bệnh giang mai cho đến khi thuốc kháng sinh Penicillin ra đời vào những năm 1940. Tính đến thời điểm hiện tại, loại Asen hữu cơ này vẫn được sử dựng trong điều trị bệnh trypanosomia.
#. Sử dụng trong nông nghiệp
Thạch tín được ứng dụng trong nông nghiệp như sau:
- Vào năm 1940, dược liệu này được sử dụng làm chất bảo quản gỗ. Chúng được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa thối rữa trong gỗ
- Năm 980: Asen được ứng dụng làm thuốc trừ sâu giúp tiêu diệt sâu bọ gây hại mùa màng
Tuy nhiên, chính vì độc tính có trong Asen mạnh nên vào năm 2003, các loại thuốc trừ sâu, diệt mối có chứa dược liệu này đã được các nhà sản xuất tự nguyện ngưng sản xuất.
#. Dùng trong công nghiệp
Trong công nghiệp Asen được hợp kim với chì để tạo thành kim loại có tính chất cứng và bền. Bên cạnh đó, chúng cũng được sử dụng để làm đồ thủy tinh, đạn hoặc pin. Ngoài ra, Asen còn được ứng dụng trong pháo hoa hoặc làm chất pha tạp cho các thiết bị trạng thái rắn như bóng bán dẫn. Tuy nhiên, do chứa chất độc mạnh cộng với sức ép từ Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), hoạt chất này đã được các nhà sản xuất ngưng sử dụng.
Tác hại của thạch tín
Asen không chỉ được tìm thấy trong thuốc điều trị bệnh mà hoạt chất này có thể tồn tại trong nguồn nước bị ô nhiễm, thực phẩm bẩn hoặc không khí. Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ cho biết, tiêu chuẩn thạch tính cho phép có trong nước uống là từ 50 µg/L giảm xuống 10 µg/L. Tuy nhiên, việc tiếp xúc sử dụng các yếu tố này hàng ngày sẽ tạo điều kiện cho chất độc tích tụ trong cơ thể và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ngộ độc thạch tín có thể gây nên những tác hại nguy hiểm như:
- Đối với da: Asen có thể gây biến đổi sắc tố da, đồng thời làm sừng hóa và sạm da. Nguy hiểm hơn, hoạt chất này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
- Nhiễm độc cấp tính: Nhận biết thông qua các biểu hiện như tiêu chảy liên tục, nôn mửa, khát nước dữ dội, đau bụng, tiểu khó, mạch đập yếu hoặc mặt nhợt nhạt rồi thâm tím,… Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong
- Nhiễm độc mạn tính: Biểu hiện nhiễm độc xảy ra chủ yếu là do lượng nhỏ Asen tích tụ trong cơ thể trong thời gian dài gây nên. Một số triệu chứng nhiễm độc mạn tính xuất hiện trong giai đoạn đầu như tăng hoặc giảm sắc tố da. Khi đó, bạn có thể quan sát thấy trên da xuất hiện những nốt thâm nhỏ, nhiều nhất là ở cẳng chân, bụng và ngực. Ngoài ra, trên da còn xuất hiện các mảng dày sừng giống như mụn cơm, lan rộng thành từng mảng. Những nốt mụn này thường mọc đối xứng nhau.
Ngoài những tác hại này ra, nếu tiêu thụ Asen trong thời gian dài có thể gây các biến chứng như:
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm mất cảm giác ở tay chân và thính giác
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh gan
- Khó tiêu hóa
- Nhồi máu cơ tim
- Sẩy hoặc lưu thai
Thạch tín là một trong những loại dược liệu giúp điều trị bệnh giang mai và một số bệnh lý khác khá hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng được xem là “vua của chất độc”, do đó, các bạn không nên tự ý mua và sử dụng.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!