Ô đầu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Ô đầu là dược liệu quý hiếm nhưng có độc tính rất mạnh. Dược liệu này thường ngâm rượu hoặc sắc uống nhằm chữa chứng đau nhức xương khớp, các chứng bệnh do trúng phong hàn như tê mỏi, chân tay co quắp, miệng mồm méo xệch,… Tuy nhiên vì có độc tính cao nên dược liệu chỉ được dùng khi có chỉ định từ thầy thuốc.

Cây Ô Đầu
Cây ô đầu là thảo dược có nhiều công dụng nhưng lại chứa độc tính cao, có thể gây ngộ độc và tử vong

  • Tên gọi khác: Củ ấu tàu, củ gấu tàu, xuyên ô, thiên hùng, trắc tử, ô uế, cố y.
  • Tên khoa học: Aconitum fortunei Hemsl
  • Họ: Mao lương (danh pháp khoa học: Ranunculaceae)

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Ô đầu là vị thuốc quý hiếm nhưng có độc tính rất cao. Cây ở dạng thân thảo, sống nhiều năm, chiều cao trung binh khoảng 60 – 100cm. Rễ dạng củ, có rễ củ cái và củ con, thường mọc thành chuỗi. Lá xẻ thành 3 thùy, mép lá có răng cưa to, mép khía răng nhọn và mặt lá có lông ngắn.

Cây Ô Đầu
Ô đầu là cây thân thảo sống nhiều năm, chiều cao khoảng 60 – 100cm và có rễ phát triển thành củ

Hoa mọc thành chùm, mọc không đều, có màu xanh lam tím. Quả 5 đại mỏng, bên trong chứa hạt và có vảy trên bề mặt.

2. Bộ phận dùng

Rễ củ được thu hái để làm thuốc. Trong rễ con được gọi là phụ tử còn củ cái được gọi là ô đầu. Bài viết này tập trung vào tính vị, tác dụng dược lý và bài thuốc từ dược liệu ô đầu.

3. Phân bố

Cây ô đầu phân bố chủ yếu ở Trung Quốc. Tuy nhiên trong những năm gần đây đã phát hiện loại thực vật này được trồng ở tỉnh Lào Cai.

4. Thu hái – sơ chế

Củ cái (rễ cái) được thu hái vào giữa hoặc cuối mùa xuân là tốt nhất. Nếu thu hái vào những mùa khác thì chất lượng củ không tốt, thường teo và xốp.

Cây Ô Đầu
Sau khi thu hái củ về, cần bào chế để giảm bớt độc tính trong dược liệu

Củ tốt là loại củ khô, bề ngoài đen, bên trong có thịt trắng ngà, khi dùng lưỡi nếm thấy tê cay là loại tốt nhất. Vì ô đầu có độc tính cao nên khi dùng cần bào chế để giảm bớt độc tính.

  • Tán nhỏ, sau đó ngâm rượu trong 5 – 7 ngày và dùng dịch rượu để xoa bóp.
  • Hoặc tán bột rồi trộn cùng với bột thuốc khác để làm thuốc dùng ngoài.
  • Nướng chín/ dùng sống hoặc nấu với đậu đen để giảm bớt độc tính.

5. Bảo quản

Y học xếp ô đầu thuộc nhóm thuốc độc bảng A. Chính vì vậy cần bảo quản riêng trong lọ kín, đặt nơi thoáng mát và khô ráo. Ngoài ra cần phơi sấy thường xuyên để tránh mối mọt.

6. Thành phần hóa học

Thành phần chính trong củ ô đầu là aconitin (hoạt chất tạo ra mùi cay tê đặc trưng. Ngoài ra dược liệu còn chứa các acid hữu cơ, chất nhựa, đường, tinh bột, alkaloid,…

Vị thuốc Ô đầu

1. Tính vị

Vị đắng, cay, tính nóng và có độc mạnh.

2. Qui kinh

Quy vào 12 kinh nhưng chủ yếu là Thận, Tỳ, Can và Tâm.

3. Tác dụng dược lý

– Theo Đông Y:

  • Tác dụng: Chỉ thống, ôn kinh, khu phong trừ thấp.
  • Chủ trị: Đau mỏi chân tay sai khớp, tê bại, chấn thương gây đau nhức, trúng gió phát kinh, chân tay lạnh ở trẻ nhỏ và co giật méo mồm.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng đối với hệ thần kinh: Acotinin trong dược liệu có tác dụng gây ngứa, sau chuyển sang cảm giác nóng, bong và sau đó làm mất cảm giác tê bại. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng tăng cường tuyến nước bọt, ức chế trung khu hô hấp và hạ thân nhiệt ở cả động vật thực nghiệm bình thường và bị sốt.
  • Tác dụng giảm đau: Ô đầu chứa một số alkaloid – có tác dụng giảm đau đối với chuột trắng thực nghiệm. Tác dụng giảm đau của dược liệu được xác định là có mối liên hệ mật thiết với catecholamine. Ngoài ra hoạt chất Aconitin trong dược liệu còn có tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh và khiến não bộ không cảm nhận được tín hiệu đau.
  • Tác dụng chống viêm: Nước sắc từ dược liệu có tác dụng chống viêm khớp ở chuột thực nghiệm được gây viêm do formaldehyde. Ngoài ra hoạt chất Alcaloid còn có khả năng ức chế tình trạng tăng thẩm thấu của thành mạch ở chuột cống trắng thực nghiệm.

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu thường được dùng ở dạng sắc uống, ngâm rượu làm thuốc xoa bóp. Mỗi ngày dùng 3 – 4g.

Bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Ô đầu

1. Bài thuốc chữa khớp sưng đau, xuất hiện u xung quanh khớp, co duỗi khó khăn và kéo dài lâu ngày gây tổn thương thận

  • Chuẩn bị: Tế tân 5g, xích thược 12g, thổ phục 16g, ý dĩ 20g, quế chi 4 – 6g, ô đầu (sắc trước) 5g, đương quy 12g, uy linh tiên 10g, tỳ giải 12g, mộc thông 10g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống.

Ngoài ra, dân gian còn tận dụng độc tính của ô đầu để bôi lên mũi tên khi săn bắt thú.

Lưu ý khi dùng bài thuốc từ vị thuốc Ô đầu

  • Sử dụng ô đầu có thể gây ra tình trạng ngộ độc. Dấu hiệu ngộ độc, bao gồm hôn mê, giảm ý thức, chóng mặt, đổ mồ hôi, ngứa ran tứ chi, mờ mắt, tụt huyết áp, bồn chồn, hạ kali máu, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn,…
  • Người không thực sự trúng phong hàn và phụ nữ mang thai thì không nên dùng.
  • Dược liệu có độc tính rất mạnh. Do đó không tự ý sử dụng khi chưa có sự cho phép của thầy thuốc.
  • Ô đầu phản Tê giác, Bạch liễm, Qua lâu, Bạch cập, Bán hạ và Bối mẫu.
  • Khi dùng phải đem sắc trước với lửa to rồi mới thêm các dược liệu còn lại vào.
  • Nếu có dấu hiệu nhiễm độc, đem sắc gừng tươi 20g, cam thảo 20g, kim ngân hoa và đậu xanh 80g với đường để giải độc.
  • Rượu xoa bóp từ dược liệu chỉ được dùng trên vùng khớp đau nhức trong trường hợp không có xây xát hay vết thương hở.

Ô đầu là thảo dược quý, có khả năng quy vào 12 kinh mạch. Tuy nhiên dược liệu này có độc tính rất mạnh, có thể gây ngộ độc và tử vong nếu thiếu thận trọng khi sử dụng. Vì vậy bạn chỉ nên dùng bài thuốc từ ô đầu khi được thầy thuốc hướng dẫn cụ thể.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Chia sẻ:

Thổ phục linh

Thổ phục linh là thảo dược quý có vị ngọt, tính bình, quy vào các kinh Can, Vị, chủ trị phong thấp, vẩy nến, viêm da, đau dây thần kinh…

Nấm lim xanh

Nấm lim xanh là một loại nấm mọc ở rễ hoặc thân cây Lim. Theo một số nghiên cứu về dược tính, thảo dược này có tác dụng hỗ trợ…
cây vả

Vả

Cây vả từ rất lâu đời đã được tận dụng để làm dược liệu chữa bệnh. Cả quả, rễ và lá đều được dùng trong nhiều bài thuốc, trong đó…
Cây giổi

Cây Giổi

Cây giổi là một loại cây dược liệu quý của núi rừng Tây Bắc. Loại cây này được biết đến với khả năng đem lại nhiều công dụng chữa bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua