Ngâu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Hoa và lá cành của cây ngâu là những vị thuốc xuất hiện phổ biến trong các bài thuốc Đông y chữa đau nhức xương khớp, ho suyễn, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp… Tuy nhiên với dược liệu này cần sử dụng đúng cách để tránh gặp phải các vấn đề ngoại ý.

hình ảnh cây ngâu
Hình ảnh cây ngâu ta thường được dùng làm vị thuốc chữa bệnh

  • Tên gọi khác: Ngâu tán tròn, ngâu ta…
  • Tên khoa học: Aglaia duperreana.
  • Họ: Xoan (Meliaceae).

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Ngâu la một loại cây lâu năm dạng bụi có thể cao từ khoảng 4 – 7m, thân có thể phân thành nhiều nhánh. Lá kép hình trứng có dạng lông vũ và mọc xen kẽ nhau. Vành lá nguyên và sáng bóng.

Hoa ngâu nhỏ, màu vàng và mọc thành từng cụm ở các nách lá. Hoa có mùi thơm nồng, nở quanh năm. Quả hạch có hình cầu, tuy nhiên loại cây này thường rất ít khi kết trái.

2. Bộ phận dùng

Hoa và lá là 2 bộ phận chính của cây ngâu được sử dụng rất phổ biến để làm vị thuốc.

3. Phân bố

Ở nước ta, cây ngâu mọc hoang ở rất nhiều nơi, có những nơi còn được trồng làm cảnh, hoa dùng ướp trà hay làm vị thuốc.

4. Thu hái và sơ chế

Lá cành thường được thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm, dùng tươi là chủ yếu. Còn hoa thì chỉ được thu hái khi đã chín vàng nhạt và có mùi thơm. Sau khi hái sẽ được phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp để dành dùng dần.

5. Bảo quản

Trường hợp đã qua sơ chế khô cần bảo quản trong túi kín và để ở những nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.

6. Thành phần hóa học

Ngâu là dược liệu có hàm lượng tinh dầu cao.

Vị thuốc cây ngâu

1. Tính vị

Dược liệu được ghi nhận là có vị cay ngọt và tính bình.

2. Quy kinh

Được quy vào 3 kinh Phế, Can và Vị.

3. Tác dụng dược lý

  • Công dụng: Giải uất kết, sạch phổi, thư giãn bên trong người, ngưng phiền khát, tỉnh táo đầu óc…
  • Chủ trị: Đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi đột ngột, ho hen, giải rượu, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp…

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu được dùng chủ yếu bằng cách hãm trà hay sắc nước để uống. Trong nhiều trường hợp còn được nấu thành cao hay giã tươi để dùng ngoài da. Liều lượng được khuyến cáo khi dùng ở dạng uống là khoảng từ 20 – 30g/ngày.

cây ngâu
Hoa ngâu có chứa hàm lượng lớn tinh dầu mang lại tác dụng dược lý rất đa dạng

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cây ngâu

Sau đây là thông tin về những bài thuốc thường dùng có sử dụng vị thuốc từ cây ngâu:

1. Bài thuốc chữa bế kinh

  • Chuẩn bị: 10g hoa ngâu cùng với 50ml rượu trắng.
  • Thực hiện: Trộn vị thuốc và rượu vào cùng nhau rồi cho thêm chút nước. Tiến hành hấp cách thủy tới khi hoa chín nhừ. Ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ. Nên bắt đầu dùng trước kỳ kinh 5 ngày và duy trì liên tục khoảng 5 ngày.

2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

  • Chuẩn bị: 10g hoa ngâu cùng với 30g cúc hoa.
  • Thực hiện: Cho 2 vị thuốc trên vào ấm hãm với khoảng 600ml nước sôi. Chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng 1 thang/ngày. Cần duy trì liên tục trong 15 ngày cho 1 liệu trình.

3. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn

  • Chuẩn bị: 15g hoa ngâu.
  • Thực hiện: Cho vị thuốc vào ấm giữ nhiệt hãm với 1 lít nước sôi trong 30 phút. Dùng uống trong ngày. Hoặc cũng có thể sử dụng trà có ướp hoa ngâu để uống mỗi ngày cũng đem lại hiệu quả rất tốt.

4. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi

  • Chuẩn bị: 30g cành lá ngâu, 20g dây đau xương, 10g ké đầu ngựa cùng 10g cốt toái bổ.
  • Thực hiện: Các vị thuốc đem cho hết vào ấm rồi đổ thêm 700ml nước sắc trên lửa nhỏ. Thu lấy 200ml thuốc chia đều thành 3 lần uống, mỗi ngày dùng 1 thang. Mỗi liệu trình cần duy trì liên tục trong khoảng 10 ngày.

5. Bài thuốc chữa chứng say rượu

  • Chuẩn bị: 10g hoa ngâu cùng với 10g hoa sắn dây.
  • Thực hiện: Cho 2 vị thuốc vào cốc sau đó đổ 150ml nước sôi vào ngâm cho kỹ rồi uống trực tiếp.

6. Bài thuốc chữa bầm tím, sưng đau do ngã

  • Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 50g lá ngâu cùng với 50g hoa ngâu. Cho 2 vị thuốc này vào nồi rồi đun trên lửa nhỏ với 700ml nước đến khi cô thành cao. Mỗi lần sử dụng lấy 1 ít cao này bôi vào miếng vải mỏng rồi đắp trực tiếp lên vị trí sưng đau. Mỗi ngày đắp 2 lần, mỗi lần 2 tiếng rồi tháo ra.
  • Bài thuốc 2: Cần có 1 nắm cành lá ngâu, 1 nắm lá dâm bụt, 1 nắm lá xuyên tâm liên. Các vị thuốc này đem giã nát rồi đắp trực tiếp vào vị trí tổn thương. Ngày đắp 2 lần, mỗi lần để yên trong 2 tiếng.

Lưu ý khi sử dụng cây ngâu để chữa bệnh

Vị thuốc từ cây ngâu mặc dù có tác dụng dược lý khá đa dạng nhưng được khuyến cáo là không nên dùng cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh đó, người bệnh cần phân biệt rõ ngâu ta dùng để chữa bệnh với các giống ngâu ngoại lai.

Những thông tin về dược liệu cây ngâu mà bài viết tổng hợp được chỉ có giá trị tham khảo. Trường hợp có ý định áp dụng các bài thuốc từ dược liệu này, người bệnh nên hỏi trực tiếp ý kiến thầy thuốc hay những người có chuyên môn.

Chia sẻ:

Cây đa lông

Cây đa lông thường được thu hái lá, búp non hay tua rễ để làm thuốc điều trị các bệnh lý như viêm mũi xoang, sỏi thận, vàng da... Dưới…

Rau bợ

Rau bợ có vị ngọt, đắng, tính mát, thường được dùng để nấu canh, xào hoặc ăn sống trong những ngày nắng nóng. Ngoài ra loại rau này còn được…

Cúc mốc

Cây cúc mốc có màu xám trắng đặc trưng nên thường được trồng để làm cảnh. Ngoài ra thảo dược này còn có nhiều công dụng hữu ích và được…

Chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua