Nấm lim xanh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Nấm lim xanh là một loại nấm mọc ở rễ hoặc thân cây Lim. Theo một số nghiên cứu về dược tính, thảo dược này có tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh ung thư, gan nhiễm mỡ, xơ gan,… Ngoài ra, chúng còn được dùng để tăng cường sức khỏe, giảm đau nhức xương khớp và phục hồi tai biến mạch máu não.

Nấm lim xanh
Hình ảnh nấm lim xanh – Dược liệu nổi tiếng với khả năng hỗ trợ điều trị ung thư

+ Tên gọi khác: Vạn niên nhung, nấm trường thọ, tiên thảo,…

+ Họ: Nấm Lim Ganodermataceae

+ Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst (tên đồng nghĩa Polyporum lucidus W. Curt)

I. Mô tả nấm lim xanh

+ Đặc điểm thực vật

Nấm lim xanh là một loại nấm linh chi đặc hữu. Loại nấm này mọc trên cây Lim đã chết ở rừng nguyên sinh. Dược liệu có hình dạng sù xì, cuống dài cong quẹo, có đường kính cỡ 4 – 10 cm.

Mũ nấm dày tầm 2 – 5cm, gốc nấm mềm xốp, có dính đất mùn và một ít gỗ lim. Có mùi giống mùi cá khô, nếm thử thường có vị đắng hay chỉ cần ngửi cũng có cảm giác đắng ở lưỡi.

Ngoài ra, mỗi loại nấm được mọc ở từng vị trí khác nhau trên cây thường sẽ có một màu sắc đặc trưng như: màu đỏ, đen, trắng,tím than, xanh lục, vàng,..

+Phân loại

Dựa vào vị trí mọc mà dược liệu được chia thành hai loại khác nhau đó là:

  • Mọc từ rễ: Hồng linh chi
  • Mọc từ vỏ cây: Hắc linh chi
  • Mọc từ lõi cây: Bạch linh chi
  • Mọc từ tầng giữa cây: Thanh linh chi, Hoàng linh chi, Tử linh chi

+ Phân bố

Có thể tìm thấy dược liệu tại các khu rừng nguyên sinh ở Lào và Việt Nam. Ở nước ta, thảo dược này thường tập trung tại các tỉnh như:

  • Hòa Bình
  • Lâm Đồng
  • Hà Giang
  • Điện Biên
  • Ninh Bình
  • Thanh Hóa
  • Quảng Nam

+ Thành phần hóa học

Trong dược liệu chứa nhiều hoạt chất quý như:

  •  Adenosine
  • Triterpenes
  • Ling zhi-8 protein
  • Germanium
  • Vitamin
  • Acid ganodermic
  • Polysaccharit 
tác dụng nấm lim xanh
Nấm lim xanh có hai tác dụng chính là hỗ trợ điều trị ngăn ngừa và tăng cường phục hồi

II. Vị thuốc

+ Tính vị

Tính bình và vị đắng

+ Tác dụng của nấm lim xanh

Y học cổ truyền và Y học hiện đại thường sử dụng chiết xuất của nấm trường thọ hoặc dùng nấm nguyên chất để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý sau:

  • Chữa cao huyết áp
  • Điều trị bệnh tiểu đường
  • Giúp làm giảm lão hóa
  • Hỗ trợ điều trị ung thư, tai biến mạch máu não sau đột quỵ
  • Điều trị đau dạ dày, đại tràng
  • Cải thiện gan nhiễm mỡ, xơ gan
  • Chống tăng cân, giúp giảm béo
  • Giải độc gan, thanh lọc cơ thể
  • Chữa các bệnh xương khớp như viêm khớp, bệnh gút,…
  • Tăng cường sinh lực và cải thiện sức khỏe tổng quát

III. Đối tượng sử dụng nấm lim xanh

Đây là dược liệu vô cùng quý giá và có thể sử dụng đối với nhiều người như:

  • Trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người già đề có thể sử dụng.
  • Người bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mắc bệnh xương khớp, ung thư, huyết áp, mất ngủ kinh niên, tiểu đường, tiêu hóa kém,… nên dùng mỗi ngày để cải thiện.

Lưu ý: Không tự ý sử dụng cho trẻ em dưới một tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, trước khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh gây nguy hiểm.

IV. Cách sử dụng nấm lim xanh

Nấm lim xanh có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu nước như nước trà uống. Ngoài ra, dược liệu còn được sử dụng dưới dạng bột hoặc ngâm rượu. Liều lượng dùng còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng.

Các bạn có thể sử dụng dược liệu theo cách dưới đây:

Uống nước nấm lim xanh:

  • Loại bỏ phần gỗ Lim bám trên thân nấm rồi rửa cho thật sạch vì gỗ Lim chứa độc
  • Sau đó, ngâm nấm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút (mục đích ngâm giúp loại bỏ độc và giúp nấm mềm dễ thái nhỏ)
  • Tiếp theo, thái nấm thành từng lát mỏng
  • Mỗi ngày sử dụng 30 – 50 gram nấu với 1.5 – 2 lít nước
  • Khi nước sôi đun nhỏ lửa trong 15 phút rồi tắt bếp, để nguội và cho vào ngăn mát tủ lạnh, uống dần

Nên sử dụng nước sắc nấm lim xanh đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh hình thành.

cách sử dụng nấm lim xanh
Sử dụng nấm linh chi nấu nướng và uống hàng ngày

Làm trà nấm lim xanh:

  • Thái nấm thành các lát mỏng sau đó tán thành bột
  • Pha bột nấm với nước nóng, sau tầm 5 phút thì lọc phần cặn đi rồi lấy nước uống

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bã trà kết hợp với sữa chua, mật ong,… để hỗ trợ cải thiện làn da.

Nấm lim xanh ngâm rượu:

Rượu nấm lim xanh có tác dụng bổ thận, tráng dương, giúp tăng cường sinh lực, tiểu đêm,…. Việc sơ chế đúng cách giúp tăng hiệu quả sử dụng.

  • Loại bỏ chân nấm và vệ sinh nấm cho sạch, đem ngâm với nước muối.
  • Xếp nấm vào bình sau đó đổ rượu vào với tỷ lệ 100gr / 1 lít rượu.

V. Bài thuốc từ nấm lim xanh và đối tượng sử dụng

Rất nhiều bài thuốc từ nấm lim xanh được sử dụng để hỗ trợ điều trị và bảo vệ sức khỏe cho người dùng.

Một số bài thuốc hiệu quả như:

  • Giải độc gan, mát gan: Nấu nước nấm lim xanh để uống thay cho nước uống hằng ngày,…
  • Giảm cân, làm đẹp: Nấu 30g hồng linh chi và 15g cỏ ngọt với nhau để lấy nước uông, phần bã dùng kết hợp với sữa chua hoặc mật ong để đắp mặt nạ.
  • Tăng cường sinh lực, sức khỏe: Dùng gà nấu với nấm trường thọ, táo đỏ để ăn.
  • Điều trị ung thư dạ dày, thực quản: Dùng 35g hồng linh chi, 35g nấm linh chi, 15g xạ đen, 10g rễ cây mật nhân để sắc thuốc uống.
  • Điều hào huyết áp, giảm đau nhức xương khớp: Sử dụng 20 – 30g nấm lim xanh để nấu nước uống hằng ngày.
  • Hỗ trợ điều trị viêm gan, ung thư gan, xơ gan cổ trướng: Dùng 35g hồng linh chi, 35g nấm tử chi, 15g cà gai leo, 15g xạ đen, 15g diệp hạ để sắc thuốc.
  • Mất ngủ, chán ăn: Nấu 35g tử linh chi với 25g sâm cau để sắc lấy thuốc uống.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Sắc 35g nấm trường thọ và 15g cỏ ngọt với nhau để lấy thuốc uống, duy trì liên tục trong khoảng 3 tháng để đạt hiệu quả.  

VI. Nấm có gây tác dụng phụ không?

Nấm lim xanh là dược liệu quý giúp trị nhiều bệnh lý và không hoặc ít gây ra tác dụng phụ. Hầu hết các trường hợp gặp khó chịu chủ yếu là do mới bắt đầu sử dụng nên cơ thể chưa thích ứng kịp với các dược chất chứa trong nấm. Một số tác dụng phụ thường gặp khi mới dùng nấm như:

  • Đau bụng
  • Phát ban
  • Ngứa
  • Khô cổ họng

Khi gặp các triệu chứng này, bạn nên ngưng sử dụng hoặc giảm liều dược liệu xuống khoảng 5 – 10 gram/ngày.

VII. Giá nấm lim xanh hiện nay

Hiện nay nấm lim xanh thường được bán giao động với giá:

  • Nấm lim xanh rừng: khoảng 3.000.000 – 4.000.000 VND/kg
  • Nấm lim xanh nuôi cấy: 300.000 – 500.00 VND/kg

Đây chỉ là giá tham khảo ở nhiều nơi khác nhau, vì giá nấm phụ thuộc rất nhiều vào nơi thu hái cũng như sản xuất. Ngoài ra, người dùng cũng cần thận trọng khi mua để tránh phải mua hàng nhái trên thị trường.

 VIII. Cách phân biệt thật và giả

Phân biệt nấm trường thọ thật giả giúp người dùng mua được sản phẩm chất lượng. Cách phân biệt:

  • Nấm rừng: hình thù xù xì, không bắt mắt, có mũ và chân nấm mọc thẳng hàng với nhau, có vị đắng đọng lại ở cuống họng sau khi dùng.
  • Nấm nuôi cấy: bề mặt nhẵn mịn, có màu sắc bắt mắt, mũ nấm và chân nấm thường mọc vuông góc với nhau.

IX. Lưu ý khi dùng

Trong quá trình sử dụng dược liệu điều trị bệnh, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Không sắc chung nấm trường thọ với các dược liệu tự nhiên khác
  • Thuốc sắc nấm có vị đắng, khó uống. Do đó, để dễ sử dụng, bạn có thể thêm cam thảo vào. Tuy nhiên, không bỏ đường hoặc long nhãn tránh tác dụng phụ nguy hiểm
  • Trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc người mắc bệnh thận không nên dùng dược liệu này
  • Nên uống nước nấm vào buổi sáng trước khi ăn để dược chất trong dược liệu phát huy tối đa tác dụng
  • Trong quá trình sử dụng nấm không nên uống rượu, bia hoặc sử dụng đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích
  • Thay vì sử dụng nồi nhôm, bạn nên dùng nồi đất sắc thuốc để tránh trường hợp làm giảm dược tính chứa trong dược liệu

Nấm lim xanh mang lại nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Mặc dù các nghiên cứu đã chỉ rõ, dược liệu không có bất kỳ tương tác đối với thuốc tây. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các chuyên gia đề nghị bạn nên sử dụng nấm cách thời gian uống thuốc tây khoảng 30 phút. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
cây vả

Vả

Cây vả từ rất lâu đời đã được tận dụng để làm dược liệu chữa bệnh. Cả quả, rễ và lá đều được dùng trong nhiều bài thuốc, trong đó…
Cây giổi

Cây Giổi

Cây giổi là một loại cây dược liệu quý của núi rừng Tây Bắc. Loại cây này được biết đến với khả năng đem lại nhiều công dụng chữa bệnh…
tri mẫu

Tri mẫu

Tri mẫu là dược liệu được sử dụng phổ biến từ lâu đời với nhiều tác dụng như thanh nhiệt, tư thận, nhuận phế, bổ tỳ... Loại dược liệu này…

Cẩu tích – Cây lông cu li

Cẩu tích là vị thuốc Nam quý, có tác dụng bồi bổ can thận và trừ phong thấp. Với nhiều công dụng hữu ích, dược liệu này được sử dụng…

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua