Cây Giổi
Cây giổi là một loại cây dược liệu quý của núi rừng Tây Bắc. Loại cây này được biết đến với khả năng đem lại nhiều công dụng chữa bệnh như cải thiện đau nhức xương khớp, chữa bong gân, hỗ trợ điều trị triệu chứng của các bệnh lý về tiêu hóa…
- Tên thường gọi: Dổi, Vàng tâm
- Tên khoa học: Ford – Manglietia fordiana (Hemsl.) Oliv.
- Họ: Ngọc Lan (Magnoliaceae)
Mô tả dược liệu cây giổi
1. Đặc điểm của cây giổi
Cây giổi là cây gỗ thường xanh, có chiều cao khoảng 5 – 20m, phần cuống lá dài khoảng 1.5cm, phần phiến xoang ngược hình bầu dục và khá to khoảng 12 x 4.5 cm, phần đầu hơi tù, gân phụ 11 – 13 cặp và ra hoa vào khoảng tháng 4 – 5, cây cho quả chín từ tháng 7 – 8, khi chín hạt có màu đen tuyền.
Hoa của cây giổi nằm ở ngọn nhánh to, chiều cao khoảng 5 – 7 cm, cánh hoa có hình bầu dục, nhiều nhị, ở phần trung đới có đầu hình chùy. Loại hoa của cây giổi thường ra vào khoảng tháng 4 – 5.
2. Bộ phận sử dụng
Hầu hết các phần của cây giổi từ thân, cành, lá, quả, hạt đều có thể sử dụng được trong các bài thuốc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và làm gia vị.
Loại hạt này được sử dụng để làm gia vị trong chế biến thức ăn là hạt dổi nếp, loại gia vị này được biết đến như một loại đặc sản mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Tây Bắc, hiện nay loại này rất quý hiếm và đắt.
3. Phân bố
Đây là loại cây dược liệu quý ở các vùng núi phía Bắc, chủ yếu phân bố ở độ cao từ 500 – 1500 m, nơi ven các sông suối, thung lũng như các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Vĩnh Phúc…
4. Thu hoạch – sơ chế
Trong đó, hạt giổi là loại hạt được thu lượm bằng việc nhặt ở bên dưới gốc cây dổi, cũng có nhiều người giăng bạt bên dưới gốc cây rồi đợi cho quả dổi rụng xuống. Sau đó, hạt dổi đem về phơi khôi và tách lấy hạt.
Ngoài ra, vỏ cây và vỏ rễ quanh năm cũng được thu hoạch rồi phơi khô sử dụng dần.
Một số hình ảnh của cây giổi:
5. Bảo quản
Chú ý bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.
6. Thành phần hóa học
Cây giổi đã được nghiên cứu khoa học và được chứng minh rằng có chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe. Điển hình trong quả giổi có chứa tinh dầu mùi thơm Cumarin và có mùi long não nhẹ.
Theo một nghiên cứu khoa học năm 1997, ông Nguyễn Xuân Dũng và các cộng sự của mình (J. Essent. Oil. Es. 9. 119-121,Jan/Feh, 1997) cho thấy trong các bộ phận của cây giổi gồm thân, lá, thịt, vỏ, nhân quả có chứa các hoạt chất như:
- Trong thịt quả và hạt chủ yếu chứa hoạt chất safrol (70,2% và 72,9%) và metyl eugenol (24,2% và 18,5%).
- Khoảng 23.2% hoạt chất Camphor là thành phần chủ yếu được chiết xuất từ thân cây.
- Tinh dầu trích ra từ vỏ thân chứa 15,7% camphor, 14,3% safrol, 15,6% p-caryophyllen và 13,7% elemicin.
- Còn loại tinh dầu được chiết xuất từ lá chứa khoảng 10,9% p-caryophyllen và 46,3% elemicin.
Vị thuốc cây giổi
1. Tính vị
Cây giổi có mùi thơm nhẹ, vị cay, tính mát.
2. Quy kinh
Chưa có nghiên cứu
3. Công dụng chữa bệnh của cây giổi
Cây giổi là một trong những vị thuốc nam quý hiếm và được sử dụng rộng rãi phổ biến trong Y học cổ truyền. Trong Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu kỹ về loại dược liệu này và cho rằng việc áp dụng những bài thuốc từ cây giổi đem lại nhiều công dụng chữa bệnh như:
- Vỏ cây giổi: Trong vỏ cây giỏi chứa 0.24% tinh dầu và alcaloid có khả năng làm giãn mạch, chống sốt rét và chống loạn nhịp tim. Bên cạnh đó, trong vỏ cây giổi còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng nhuận tràng, trừ ho, có nhiều chất chống khuẩn và trị táo bón hiệu quả.
- Thịt quả và hạt: Trong tinh dầu từ 2 bộ phận này chủ yếu chứa 70.2 % Safrol (thịt quả), 72,9% (hạt) và methyl eugenol 24,2% (quả) và 18,5% (hạt) có công dụng chữa trị sốt rét và cải thiện bệnh đau nhức xương khớp khá tốt.
- Thân cây giổi: Theo các nghiên cứu khoa học, trong thân cây giổi chủ yếu chứa 23.8% chất Camphor. Trong tinh dầu được chiết xuất từ thân cây giổi có chứa camphor 15,7%, safrol 14,3%,(α -caryophyllen 15,6% và elemicin 13,7% được sử dụng như một loại thuốc điều trị chứng ăn không tiêu, cải giảm đau bụng và kích thích tiêu hóa hiệu quả.
- Hạt giổi: Hạt giổi là loại hạt được sử dụng như một vị thuốc quý đem lại hiệu quả cao trong chữa các bệnh về tiêu hóa và xương khớp. Loại hạt này còn được sử dụng như một loại gia vị dễ sử dụng, dễ ăn, ăn kèm với các món ăn lạnh như ốc, tiết canh sẽ tránh gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, nhiều người cũng sử dụng hạt giổi để ướp đồ nướng, làm đồ chấm để tạo mùi thơm, vị cay nồng hấp dẫn. Ngoài ra, hạt giổi còn được nhiều người dân bản địa sử dụng để ngâm rượu, rượu thuốc từ hạt giổi còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp hiệu quả như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa khớp và viêm khớp.
4. Cách sử dụng – Liều lượng
Các bộ phận của cây giổi được thu hoạch và sơ chế bằng cách phơi khô sắc thành nước thuốc uống hoặc đem hoàn thành viên, nghiền nát thành thuốc bột để tạo thành các bài thuốc chữa bệnh hoặc chế biến thức ăn như làm gia vị chấm, ướp món nướng.
Đặc biệt, đây là vị thuốc quý này còn được mệnh danh là “vàng đen” của núi rừng Tây Bắc giúp chữa các bệnh tiêu hóa và xương cốt rất hiệu quả. Liều dùng thông thường từ 10 – 30g/ ngày.
Một số bài thuốc chữa bệnh và món ăn tốt từ cây giổi
- Bài thuốc cay giổi chữa táo bón
Cách thực hiện: Sử dụng vỏ cây, vỏ rễ hoặc quả giổi đều được, chuẩn bị khoảng 30g. Đem rửa sạch và cho vào siêu đất sắc thành nước thuốc, khi chuẩn bị tắt bếp thì cho thêm đường vào và uống ngày 2 lần hoặc sắc uống thay trà hằng ngày.
- Bài thuốc chữa ho khan cho người già
Cách thực hiện: Sử dụng khoảng 12 – 15g quả giổi sắc với nước uống hằng ngày thay nước trà.
- Bài thuốc chữa sốt, ăn uống không tiêu
Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 6 – 10g vỏ cây giổi đem sắc thành nước thuốc uống hằng ngày.
- Hạt giổi chữa đau bụng
Cách thực hiện: Trong dân gian lưu truyền cách chữa đau bụng bằng hạt giổi hiệu quả và nhanh chóng đó là nhai trực tiếp hạt giổi. Mặc dù ăn theo cách này rất khó chịu vì mùi hơi nồng, hắc và cay nhưng hiệu quả chữa đau bụng nhưng hiệu quả mà nó đem lại rất hiệu quả.
- Ngâm rượu hạt giổi
Cách thực hiện: Hạt giổi tươi trước khi sử dụng thì đem phơi khô, rửa sạch rồi cho vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng vào ngâm theo tỷ lệ cứ 1kg hạt giổi thì ngâm cùng 3 lít rượu trắng. Đặt bình rượu ở nơi khô ráo, thoáng mát và ngâm trong khoảng 2 – 3 tháng là có thể sử dụng được.
Sử dụng rượu hạt giổi đem lại nhiều công dụng chữa bệnh về xương khớp như:
- Thoái hóa khớp: Đây là căn bệnh về xương khớp khá phổ biến. Chỉ cần sử dụng rượu hạt xoa bóp nhẹ nhàng vào vùng khớp bị tổn thương để giảm đau, giảm sưng.
- Viêm khớp: Hằng ngày, sử dụng một ít rượu hạt giổi vào khăn, xoa lên vùng khớp đang bị đau nhức. Áp dụng bài rượu thuốc này đem lại hiệu quả rất tốt, đặc biệt trong trường hợp đau nhức khi thời tiết thay đổi.
- Thoát vị đĩa đệm: Rượu hạt giổi góp phần đem lại hiệu quả chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng các phương pháp Y học cổ truyền như bấm huyệt, châm cứu, vật lý trị liệu.
- Gai cột sống: Mỗi ngày lấy một ít rượu thoa lên vùng lưng bị gai cột sống sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh.
- Sử dụng hạt giổi trong chế biến món ăn
Hạt giổi còn được người dân vùng Tây Bắc sử dụng trong chế biến thức ăn, làm gia vị sử dụng hằng ngày như:
- Người ở dân tộc Điện Biên hay các vùng núi Tây Bắc thường sử dụng hạt giổi để làm gia vị chấm với thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, lòng lợn nướng.
- Hạt giổi sau khi được nướng lên rồi giã nhỏ, trộn cùng với muối chanh, ớt tạo thành một loại nước chấm thơm ngon khó cưỡng.
- Nhiều người cũng sử dụng hạt giổi để nấu với măng chua như món gà nấu măng chua hạt giổi hoặc làm món thịt khô gác bếp đặc sản.
Lưu ý khi sử dụng cây giổi
- Hạt giổi sau khi đã rang hoặc nướng chín thì nên sử dụng ngay, khó có thể bảo quản được lâu ngày như hạt tiêu nên lưu ý sử dụng bao nhiêu thì nướng bấy nhiêu.
- Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại hạt giổi với nhiều mức giá khác nhau. Tốt nhất nếu muốn sử dụng hạt hay các bộ phận khác của cây giổi để chữa bệnh, hãy tìm đến những địa chỉ chuyên bán các vị thuốc Y học cổ truyền uy tín, đáng tin cậy để tránh mua nhầm dược liệu “bẩn”, kém chất lượng.
Cây giổi là một trong những loại dược liệu quý được thiên nhiên ban tặng cho núi rừng Tây Bắc. Nếu biết cách sử dụng sẽ đem lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả mà không cần phải nhờ đến thuốc Tây hay điều trị chuyên khoa tốn kém.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!