Nọc Ong
Nọc ong là một chất lỏng được tìm thấy trong những tuyến đặc biệt của cơ thể con ong. Mặc dù có độc nhưng nó lại được sử dụng như một loại dược liệu có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày, đặc biệt trong điều trị bệnh. Ngày nay, nọc ong còn được lấy để bào chế thành các loại thuốc tiêm, dầu bôi hay nhũ dịch để chữa nhiều bệnh như viêm khớp, đau đầu, hen suyễn…
Mô tả về con ong
Ong là loài côn trùng có cánh, chuyên thu thập mật hoa và thụ phấn cho nhiều loại cây. Chúng sống theo bầy đàn và có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.
Đặc điểm
Ong là một loại côn trùng có cánh màng, có kích thước to nhỏ khác nhau. Trung bình, chiều dài cơ thể của ong dao động từ 1 – 1,5 cm. Phần đít hơi bầu, nhọn ở giữ và có nọc. Thân ong mềm, có các khoang đen xen lẫn với khoang vàng.
Trong khoa học, ong mật được xếp vào chi Apis, bao gồm 4 loại chính là: Ong mật (Apis cerana Fabricius), ong khoái (Apis dorsata), ong ruồi (Apis florea) và ong Châu Âu (Apis mellifera).
Còn theo kinh nghiệm dân gian miền Bắc, ong mật có các loài như ong muỗi (cho mật trắng, cơ thể nhỏ) và ong khoái (cho mật vàng, cơ thể to hơn). Ong mật loại to còn được tìm thấy nhiều ở rừng U Minh, chúng chủ yếu hút mật hoa tràm và cho mật có màu vàng.
Tham khảo thêm: Con Cóc Trong Dược Liệu Đông Y Và Tính Độc
Khu vực phân bố
Một số nghiên cứu cho thấy, con ong mật cổ đại được phát hiện cách đây khoảng 300.000 năm ở châu Á. Sau đó chúng bắt đầu di cư sang châu Phi và châu Âu. Chúng sống trong tổ theo dạng bầy đàn.
Một số ít ấu trùng sẽ được chọn làm ong chúa (con ong cái có quyền đẻ trứng trong đàn ong) và số còn lại là những con ong thợ. Trong ruột ong mật chứa nhiều loại enzym có khả năng hóa giải chất độc của một số loại thuốc trừ sâu và thường được chúng sử dụng để tiêu diệt ve trong tổ ong.
Trong tự nhiên, ong thường làm tổ ở những nơi có điểm tựa, chẳng hạn như các nhánh cây. Chúng có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho cây trồng. Loài động vật này cũng tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích cho đời sống hàng ngày.
Bộ phận dùng làm thuốc
Nhiều sản phẩm được tạo ra từ con ong mật được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc chữa bệnh như:
- Mật ong: Đông y dùng mật ong làm thuốc với các tên gọi như phong mật, bách hoa tinh hay bách hoa cao. Mật ong được tạo thành từ mật hoa đã được ong chế biến và cô đặc. Nó có dạng chất lỏng màu vàng thẫm hay vàng nhạt, vị ngọt dịu, sánh đặc và có hương thơm đặc trưng. Khi để lâu, mật ong sẽ trở nên ngọt hơn và một số loại kết tinh đường ở dưới đáy được gọi là châu.
- Sữa ong chúa: Còn được gọi là sữa chúa hay phong nhũ tinh. Sữa ong chúa có dạng lỏng, sánh. Một số loại có màu trắng đục nhưng cũng có loại màu ngà vàng. Đây là phần có giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế cao nhất trong tổ ong.
- Sáp ong: Bộ phận này có tên gọi thuốc là phong lạp. Sáp ong có chất mềm, mịn bóng tương tự như có dầu mỡ. Sáp ong màu vàng được gọi là hoàng lạp còn sáp màu trắng được gọi là bạch lạp. Đưa sáp ong lên mũi ngửi thấy có hương thơm như mật ong với nhựa thông.
- Keo ong: Y học cổ truyền dùng keo ong làm thuốc với tên gọi là phong giao. Đây là nhựa của một số cây được ong nghiền nát, sau đó luyện với sáp mà tạo thành. Keo ong có thể màu vàng sẫm hoặc màu nâu.
- Phấn hoa: Khi ong đi hút mật thường mang theo phấn hoa về để nuôi ong con. Bộ phận này có dạng thỏi nhỏ, có chiều dài chỉ khoảng 0,6 – 0,8 cm, màu vàng nhạt.
- Nọc ong: Đây là sản phẩm có trong tuyến của cơ thể con ong mật và được chúng tiết ra ngòi để chống lại kẻ thù mỗi khi bị đe dọa. Nọc ong có dạng lỏng, rất sánh và không có màu.
Tham khảo thêm: Ké đầu ngựa: Cây thuốc trị bệnh với nhiều tác dụng thần kỳ
Cách lấy nọc ong
Nọc ong thường được thu hàng loạt. Người ta thường giết chết một con ong và đặt lên một tấm màng mỏng có điện. Những con ong còn lại khi đậu vào màng sẽ bị dòng điện kích thích và đốt vào màng mỏng. Lúc này, nọc ong chảy ra sẽ được hứng lấy để bào chế thành thuốc.
Dược liệu nọc ong
Nọc ong là dược liệu tự nhiên chứa nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chống viêm, giảm đau và kích thích hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của nọc ong trong điều trị các bệnh như viêm khớp, đau nhức cơ, các bệnh về da…
Đặc điểm nhận biết nọc ong
Nọc ong có các đặc điểm sau:
- Nọc ong có dạng chất lỏng, rất sánh, có tính axit
- Không có màu
- Mùi gần giống với mùi của mật ong
- Vị bỏng đắng
- Khi để trong không khí, nọc ong sẽ nhanh chóng khô lại
- Nọc ong có thể giữ nguyên tính chất trong một thời gian dài khi ở dạng khô.
- Khi để nọc ong trong dung dịch nước, nó sẽ bị phá hủy dần.
Thành phần hóa học của nọc ong
Phân tích thành phần của nọc ong cho thấy dược liệu này chứa nhiều chất hóa học như:
- Anbumin
- Một số hợp chất hữu cơ với trọng lượng phân tử thấp
- Xystin
- Ortophotphoric
- Lysin
- Acginin
- Glycocol
- Alanin
- Methionin
- Isoleuxin
- Phospholipase
- Acid glutamic
- Treonin
- Chất béo
- Chất vô cơ magie đồng
- Leuxin
- Melitin
- Các acid nucleic
- Các acid muravic
- Chất có cấu tạo steroid
- Tinh dầu
- Các men hialurolidase
Tham khảo thêm: Thục Địa – Tác Dụng và Cách Dùng Vị Thuốc Để Chữa Bệnh
Nọc ong có tác dụng gì?
Nhìn chung, nọc ong có rất nhiều dược tính tuyệt vời nên được ứng dụng trong nhiều trường hợp:
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng dược lý của mật ong chủ yếu có liên quan đến melitin, một chất gây đau trong nọc ong. Chất này có thể làm tan máu, giảm huyết áp và khiến các cơ trơn cũng như cơ vân bị co thắt. Khi tác động lên hệ thần kinh, melitin có thể làm phong bế một đoạn của hệ thần kinh trung ương và thần kinh ngoại vi. Nó cũng tác dụng trên thành mạch và gây ra phản ứng viêm tại chỗ.
- Hialurolidase: Đây là một loại men có khả năng hòa tan các chất căn bản trong tổ chức liên kết, đồng thời thúc đẩy nọc độc lan truyền nhanh hơn ở trong da gây ra các phản ứng tại chỗ một cách nhanh chóng.
- Men phospholipase: Chất này có tác dụng phân hủy lexitin cũng như tạo thành lisoxitin – một chất được biết đến với khả năng dung giải các tế bào, đồng thời gián tiếp làm dung huyết.
- Trong điều kiện nhiệt độ cao, chỉ có các men của nọc ong bị phá hủy chứ melitin không chịu sự tác động. Ngay cả trong môi trường axit mạnh thì melitin cũng rất vững nhưng trong môi trường mạnh thì chất này lại rất dễ bị phá hủy.
- các nhân tố oxi hóa có thể khiến tác dụng của nọc ong bị giảm bớt. Một số men dung giả như protein, pepsin hay trypsin có thể phong bế hoàn toàn nọc ong.
- Anbumin của nọc ong bị phá hủy cho thấy đây chính là một chất có tác dụng cơ bản trong nọc ong.
Nọc ong đốt có tốt không?
Phản ứng của nọc ong phụ thuộc vào liều nọc đưa vào, nơi bị đốt và cơ địa của từng người. Trẻ em và phụ nữ có độ nhạy cảm với nọc ong cao hơn nam giới.
Ở một số người, khi bị ong đốt 1 hay 2 lần thì cũng chỉ dẫn đến phản ứng viêm tại chỗ. Những người nuôi ong do từng bị ong đốt nhiều lần nên thường có sức đề kháng cao và ít bị phản ứng với nọc ong.
Nọc ong có thể gây ra một số phản ứng tại chỗ như:
- Sưng, đỏ da
- Đau
- Có cảm giác bỏng rát
- Một số người có thể bị sốt với thân nhiệt tăng cao hơn từ 2 – 5% so với bình thường.
Ở liều cao, nọc độc có thể gây ra nhiều phản ứng nghiêm trọng cho cơ thể người như:
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Chảy nhiều nước bọt
- Vã mồ hôi
- Nôn mửa
- Rối loạn tiêu hóa
- Tụt huyết áp
- Tan hồng cầu
- Bất tỉnh
- Nằm liệt giường.
Tuy nhiên, khi sử dụng nọc ong với liều gần đúng tùy theo từng đối tượng, dược liệu này lại phát huy tác dụng chữa bệnh. Liều điều trị thường nhỏ hơn so với liều có thể gây độc hay chết người hàng chục hoặc hàng trăm lần.
Khi vào cơ thể, nọc ong có thể làm giãn động mạch cũng như hệ thống mau mạch. Dược liệu này giúp tăng cường lưu thông máu đến vùng bị tổn thương, đồng thời hỗ trợ giảm đau.
Ở hệ tuần hoàn, nọc ong có thể làm tăng số lượng hemoglobin và các tế bào bạch cầu, độ nhớt và tốc độ đông máu nhỏ hơn, trong khi đó, tốc độ huyết trầm có khuynh hướng hạ thấp.
Nọc ong cũng có tác dụng kích thích cơ tim, làm giảm huyết áp và giảm nồng độ cholesterol trong máu, đồng thời nâng cao sức khỏe và giúp người bệnh ăn ngủ tốt hơn.
Tham khảo thêm: Bạch cập – Cây dược liệu với nhiều công dụng trị bệnh, làm đẹp
Nọc ong chữa bệnh gì?
Với những tác dụng trên, nọc ong thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý có tính chất nặng và kéo dài. Bao gồm:
- Sưng khớp do thấp
- Bệnh thấp của cơ
- Hen suyễn
- Bệnh sưng khớp truyền nhiễm không đặc hiệu
- Đau đầu
- Viêm khí quản
- Cao huyết áp giai đoạn 1 và 2
- U bã đậu
- Viêm khớp
- Đông y còn dùng nọc ong để cai nghiện ma túy
Dạng bào chế nọc ong
Nọc của ong có thể sử dụng với các dạng bào chế sau:
- Thuốc tiêm dưới da
- Dầu bôi
- Nhũ dịch
- Di chuyển ion
Liều dùng
Liều dùng của nọc ong được tính toán dựa trên bệnh lý cần khắc phục và thể trạng của mỗi người. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Không tự ý để ong chích hoặc lấy nọc ong uống, tiêm vào da để chữa bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những đối tượng nào không nên dùng nọc ong?
Không dùng nọc ong chữa bệnh cho các đối tượng sau:
- Người mắc bệnh lao, bệnh tuyến tụy tạng hay các vấn đề về gan
- Bệnh nhân bị đái ra máu
- Người bị bệnh tuyến thượng thận
- Phụ nữ mang thai
- Người đang bị suy nhược toàn thân
- Bệnh nhân có vấn đề về máu hoặc các tổ chức tạo máu khiến cho cơ thể dễ chảy máu
- Không dùng nọc ong theo đường tiêm phối hợp với châm cứu.
Tham khảo thêm: Ba Kích Là Gì? 22 Công Dụng và Cách Dùng Trị Bệnh
Những lưu ý khi sử dụng nọc ong để đảm bảo an toàn
Nọc của ong tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được sử dụng đúng cách, để đảm bảo an toàn và tối ưu hóa hiệu quả trị liệu, người dùng cần tuân thủ các lưu ý quan trọng dưới đây nhằm phòng tránh tác dụng phụ và phản ứng không mong muốn:
- Kiểm tra dị ứng: Người sử dụng nên thử dị ứng trước, vì nọc ong có thể gây sốc phản vệ ở những người nhạy cảm.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia: Thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia y học.
- Liều lượng: Dùng đúng liều lượng và không tự ý tăng liều.
- Vị trí tiêm: Không tiêm nọc ong vào các khu vực nhạy cảm hoặc gần mắt, miệng…
- Sử dụng thiết bị vệ sinh: Đảm bảo kim tiêm và các dụng cụ sạch sẽ, tránh nhiễm trùng.
- Theo dõi phản ứng: Sau khi dùng, cần theo dõi sức khỏe để xử lý kịp thời nếu có phản ứng bất thường.
Nọc ong là một liệu pháp tự nhiên mang nhiều tiềm năng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm và giảm đau nhờ vào những dược tính quý giá. Tuy nhiên, việc sử dụng cần được thực hiện cẩn trọng và dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để đảm bảo an toàn. Khi được áp dụng đúng cách, nọc của ong có thể là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Tang Phiêu Tiêu (Tổ Bọ Ngựa) Và Các Bài Thuốc Quý
- Giun Đất – Đặc Điểm, Tác Dụng Của Giun Đất & Cách Dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!