Huyết kiệt

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Huyết kiệt là vị thuốc có vị ngọt mặn, tính bình có tác dụng hoạt huyết, sinh tân, giảm đau, giúp tăng khả năng hồi phục da. Vị thuốc thường được sử dụng để cầm máu, trừ tà khí trong ngũ tạng và chữa lành các vết thương.

huyết kiệt điều trị bệnh gì
Dược liệu Huyết kiệt là nhựa khô của cây Kỳ lân kiệt hoặc các cây Song mây

  • Tên khác: Huyết kết, Huyết nục, Kỳ lân kiệt, Kỳ lân huyết, Trảo nhi huyết, Hải tích thạch, Sang dragon.
  • Tên khoa học: Daemonorops draco Blume
  • Họ: Cau / Dừa – Palmaceae

Mô tả Huyết kiệt

1. Đặc điểm dược liệu

Huyết kiệt là nhựa khô của cây Kỳ lân kiệt hoặc một số cây Song mây thuộc chi Calamus propinquus Becc., họ Dừa – Palmaceae.

Dịch tiết từ thân cây và quả của cây Kỳ lân Kiệt có màu đỏ như máu, khi khô đóng cục lại tạo nên Huyết kiệt. Dược liệu giòn, rất dễ vỡ vụn, những mảnh vụn có mặt ngoài trơn bóng, bên trong có màu đỏ đẹp, không có mùi, nếu dùng vạch lên giấy sẽ để lại một vệt màu nâu.

Theo kinh nghiệm dân gian để thử Huyết kiệt có thể mài dược liệu vào móng tay, nếu thấm vào móng tay thì là dược liệu thật. Dược liệu tốt có vị hơi mặn, khi đập bể có mùi như Chi tử, nhai không nát. Còn dược liệu có vị mặn, đập ra ngửi thấy mùi tanh hôi là kém chất lượng.

2. Phân bố

Cây Kỳ lân Kiệt mọc hoang ở nhiều nơi tại các đảo Indonexia.

Tại Việt Nam, chưa thấy phân bố, dược liệu chủ yếu là nhập ngoại.

Huyết kiệt có tác dụng gì
Câu Kỳ lân kiệt chủ yếu phân bố ở các đảo Indonexia, tại Việt Nam chưa thấy

3. Bộ phận sử dụng dược liệu

Nhựa từ quả và thân cây Kỳ lân Kiệt hoặc các loại cây Song mây được sử dụng làm dược liệu.

3. Thu hái – Sơ chế

Quả Kỳ lân kiệt khi chín có màu đỏ, trên quả có nhiều vảy, bên ngoài vẩy này thường phơi nhiều nhựa màu đỏ như máu.

Thu hái quả khi quả chín, thường là vào mùa hè. Sau khi thu hái mang về cho vào túi gai, vò xát để thu chất nhựa khô giòn, lọc qua rây để lọc chất nhựa, loại bỏ các tạp chất. Sau đó mang nhựa đi phơi nắng hoặc hấp cách thủy cho nóng rồi để vào khuôn hoặc làm thành từng viên nhỏ, gói trong lá cây Cọ.

Ở một số nơi có thể đun quả với nhựa để chảy ra rồi đóng thành bánh, có thể có trọng lượng đến vài kg. Tuy nhiên, loại dược liệu này kém chất lượng và có giá trị không cao.

4. Bảo quản dược liệu

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, phòng ẩm thấp. Sau khi bị ẩm, dược liệu có thể bị biến chất và rất khó tán thành bột.

5. Thành phần hóa học

Huyết kiệt chứa một số thành phần chính như:

  • Tinh dầu
  • Axit Benzoic tự do
  • Ester của Axit Benzoic
  • Anthoxyan
  • Dracoresitanol
  • Dracocacmin
  • Dracorubin

Vị thuốc Huyết kiệt

vị thuốc huyết kiệt
Dược liệu tính ôn, vị ngọt hơi mặn

1. Tính vị

Dược liệu có tính ôn, vị ngọt hơi mặn.

2. Quy kinh

Huyết kiệt quy vào kinh Can và Tâm bào.

3. Tác dụng dược lý

Hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học hiện đại về tác dụng dược lý của dược liệu.

Theo y học cổ truyền, Huyết kiệt có một số tác dụng như:

  • Hoạt huyết, tán ứ
  • Giảm đau
  • Sinh tân dịch
  • Làm tan mụn nhọt
  • Giúp lên da non
  • Cầm máu, tiêu máu tụ
  • Trừ tà khí trong ngũ tạng
  • Thông tắc kinh nguyệt gây đau

Chủ trị:

  • Chấn thương gây tụ huyết, sưng đau, bầm tím
  • Bế tắc kinh nguyệt
  • Huyết khối sau sinh gây đau đớn
  • Cầm máu, chữa lành xuất huyết, lở loét do ngoại thương

4. Cách dùng – Liều lượng

Huyết kiệt có thể sử dụng dưới dạng thuốc tán bột hoặc viên hoàn. Dùng độc vị hoặc kết hợp với các loại thuốc khác đều có thể.

Liều lượng sử dụng khuyến cáo: 3 – 4 mỗi ngày. Tuy nhiên liều lượng có thể thay đổi phụ thuộc vào liều lượng hoặc chỉ định của thầy thuốc.

Bài thuốc sử dụng Huyết kiệt

Huyết kiệt
Huyết kiệt thường được sử dụng để điều trị các bệnh ứ huyết, chấn thương sưng đau, mụn nhọt

1. Chữa bong gân, trật khớp, sang thương ở tay chân

Sử dụng Huyết kiệt 160 g, Tự nhiên đồng 8 g, Đại hoàng 48 g, tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng uống 12 – 16 g với nước cốt Gừng.

2. Điều trị huyết vựng lên tâm gây đau, đầy, trướng ngực, hen suyễn ở phụ nữ sau sinh

Sử dụng Huyết kiệt, Một dược, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng uống 2 lần, mỗi lần 8 g. Dùng Đồng tiện hoặc rượu nóng để chiêu thuốc.

3. Điều trị phụ nữ có thai mà hình thành huyết khối do huyết ứ, gây đau xương sườn, đau bụng

Dùng Huyết kiệt, Diên hồ sách, Bồ hoàng, Đương quy, Xích thược, Quế tâm, mỗi vị đều 20 g, tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng uống 8 – 12 g với Đồng tiện hoặc rượu nóng. Uống xong đi nằm nghỉ, một lát sau lại uống, ác huyết sẽ theo đường kinh nguyệt ra, không trào ngược lên nữa.

5. Điều trị ngoại thương gây chảy máu

Dùng huyết kiệt tán thành bột mịn, rắc vào vết thương.

6. Điều trị chảy máu cam

Sử dụng Huyết kiệt và Bồ hoàng, tán thành bột mịn, lọc qua rây để loại bỏ các tạp chất. Thổi bột dược liệu vào mũi.

7. Chữa mụn nhọt, sưng đau

– Bài thuốc thứ nhất:

Dùng Huyết kiệt, Bồ hoàng, mỗi vị liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 10 – 12 g.

Nếu mụn rò rỉ máu, có thể rắc bột thuốc để mụn để điều trị.

– Bài thuốc thứ hai:

Dùng Huyết kiệt 6 g, Khinh phấn, Hạnh nhân sống, mỗi vị đều 63 g, Hạt gấc 6 hạt, Ba đậu nhân 0.6 g, Hạt thầu dầu, Một dược, Colophan, mỗi vị đều 20 g. Nấu tất cả các nguyên liệu trên cô đặc thành cao.

Khi dùng thì phết cao lên gạc, đắp vào mụn nhọt để hỗ trợ mụn để điều trị và nhanh lên da non.

– Bài thuốc thứ ba:

Sử dụng Huyết kiệt 4 g, Nhi nhà, Nhũ hương, Một dược, mỗi loại đều 6 g. Tán các vị thuốc thành bột mịn. Khi dùng thì dùng tăm bông chấm bột thuốc lên các nốt mụn.

8. Điều trị ứ huyết, hỗ trợ giảm đau

– Bài thuốc thứ nhất:

Dùng Huyết kiệt, Hồng hoa, mỗi vị đều 8 g, Băng phiến 4 g, Nhi trà 12 g, Xạ hương 2 g, Một dược, Nhũ hương, Chu sa, mỗi vị đều 6 g. Nghiền tất cả các vị thuốc thành bột mịn.

Mỗi lần dùng 2.5 – 3 g, dùng với rượu đun sôi để ấm hoặc Đồng tiện.

– Bài thuốc số hai:

Sử dụng Huyết kiệt, Đại hồi, Thiên niên kiện, Quế chi, mỗi vị đều 20 g, tán nhỏ. Ngâm các vị thuốc với 500 ml rượu 50 độ trong vòng 1 tuần, sau đó lọc thấy rượu thuốc. Khi dùng thì lấy tăm bông thấm vào thuốc, dùng thoa lên vết thương.

9. Bài thuốc bổ máu

Sử dụng Huyết kiệt, Hoài sơn, Hà thủ ô đỏ, Thỏ ty thử, Đỗ đen (sao cháy), Vừng đen (sao cháy), mỗi vị đều 100 g, Ngải cứu 20 g. Tán các vị thuốc thành bột mịn trộn với mật thành thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng uống 15 – 20 g.

10. Trị trong bụng có huyết khối

Sử dụng Huyết kiệt, Một dược, Hoạt thạch, Mẫu đơn bì, mỗi vị đều 30 g, sao qua, tán thành bột mịn, trộn hồ và giấm làm thành viên hoàn kích thước to bằng hạt ngô, dùng uống khi bụng đói.

11. Điều trị phong thấp chạy, đau nhức đầu gối

Sử dụng Huyết kiệt và bột Lưu hoàng, mỗi vị đều 30 g. Mỗi lần dùng uống 3 g với rượu nóng.

Lưu ý khi sử dụng Huyết kiệt

Người không có ứ tích không được dùng dược liệu.

Phụ nữ có thai không được dùng.

Huyết kiệt là dược liệu được ứng dụng điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn khi sử dụng, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể. Không tự ý sử dụng để tránh các rủi ro phát sinh.

Chia sẻ:

Dế

Dế là vị thuốc Đông y có tính hàn, vị mặn thường được ứng dụng để điều trị táo bón, sỏi đường tiết niệu, bí tiểu và hỗ trợ các trường…
con cà cuống

Cà cuống

Cà cuống là một loại côn trùng có kích thước lớn, còn có tên là đà cuống hay long sắt. Loại côn trùng này đem lại nhiều tác dụng tốt…

Mướp khía

Cây mướp khía có nhiều đặc tính dược lý nên không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà còn được dân gian tận dụng để trị viêm xoang,…
Cây đuôi công

Cây đuôi công

Cây đuôi công từ lâu được biết đến là loại thực vật được tận dụng để làm dược liệu giúp chữa trị một số bệnh lý như đau nhức khớp,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua