Cỏ nến

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Cỏ Nến hay Bồ hoàng là vị thuốc có vị ngọt, tính bình, thường được sử dụng để điều trị đau bụng kinh, tiểu tiện khó khăn, ghẻ lở, ngứa da. Khi sao cháy có thể dùng cầm máu, bổ huyết.

dược liệu cỏ nến
Hình ảnh cây Cỏ Nến

  • Tên gọi khác: Bồ hoàng, Bồ thảo, Hương bồ hoàng, Bồn bồn, Thủy hương bồ, Hương bồ, Bông liễng
  • Tên khoa học: Typha angustata Bory et Chaub
  • Họ: Hương bồ – Typhaceae

Mô tả dược liệu Cỏ nến

1. Đặc điểm sinh thái

Cây Cỏ Nến là loại thân cỏ có khoảng 1.5 – 3 m, thân có rễ lưu niên. Lá cây thường mọc từ gốc, hẹp, dài khoảng 6 – 15 cm, hình dải, thon nhọn ở chớp lá. Lá thường mọc xếp thành 2 dãy đứng xung quanh thân, dài bằng hoặc dài hơn hoa đực.

Cỏ nến có rất nhiều hoa, hoa đơn tính, mọc rất dày đặc. Hoa hình trụ, có nhiều lông tơ, hoa đực và hoa cái cách quãng từ 0.6 – 5.5 cm, chiều dài tương tự nhau. Hoa đực thường mọc ở gần ngọn, có lông màu nâu, răng ở chóp màu vàng. Hoa cái màu nâu nhạt, có rất nhiều lông mịn, hoa mảnh có nhiều lông, màu trắng hoặc hung nhạt.

Quả Cỏ Nến nhỏ, giống như quả hạch, hình thoi, khi chín sẽ tự động mở theo chiều dọc.

2. Bộ phận sử dụng dược liệu

Phấn hoa Cỏ Nến được ứng dụng để làm thuốc. Đông y gọi là Bồ hoàng, y học hiện đại gọi là Pollen Typhae.

3. Phân bố

Cỏ Nến thường mọc hoang ở nơi đầm lầy, ẩm ướt. Cây được tìm thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.

Tại Việt Nam, Cỏ Nến được tìm thấy ở Lào Cai (Sapa), Hà Nội (huyện Gia Lâm). Cỏ Nến ít khi được tìm thấy ở các tỉnh phía Nam.

4. Thu hái – Sơ chế

Thu hái hoa Cỏ Nến vào tháng 4 – 6 hàng năm. Khi thu thì cắt phần trên của hoa (phần hoa đực).

Thu hái, mang hoa về phơi khô. Nếu trời râm mát thì khi phơi cần tán đều, tránh ủ nóng làm biến chất dược liệu. Sau khi phơi khô thì giã nát, dùng cối nghiền, sàng lọc phần lông và tạp chất. Lại rây là lọc mịn để lấy phần bột nhỏ, phơi khô, bảo quản dùng dần.

Cách bào chế dược liệu Bồ hoàng:

  • Bồ hoàng là chất bột nhẹ có màu vàng tươi, khi quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy hạt hình cầu hoặc hình bầu dục.
  • Khi bào chế cần bọc 3 lần giấy nước cho sắc vàng, lại để yên nửa ngày cho khô (theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
  • Khi dùng sống thì không cần bào chế, dùng chín thì sao qua lửa nhỏ.

5. Bảo quản dược liệu

Bồ hoàng dễ hút ẩm sinh ra nấm mốc. Do đó, khi bào chế cần bọc trong giấy mỏng, tránh bay, đặt ở nơi có nắng để tránh ẩm mốc.

Dược liệu sao khi bào chế cần đựng trong lọ kín, đặt ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao và quá nóng để đảm bảo chất lượng dược liệu.

6. Thành phần hóa học

Hạt phấn Bồ hoàng có 30% là chất béo. Trong đó thành phần chính là Isorhamnetin và Acid Palmitic. Ngoài ra, Bồ hoàng cũng chứa 10 – 30% chất mỡ, khoảng 13% chất Xitosterin.

Vị thuốc Cỏ nến

cỏ nến
Phấn cây Cỏ Nến cho vị thuốc gọi là Bồ hoàng

1. Tính vị

Bồ hoàng tính bình, vị ngọt (theo Trung Dược Học).

2. Quy kinh

Quy vào kinh Tỳ, Can, Tâm bào lạc (theo Trung Dược Học).

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

  • Bồ hoàng có tác dụng cầm máu.

Theo y học cổ truyền:

  • Hành, hoạt ứ, lợi tiểu, khi sao đen có thể thu về sáp cầm máu.

Bồ hoàng chủ trị:

  • Thống kinh do huyết ứ
  • Đau ư bụng hoặc rong kinh sau khi sinh con
  • Ứ máu, bầm tím, sưng, viêm, đau, gây mủ do té ngã, chấn thương
  • Xuất huyết ngoài da do va chạm, ngoại thương
  • Làm lành ghẻ ngứa, lở loét da

4. Cách dùng – Liều lượng

Bồ hoàng có thể dùng sống để tiêu viêm, tán ứ, lợi tiểu, hành huyết. Khi sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết (theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).

Liều lượng khuyến cáo: 3 – 9 g mỗi ngày.

Bài thuốc sử dụng Cỏ nến

cây cỏ nến
Vị thuốc Bồ hoàng tính bình, vị ngọt thường được dùng để điều hòa khí huyết

1. Hỗ trợ cầm máu

Sử dụng Bồ hoàng 5 g, Cam thảo 2 g, Cao ban long 4 g, sắc cùng 600 ml nước đến khi còn 200 ml là được. Chia thành 2 – 3 lần dùng uống trong ngày.

2. Điều trị máu cam chảy nhiều lan ra khắp miệng và tai

Sử dụng Bồ hoàng và A giao (sao chảy thành hạt), mỗi vị nửa lượng, trộn đều. Mỗi lần uống 2 chỉ với nước đun sôi để nguội và 1 chén nước sắc Địa hoàng. Uống thuốc khi còn nóng và bịt nơi chảy máu lại để cầm máu.

3. Chữa phế nhiệt gây chảy máu cam

Sử dụng Bồ hoàng, Thanh đại, mỗi vị 1 chỉ, uống với nước mới múc dưới dòng sông lên.

4. Chữa mửa ra máu ở người lớn và trẻ nhỏ

Dùng Bồ hoàng tán thành bột mịn, phân lượng tùy vào độ tuổi của người dùng và chỉ dẫn của thầy uống, dùng uống với nước sinh địa.

5. Chữa nôn mửa, khạc ra máu tươi

Sử dụng 2 lượng Bồ hoàng tán thành bột mịn, dùng uống với rượu hoặc nước lành. Mỗi ngày uống một lần, mỗi lần dùng 3 chỉ.

6. Điều trị chảy máu nhiều do vết thương hở, người bệnh ngất lịm mất ý thức

Sử dụng nửa lượng Bồ hoàng uống với rượu nóng.

7. Chữa lở loét ở hạ thân, bộ phận sinh dục

Sử dụng Bồ hoàng bôi vào vùng da lở loét. Mỗi ngày bôi 3 – 4 lần là khỏi.

8. Điều trị xuất huyết tiêu hóa

Sử dụng Bồ hoàng tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 1 thìa canh sắc uống, mỗi ngày uống 3 lần.

9. Chữa ứ huyết do băng bên trong

Sử dụng 2 lượng Bồ hoàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê, khi nào ngưng thì thôi.

10. Chữa trong tai có mủ, máu hoặc mủ chảy ra khỏi tai

Dùng bột Bồ hoàng tán mịn, rắc vào tai.

11. Trị tức bụng do bí tiểu

Dùng vải bọc Bồ hoàng để lên thắt lưng, chỗ có thận. Sau đó chổng đầu xuống, hai chân đưa lên trời thì từ từ sẽ thông.

12. Chữa ứ huyết do bế kinh, hậu  sản chảy máu không ngừng, đau ở vùng bụng dưới

Dùng Bồ hoàng, Ngũ linh, mỗi vị đều 9 g, tán mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng uống 6 g với rượu nóng, ngày uống 2 lần.

13. Điều trị sa trực tràng

Sử dụng Bồ hoàng trộn với mỡ lợn, thoa vào trực tràng 3 – 5 lần mỗi ngày.

14. Hỗ trợ tình trạng động thai muốn sinh mà chưa đủ tháng

Sử dụng 2 chỉ Bồ hoàng uống với nước giếng.

15. Thúc đẻ

Dùng Bồ hoàng, Địa long rửa sạch, sấy khô, phối hợp cùng với Quất bì, Trần bì, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi vị để riêng, đợi khi nào có dấu hiệu sinh thì sao 1 chỉ từng vị thuốc dùng chung với nước mới lấy từ dưới lòng sông lên, dùng uống, hỗ trợ sinh mau.

16. Chữa hậu sản, ra máu nhiều, cơ thể ốm yếu

Sử dụng 2 lượng Bồ hoàng sắc thành thuốc, dùng uống.

17. Điều trị nhau thai không ra

Sử dụng 2 chỉ Bồ hoàng dùng uống với nước giếng.

18. Chữa ứ huyết thành cục ở bụng dưới

Sử dụng Bồ hoàng 3 lượng, dùng uống với nước cơm.

19. Chữa sản hậu gây bức rức

Sử dụng 1 muỗng canh Bồ hoàng uống với nước chảy về phương Đông.

20. Chữa chấn thương do té từ trên cao, ứ huyết do đánh nhau

Sử dụng Bồ hoàng tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 3 chỉ với rượu nóng.

21. Trị đau nhức xương khớp

Sử dụng Bồ hoàng 8 lượng, Chế phụ tử 1 lượng tán thành bột, dùng uống với 1 chỉ với nước, mỗi ngày uống thuốc 1 lần.

22. Chữa các bệnh lý thuộc máu huyết sau sinh

Sử dụng Bồ hoàng sao đen, Đậu đen sao, Càn khương sao đen, Đương quy, Ngưu tất, Xuyên khung, Sinh địa, Trạch lan, sắc thành thuốc, dùng uống.

23. Chữa chứng đái ra máu

Dùng Bồ hoàng, Xa tiền tử, Sinh địa, Mạch môn, Ngưu tất sắc thành thuốc, dùng uống.

24. Chữa rong kinh, băng huyết

Dùng Bồ hoàng, A giao, Bạch giao, Mạch môn, Sa tiền tử, Xích phục linh, Nhân sâm, Đỗ trọng, Xuyên tục đoạn, sắc thành thuốc, dùng uống.

25. Chữa chứng sưng lưỡi do nhiều nguyên nhân

Sử dụng Bồ hoàng sống đặt lưới lưỡi liên tục đến khi khỏi sưng.

26. Chữa phụ nữ thống kinh, sau khi sinh máu hậu sản không xuống được

Dùng Bồ hoàng 6 g, Hắc đậu 15 g, Gừng lùi cháy 3 g, sắc thành thuốc dùng uống khi còn nóng.

27. Chữa thống kinh do ứ huyết

Dùng 5 chỉ Bồ hoàng, Ngũ linh chi 5 lượng, Đơn sâm 1 lượng, sắc thành thuốc dùng uống.

28. Chữa xuất huyết tử cung

Dùng Bồ hoàng sao cháy thành than, Liên phòng sao cháy thành than, mỗi vị 15 g, sắc thành thuốc, dùng uống. Nếu cơ thể suy nhược nặng thì gia thêm 30 g Hoàng kỳ, 24 g Đảng sâm, sắc thành thuốc, dùng uống.

29. Chữa vết thương chảy máu liên tục

Sử dụng Bồ hoàng, Ô tặc cốt, Cốt phấn, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, rắc vào nơi chảy máu, sau đó băng lại.

30. Chữa tiểu ra máu

Sử dụng Bồ hoàng, Đông quỳ tử đều 9 g, Sinh địa 15 g, sắc thành thuốc, dùng uống trong ngày.

31. Chữa ói ra máu, thổ huyết

Dùng Bồ hoàng sao cháy 80 g, mỗi lần dùng uống 4 – 8 g.

32. Trị máu mũi chảy nhiều

Sử dụng Bồ hoàng và Thanh đại mỗi vị 4 g, dùng uống.

33. Điều trị đại tiện ra máu

Sử dụng Bồ hoàng sao chát, Cải củ, lá Sen tươi, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 4 – 8 g với nước cơm.

34. Chữa sau khi sinh máu sản hậu ra không hết, gây đau bụng

Sử dụng Bồ hoàng sao qua giấy, uống mỗi lần 4 g với nước đun sôi để nguội.

35. Điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, rong kinh máu chảy không dứt

Sử dụng Bồ hoàng sao cháy, lá Lốt tẩm nước muối sao qua, tán nhỏ, gia thêm mật làm thành viên hoàn kích thước bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần dùng uống 30 viên với nước cơm.

Lưu ý khi sử dụng Cỏ nến

Người âm hư, không bị ứ huyết không đường dùng vị thuốc Bồ hoàng.

Cần phân biệt với cây Cỏ nến nam (Typha javanica Graebn) và vị thuốc Thạch xương bồ hay Xương bồ, dược liệu cũng được gọi là Bồ hoàng.

Cỏ Nến là vị thuốc có tác dụng hành huyết, lợi tiểu, tán ứ, khi sao cháy có thể cầm máu. Mặc dù Bồ hoàng có nhiều công dụng những không nên lạm dụng vị thuốc, khi sử dụng cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Chia sẻ:

Chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa…

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử…

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua