Điều Trị Bệnh Gan Bằng Y Học Cổ Truyền

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Hữu Tuấn - Khoa Nội - Tiêu hóa - Phó Giám đốc chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Điều trị bệnh gan bằng Y học cổ truyền là gì?

Trong lục phủ ngũ tạng, gan (Can) là bộ phận quan trọng, đảm nhận vai trò hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nếu không có gan, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm độc và không đủ sức để chống lại bệnh tật phát sinh từ đường ăn uống.

Các bệnh lý về gan được Y học cổ truyền xếp vào phạm trù “Hoàng Đản”, huyết thống tích tụ. Đây là bệnh truyền nhiễm thuộc đường tiêu hóa, thường xuất hiện với các triệu chứng như: Vàng da, đau sườn phải, gan to, ăn kém, mệt mỏi, đại tiện nhão, lưỡi nhợt có rêu trắng mỏng, mạch huyền…

Bệnh gan thuộc phạm trù chứng Hoàng Đản của Y học cổ truyền

Cơ chế điều trị bệnh gan bằng Y học cổ truyền

Do gan đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa, nên Y học cổ truyền luôn xác định rõ nguyên tắc điều trị nhóm bệnh về gan cần phải gắn liền với những vấn đề sau:

  • Các vấn đề về dạ dày: Bệnh lý ở Can thường đi kèm với vấn đề về Vị (dạ dày) như khó tiêu, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi… Y học cổ truyền lý giải là do Can mộc khắc Tỳ Thổ, vì vậy điều trị bệnh gan phải song song với điều trị bệnh dạ dày.
  • Vấn đề bổ huyết: Can tàng huyết, Y học cổ truyền gọi tình trạng huyết thiếu là “Can huyết bất túc”. Chứng bệnh này gây chóng mặt, mất ngủ, mỏi mắt, chuột rút, nữ giới kinh nguyệt ít…
  • Vấn đề hành khí: Can uất thì khí trệ, khí trệ lâu ngày gây huyết ứ. Vì vậy khi trị Can cần phải kết hợp hành khí thông qua việc sử dụng các vị thuốc có tác dụng bổ khí.
  • Can Thận đồng trị: Can Thận đồng nguyên, Can thuộc hành Mộc, Thận thuộc hành Thủy, Thủy sinh Mộc. Vì vậy tả Can cũng cần chú ý đến vấn đề bổ Thận, qua đó nâng đỡ sức khỏe toàn diện.

Lấy nguyên tắc trị bệnh từ gốc làm trọng, trong điều trị bệnh gan Y học cổ truyền tập trung thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, bổ khí, dưỡng huyết. Đồng thời nâng cao miễn dịch, nâng đỡ sức khỏe toàn diện TỪ TRONG RA NGOÀI, đem đến hiệu quả chuyên sâu, ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.

Y học cổ truyền điều trị bệnh gan từ trong ra ngoài, cho hiệu quả chuyên sâu

Các bài thuốc phổ biến được ứng dụng trong điều trị bệnh gan

Bài 1

20g nhân trần; 12g mỗi vị rễ cỏ tranh, đinh lăng, hoài sơn, chi tử, sa tiền tử, ngũ gia bì; 8g mỗi vị ngưu tất, uất kim. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài 2

Nhân trần 20g; Kim ngân 16g; Hoàng cầm, hoạt thạch, đại phúc bì, mộc thông mỗi vị 12g; Phục linh, bạch đậu khấu, trư linh mỗi vị 8g; Cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài 3

Đẳng sâm, bạch truật, bạch thược, sài hồ mỗi vị 12g; Phục linh 8g; Cam thảo, trần bì, bán hạ mỗi vị 6g. Mỗi người sắc uống 1 thang.

Bài 4

Mẫu lệ 16g; Kê huyết đằng, cỏ nhọ nồi, sinh địa mỗi vị 12g; Quy bản 10g; Nga truật, tam lăng, chỉ xác, uất kim mỗi loại 8g. Sắc nấu uống mỗi ngày 1 thang.

Bài 5

Mai ba ba, mẫu lệ mỗi vị 20g; Đan sâm, xuyên khung, bạch thược mỗi vị 12g; Đào nhân, diên hồ sách, hồng hoa, đương quy mỗi vị 8g.

Y học cổ truyền điều trị hiệu quả những bệnh về gan nào?

Y học cổ truyền không phân chia từng nhóm bệnh về gan mà gọi chung là hoàng đản - chứng vàng da. Các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị hiệu quả nhiều thể bệnh gan với các triệu chứng cụ thể:

  • Thể can nhiệt tỳ thấp
  • Thể can uất tỳ hư, khí trệ
  • Thể can âm bị thương tổn
  • Thể khí trệ huyết ứ

Ưu/Nhược điểm khi điều trị bệnh gan bằng Y học cổ truyền

Đối với nhóm các bệnh về gan, Y học cổ truyền khẳng định nhiều ưu điểm trong chẩn đoán và điều trị:

  • Thành phần phối chế từ các thảo dược thiên nhiên nên an toàn, lành tính, không tác dụng phụ.
  • Y học cổ truyền tạo tác động từ gốc, đẩy mạnh quá trình đào thải độc tố ra ngoài cơ thể nhanh chóng, an toàn mà vẫn bảo vệ được chức năng gan.
  • Nhóm thuốc sử dụng các thảo dược cho hiệu quả chống oxy hóa cao, giảm áp lực và tăng cường chức năng gan tối ưu.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của Y học cổ truyền trong điều trị bệnh gan là đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Do toàn bộ thành phần là các thảo dược thiên nhiên nên bài thuốc Y học cổ truyền cho tác động từ từ, cần nhiều thời gian để thẩm thấu. Với những bệnh nhân nóng vội bỏ dở thuốc giữa chừng sẽ không đạt được kết quả mong đợi.

Giải pháp điều trị bệnh xương khớp tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Kế thừa bài thuốc “Hòa can Lý khí gia giảm” của Ông tổ ngành y Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông cùng phương pháp “Dưỡng can huyết”, Trung tâm Thuốc dân tộc đã đi sâu nghiên cứu với mong muốn ứng dụng tinh hoa Y học cổ truyền vào điều trị bệnh gan.

Dưới sự dẫn dắt của hậu duệ đời thứ 18 của danh y Lê Hữu Trác – BS CKII Lê Hữu Tuấn (Nguyên Phó giám đốc phụ trách chuyên môn Trung tâm kỹ thuật cao của BV YHCT Trung ương, nay là Phó Giám đốc chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc), đội ngũ y bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã đi đến hoàn thiện bài thuốc Bảo nam Ích can thang.

Thành phần & công dụng

Cơ chế điều trị

Bảo nam Ích can thang sở hữu cơ chế tác động “4 trong 1” đem lại hiệu quả điều trị bệnh gan chuyên sâu. Bài thuốc từng bước xử lý căn nguyên bệnh, loại bỏ triệu chứng, cho hiệu quả KÉP từ trong ra ngoài.

Đi sâu xử lý căn nguyên bệnh, chủ trị xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan A, B, C, u gan lành tính.

Ức chế tế bào ung thư, ngăn chặn phát triển xơ gan, kiểm soát không cho bệnh tiến triển nặng.

Thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, tiêu sưng, hạ men gan, khắc phục triệu chứng.

Tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan khỏi virus, bảo vệ cơ thể toàn diện, hạn chế tái phát.

Hiệu quả

Ưu điểm giải pháp điều trị tại Thuốc dân tộc

Kết tinh giá trị tinh hoa Y học cổ truyền và Y học hiện đại, đặc trị bệnh gan chuyên sâu và toàn diện.

Cơ chế đặc trị xoáy sâu vào tận bên trong cơ thể, lộ trình điều trị rõ ràng - nhanh gọn.

Thuốc Nam tự nhiên, an toàn, không gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng.

Thuốc được hỗ trợ sắc sẵn có thể dùng được liên, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Hướng dẫn sử dụng

Bảo nam Ích an thang là bài thuốc thang gia giảm, với mỗi bệnh nhân các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc sẽ chẩn bệnh và đưa ra liệu trình, hướng dẫn phù hợp. 4 chế phẩm của bài thuốc được sử dụng kết hợp trong cùng phác đồ theo hướng dẫn sau:

  • Bảo nam Ích can hoàn: Ngày uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 10 viên, sau ăn 30 phút.
  • Bảo nam Ích can: Ngày uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 10 viên, sau ăn 30 phút.
  • Giải độc hoàn: Được bác sĩ chỉ định cụ thể cho từng bệnh nhân khi kê đơn thuốc.
  • Detox Orgreen: Nên uống sau khi ăn 20 phút.Người lớn ngày uống 14 - 20 viên, chia làm 2 lần. Trẻ em từ 6 - 15 tuổi uống theo chỉ định của bác sĩ.
Nhiều loại thảo dược được Y học cổ truyền phối chế và sử dụng hiệu quả
Đối tượng sử dụng
Đội ngũ bác sĩ

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

4.8
  • Chức vụ: Giám đốc Chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Thạc sĩ Bác sĩ
  • Năm kinh nghiêm: Gần 40 năm

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

4
  • Chức vụ: Phó Giám đốc Chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Năm kinh nghiêm: 40 năm

BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

5
  • Chức vụ: Giám đốc Chuyên môn cơ sở HCM
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 30 năm

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

5
  • Chức vụ: Giám đốc Chuyên môn Đông Phương Y Pháp
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKI
  • Năm kinh nghiêm: 40 năm
Lương y Phùng Hải Đăng

LƯƠNG Y PHÙNG HẢI ĐĂNG

5
  • Chức vụ: Trưởng khoa khám bệnh
  • Học hàm/ học vị: Lương Y
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 20 năm
bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

3.3
  • Chức vụ: Bác sĩ
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Năm kinh nghiêm: 40
Chia sẻ
Bỏ qua