Ráy gai

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Ráy gai (rau mốp, chóc gai, mướp gai…) có vị cay, tính ấm, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, bình suyễn… Đông y thường dùng vị thuốc trên để trị suy gan, vàng da do viêm gan, tê buốt chân tay, đau lưng mỏi gối…

ráy gai
Đông y thường dùng Ráy gai để trị suy gan, vàng da do viêm gan, tê buốt chân tay, đau lưng mỏi gối.

  • Tên gọi khác: Chóc gai, hải vu, dã vu, sơn thục gai hay cây móp (Nam bộ), cây cừa.
  • Tên khoa học: Lasia spinosa Thwaites
  • Họ: Ráy (Araceae)

Mô tả dược liệu 

Đặc điểm thực vật

Ráy gai là câu thân thảo. Phần thân, rễ, cuống đều có gai. Lá cây ráy gai có hình mũi tên về sau xẻ lông chim, cuống lá có bẹ. Hoa cây Ráy gai không phân nhánh. Quả mọng, hình trứng vuông, gai ngắn ở đỉnh, hạt dẹp. Hoa nở vào mùa hạ. 

Bộ phận dùng

  • Toàn cây.

Thu hái và chế biến

  • Thu hái: Quanh năm nhưng thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào mùa đông.
  • Chế biến: Thân rễ sau khi thu hái thì đem rửa sạch, phơi khô, ngâm với nước đường phèn và gừng để làm sạch, loại bỏ độc tố rồi thái mỏng, sao vàng.

Phân bố

Cây mọc hoang ở vùng đất ẩm ướt, bên trên có tán che như: ruộng nước, bãi lầy, bờ ao, ven suối. Người ta tìm thấy cây Ráy gai ở nhiều nước thuộc khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ. Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Campuchia…

Vị thuốc Ráy gai

Tính vị

  • Dược liệu có vị cay, tính ấm.

Thành phần hóa học

  • Theo một số nghiên cứu của y học hiện đại, cây Ráy gai có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa polyphenol, vitamin C.

Tác dụng dược lý và chủ trị

Người ta thường dùng đọt non ráy gai, lá non, bẹ non để làm rau ăn hằng ngày với những cách chế biến thông thường như nấu, luộc, xào, muối chua. Bên cạnh đó, ráy gai còn có tác dụng chữa bệnh.

Theo Đông Y, dược liệu có tác dụng chính là:

  • Thanh nhiệt
  • Giải độc
  • Lợi niệu
  • Tán ứ
  • Trừ đờm
  • Bình suyễn

Với đặc tính trên, ráy gai có khả năng chữa các bệnh sau đây:

  • Ho, đau họng
  • Phù thũng
  • Suy gan. viêm gan nhẹ
  • Di chứng sau sốt rét
  • Tê buốt bàn chân
  • Lở ngứa ngoài da, mụn nở mắt.
  • Đau lưng mỏi gối.

Cách sử dụng – liều dùng

  • Liều dùng: 12 – 16g,
  • Cách dùng: thuốc dạng sắc.

Bài thuốc trị bệnh từ Ráy gai

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Ráy gai, bao gồm:

ráy gai tác dụng
Ráy gai được thêm vào nhiều bài thuốc chữa bệnh.

Chữa gan vàng da, suy gan:

  • Chuẩn bị: 12 – 16g ráy gai.
  • Thực hiện: Sắc uống trước mỗi bữa ăn chính khoảng 1.5 giờ, dùng từ 2  -3 lần/ ngày.

Để tăng hiệu quả cho bài thuốc, có thể cân nhắc bổ sung một số vị thuốc khác như mã đề, nhân trần, diệp hạ châu – mỗi vị 12 g, dùng liên tục trong 3 – 4 tuần cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm. Hoặc, dùng phối hợp nghệ vàng với Ráy gai, sắc dùng 1 thang mỗi ngày, liên tục trong 3 – 4 ngày.

Chữa suy nhược cơ thể do sốt rét hoặc các di chứng sau đợt sốt rét:

  • Chuẩn bị: 12g ráy gai, đảng sâm, bạch truật, hoàng kỳ, cam thảo.
  • Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày.

Trị tê thấp, bàn chân tê buốt:

  • Chuẩn bị: 12g ráy gai, cẩu tích, kê huyết đằng, tỳ giải, ngưu tất.
  • Thực hiện: Sắc uống một thang mỗi ngày, chia làm 3 lần, dùng trước khi ăn, liên tục trong 3 – 4 tuần lễ cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Để tăng tính hiệu quả cho bài thuốc, đặc biệt là các trường hợp hai chân tê buốt, thêm 20g gừng vào lần sắc thuốc cuối cùng, đổ ngập nước, đun thêm trong 30 phút. Gạn lấy nước này, để đến khi ấm thì ngâm hai bàn chân vào, sau đó lau khô.

Trị đau gối, đau lưng, đau xương khớp:

  • Chuẩn bị: 20g ráy gai, ngưu tất, ngũ gia bì, cẩu tích, bạch thược, cốt toái bổ, đỗ trọng, trần bì.
  • Thực hiện: Ngâm với rượu làm thuốc.

Trị viêm tinh hoàn:

  • Chuẩn bị: 12g ráy gai, 10g lá trâu cổ (lá vẩy ốc) sao vàng, lệ chi hạch (hạt vải) thái mỏng, sao vàng.
  • Thực hiện: Sắc uống 1 thang mỗi ngày, chia làm 2 lần uống, dùng trước mỗi bữa ăn. Dùng thuốc cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Trị ho do phế nhiệt, nước tiểu đậm màu, vàng:

  • Chuẩn bị: Ráy gai, bạc hà, huyền sâm, mạch môn, râu ngô mỗi vị từ 10 –  12g.
  • Thực hiện: Sắc uống 1 thang mỗi ngày, dùng liên tục từ 1 – 2  tuần cho đến khi triệu chứng biến mất.

Những điều cần lưu ý khi dùng Ráy gai trị bệnh

Trong quá trình dùng Ráy gai chữa bệnh, cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Ráy gai có hình dáng, màu sắc khá giống vị thuốc thổ phục linh nên cần lưu ý phân biệt, tránh nhầm lẫn.
  • Tránh nhầm lẫn Ráy gai với một số loại cây thuộc họ ráy như ráy leo (ráy leo lá rách), cây ráy dại (dã vu), cây củ chóc (bán hạ nam).

Trên đây là một số thông tin về cây Ráy gai. Tham khảo ý kiến chuyên gia nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết. Mọi trường hợp không hiểu cách sử dụng cũng như dùng không đúng cách đều có thể tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Chia sẻ:

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ là thảo dược quen thuốc có thể điều trị mụn nhọt, viêm gan, kinh nguyệt không đều... Tuy an toàn nhưng vẫn có trường hợp không được…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua