Hợp hoan bì

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Hợp hoan bì là vị thuốc có tác dụng tích cực trong điều trị mất ngủ, gãy xương, phế ung, suy nhược cơ thể. Bệnh nhân có thể sử dụng dược liệu dưới dạng sắc uống, tán bột hoặc ngâm rượu với liều lượng 2 – 12 gram mỗi ngày.

  • Tên gọi khác: Hợp hoan, Hợp hoan hoa, Hợp hôn bì, Nhung tuyết hoa, Dạ hợp bì, Thanh thường bì, Mã anh thụ bì, Manh cát bì
  • Tên gọi khoa học: Fabaceae.

Mô tả về hợp hoan bì

+ Hợp hoan bì là gì?

Hợp hoan bì là lớp vỏ bên ngoài của thân cây hợp hoan được thu hái và bào chế làm thuốc chữa bệnh.

Hợp hoan bì
Vị thuốc hợp hoan bì chính là vỏ của cây hợp hoan

+ Đặc điểm của cây hợp hoan

Hợp hoan là cây thân gỗ, sống lâu năm. Cây to, chiều cao có thể lên tới hơn 10 mét. Từ thân cây đâm ra nhiều cành nhỏ có góc cạnh.

Lá cây hợp hoan mọc đối thuộc dạng lá chét lông chim, hình dáng tương tự như lá cây phượng. Mỗi lá có chiều dài dao động từ 5 – 10mm. Các lá chét thường khép lại vào ban đêm.

Hoa mọc ở đầu cành mới, có màu hồng trắng, xếp thành hình xim. Đài hoa có hình ống dài. Hoa có thể có nhị đực hoặc nhị cái, trong đó nhị đực chiếm số lượng nhiều hơn.

Quả hợp hoan bì thuộc loại quả đậu, hơi dẹt. Chiều dài quả cỡ từ 8 – 15cm.

+ Phân bố:

Hợp hoan là cây thuốc có nguồn gốc ở Trung Quốc. Cây mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh, lấy bóng mát ở các tỉnh như Phúc Kiến, Giang Tô hay Hà Bắc…

+ Bộ phận dùng làm thuốc

Vỏ cây hợp hoan là bộ phận có giá trị dược liệu cao, được Y học cổ truyền Trung Hoa sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ lâu.

+ Đặc điểm dược liệu

Dược liệu hợp hoan bì được cắt thành từng đoạn ngắn cỡ 1 – 2 đốt ngón tay. Khi phơi khô dược liệu cong lại giống hình dạng nửa cái ống. Mặt bên ngoài có màu nâu tro, xù xì. Mặt trong màu vàng nhạt hoặc hơi nâu, trơn láng. Chất cứng, nhẹ nhưng giòn và có thể dùng tay bẻ gãy dễ dàng.

+ Thu hái – sơ chế

Vỏ cây hợp hoan được thu hái bất cứ lúc nào trong năm cũng được. Người dân chọn những cây già đã trưởng thành để tách lấy vỏ. Dược liệu sau đó được cạo sạch lớp ngoài cùng, sao khô dùng dần.

+ Thành phần hóa học của hợp hoan bì:

Chưa có nghiên cứu phân tích về thành phần hóa học của dược liệu

Vị thuốc hợp hoan bì

+ Tính vị

Hợp hoan bì có tính bình, vị ngọt

+ Quy kinh

  • Kinh Tỳ
  • Kinh Phế

+ Tác dụng dược lý

Y học cổ truyền ghi nhận, hợp hoan bì có công dụng an thần, giúp trấn tịnh, làm thư giãn thần kinh, giảm đau, tiêu sưng, tăng cường lưu thông máu, làm liền gân xương.

dược liệu hợp hoan bì
Hợp hoan bì có tác dụng giảm đau, an thần, tiêu sưng

+ Chủ trị:

  • Bệnh mất ngủ
  • Suy nhược thần kinh
  • Gãy xương
  • Phế ung
  • Sưng đau do chấn thương

+ Liều lượng:

Mỗi ngày dùng 2 – 12g

+ Cách dùng hợp hoan bì

  • Sắc uống
  • Tán bột uống hoặc làm hoàn
  • Ngâm rượu

Bài thuốc chữa bệnh sử dụng hợp hoan bì

Điều trị bệnh phế ung

  • Kết hợp 9g hợp hoan bì và 6g bạch căn
  • Sắc uống 1 thang mỗi ngày để làm giảm các triệu chứng bệnh.

Bài thuốc điều trị gãy xương do chấn thương

  • Dùng thang thuốc gồm 120g hợp hoan bì và giới thái tử 30g
  • Trước tiên đem hợp hoan bì cạo bỏ đi lớp vỏ thô bên ngoài, bỏ vào chảo sao đen. Giới thái tử cũng đem sao vàng.
  • Cả hai vị thuốc đã sơ chế tán thành bột mịn
  • Mỗi lần lấy 6g chiêu với rượu nóng uống trước khi đi ngủ. Kết hợp dùng bã thuốc đắp vào tổn thương để nhanh liền xương.

 Điều trị bệnh phế ung có biểu hiện khạc ra đàm trọc

  • Chuẩn bị 1 nắm lớn hợp hoan bì
  • Sắc dược liệu với 3 chén nước, đun cho cạn còn một nửa
  • Gạn ra, chờ cho thuốc còn hơi âm ấm chia làm 2 phần đều nhau uống vào buổi sáng và buổi tối.

Trị lo âu, mất ngủ, tâm thần bồn chồn không yên

  • Cách 1: Lấy 15g hợp hoan bì sắc với 300ml nước lấy 100ml. Uống 1 – 2 lần trong ngày cho hết.
  • Cách 2: Dùng hợp hoan bì sắc uống chung với các vị dư dung, bá tử nhân, thanh long xỉ, hồng tùng chi ( hổ phách ).
Trị lo âu, mất ngủ, tâm thần bồn chồn không yên bằng vị thuốc hợp hoan bì
Trị lo âu, mất ngủ, tâm thần bồn chồn không yên bằng vị thuốc hợp hoan bì

Điều trị phế ung cho các trường hợp bị ho ra máu mủ

  • Chuẩn bị 15g hợp hoan bì
  • Sắc lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày khi thuốc còn ấm

Chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh

  • Thành phần của bài thuốc bao gồm: 9g hợp hoan bì, 9g trắc bạch diệp (bá tử nhân), 9g toan táo nhân.
  • Toan táo nhân sao vàng, đem sắc cùng các vị dược liệu còn lại
  • Chia thuốc sắc thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang.

Có thể bạn chưa biết

Chia sẻ:

Dế

Dế là vị thuốc Đông y có tính hàn, vị mặn thường được ứng dụng để điều trị táo bón, sỏi đường tiết niệu, bí tiểu và hỗ trợ các trường…
con cà cuống

Cà cuống

Cà cuống là một loại côn trùng có kích thước lớn, còn có tên là đà cuống hay long sắt. Loại côn trùng này đem lại nhiều tác dụng tốt…

Mướp khía

Cây mướp khía có nhiều đặc tính dược lý nên không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà còn được dân gian tận dụng để trị viêm xoang,…
Cây đuôi công

Cây đuôi công

Cây đuôi công từ lâu được biết đến là loại thực vật được tận dụng để làm dược liệu giúp chữa trị một số bệnh lý như đau nhức khớp,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua