Gai dầu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Gai dầu chính là tên gọi khác của cây cần sa, có chứa thành phần hóa học rất đa dạng. Hạt của cây chính là bộ phận được dùng làm vị thuốc với tên hỏa ma nhân trong Đông y. Mặc dù được ứng dụng khá phổ biến trong chữa bệnh nhưng nếu dùng không đúng cách, hậu quả sẽ rất khó lường.

Mô tả dược liệu

  • Tên gọi khác: Cần sa, Đại ma, Gai mèo, Lanh mèo, Sơn ty miêu…
  • Tên khoa học: Cannabis sativa L
  • Họ: Gai mèo (Cannabinaceae)
gai dầu
Hình ảnh cây gai dầu – còn có tên gọi quen thuộc khác là cây cần sa

1. Đặc điểm thực vật

Gai dầu là một loại cây thảo khác gốc, sống hằng năm. Phần thân thẳng đứng cao từ 1 – 2m, có thể phân ít hay nhiều nhánh. Tất cả các bộ phận của cây đều được phủ ngoài bởi một lớp lông mịn.

Lá cây mộc cách, có cuống và có lá kèm. Những lá ở phía dưới chia thùy đến tận phần cuống, phiến thùy có hình mác nhọn và mép có răng cưa. Lá phía trên có thể đơn cũng có trường hợp chia 3 thùy. Cây đực thường sẽ gầy và mảnh hơn cây cái.

Hoa cái thường mọc thành xim và xen lẫn với các lá bắc, đài hoa cái có hình mo, bọc lấy phần bầu hình cầu. Hai bầu nhụy có hình chỉ đính ở gốc bầu và dài hơn bầu nhiều. Mỗi hoa cái sẽ có 1 noãn ngược. Còn hoa đực thì sẽ mọc thành chùy với 5 cánh dài cùng 5 nhị.

Quả bế hình trứng với chiều dài khoảng 2,5 – 3,3mm, đường kính khoảng 2,5 – 3mm, nhẵn và có màu xám nhạt. Hạt có chứa dầu.

2. Bộ phận dùng

Hạt của cây là bộ phận thường được sử dụng làm vị thuốc trong Đông y với tên gọi Hỏa ma nhân. Ngoài ra các bộ phận khác của cây cũng có thể được dùng với mục đích khác.

3. Phân bố

Dược liệu được cho là có nguồn gốc ở các nước miền Trung Á. Ở nước ta, cây gai dầu được tìm thấy ở những vùng khí hậu mát lạnh. Điển hình nhất là các tỉnh miền núi như Yên Bái, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… cây thường được đồng bào dân tộc ít người trồng.

4. Thu hái và sơ chế

Quả của cây gai dầu sẽ được thu hái vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 9 hằng năm. Có thể dùng ép dầu hoặc làm vị thuốc. Để làm vị thuốc, sau khi thu hái, hạt sẽ được đem đi sao già cho giảm độc ở vỏ rồi bảo quản dùng dần.

5. Bảo quản

Cần để dược liệu trong túi kín rồi bảo quản ở những nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc hay sâu mọt.

6. Thành phần hóa học

Phân tích dược liệu nhận thấy một số thành phần, bao gồm:

  • Trong quả chứa khoảng 30% dầu khô gồm các glycerid của linolenic và acid linoleic.
  • Trong nhân hạt chứa edestinase và trigonellin L (d)-isoleucine betaine.
dược liệu gai dầu
Cây gai dầu có nguồn gốc từ các nước Trung Á, được tìm thấy rất nhiều ở Ấn Độ

Vị thuốc cây gai dầu

1. Tính vị

Dược liệu được ghi nhận là có vị ngọt và tính bình.

2. Quy kinh

Chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Hoạt trường, nhuận táo, thông tiện, giảm đau.
  • Chủ trị: Dược liệu thường được dùng để chữa táo bón, huyết hư ở người già và phụ nữ sau sinh.

Theo y học hiện đại:

  • Nhựa gai dầu thường được dùng ở dạng cồn cao hay thuốc uống giúp giảm đau, dịu đau.
  • Dùng ngoài da có tác dụng sát trùng, chữa bỏng.

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu có thể dược dùng ngoài da hay dùng ở dạng thuốc sắc kết hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, cây gai dầu có thể dược chế thành nhiều dạng khác nhau với liều dùng phụ thuộc vào từng dạng. Được khuyến cáo cụ thể như sau:

  • Cồn 1/10 (chế theo phép ngấm kiệt với cồn 90 độ): Dùng 0,05g/lần, tối đa 1g trong vòng 24 giờ.
  • Cao lỏng: Dùng 0,3 – 0,6g/ngày.
  • Cao rượu: Dùng 0,05 – 0,1g/ngày.
  • Nhựa gia dầu: Dùng 0,03 – 0,05g/ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu gai dầu

Dưới đây là một số bài thuốc quen thuộc có sử dụng các bộ phận của cây gai dầu làm vị thuốc:

1. Bài thuốc trị táo bón

  • Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 10g hạt cây gai dầu, 5g vừng đen, 50g bột ngô cùng 50g bột hạt dẻ. Đem vừng đen và hỏa ma nhân đi sao thơm rồi tán bột. Sau đó nấu chung với bột ngô và bột hạt dẻ thành dạng cháo. Khi cháo chón thêm chút đường đỏ vào để dùng làm đồ điểm tâm.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 50g hạt cây gai dầu, 50g tô tử, 50g hoàng kỳ cùng 250g gạo tẻ (nấu sau). Ba vị thuốc đem sắc kỹ lấy nước rồi bỏ bã. Dùng nước sắc này nấu với go tẻ thành dạng cháo. Chia đều làm 2 lần ăn trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Cần 12g hỏa ma nhân cùng 12g tía tô cùng 1 nắm gạo tẻ. Giã nhỏ 2 vị thuốc rồi sắc lấy nước bỏ bã. Dùng nước này nấu với gạo tẻ thành cháo, ăn hết trong ngày.

2. Bài thuốc tiêu bang linh dược

  • Chuẩn bị: 10g hỏa ma nhân, 10g sơn tra, 30g hạt thảo quyết minh, 15g trạch tả, 15g uất lý nhân.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán thành bột rồi trộn đều, gói thành 20g bột mỗi gói. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 gói thuốc bột pha hãm với khoảng 300ml nước sôi ấm. Nên uống vào thời điểm trước bữa ăn 30 phút. Bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ giảm cân rất hiệu nghiệm.

3. Bài thuốc trị sạm da

  • Chuẩn bị: 20g hạt cây gai dầu, 12g trần bì, 40g hoàng kỳ, 20g mè đen cùng 1 muỗng canh mật ong.
  • Thực hiện: Mật ong để riêng ra, 4 vị thuốc còn lahi cho vào ấm sắc chung với 4 chén nước. Thu lấy 1,5 chén, lọc bỏ bã rồi cho mật ong vào quấy đều. Chia lượng thuốc này thành 3 lần uống trong ngày vào trước bữa ăn.

4. Bài thuốc giúp nhuận tràng

  • Chuẩn bị: 10g hạt cây gai dầu, 10g hạnh nhân, 10g đào nhân, 10g đương quy, 15g sinh địa, 10g chỉ xác.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đây đem tán bột mịn rồi luyện với mật để làm hoàn, 1 viên hoàn khoảng 6g. Uống đều đặn ngày 2 lần, mỗi lần chỉ 1 viên.

5. Bài thuốc chữa ra mồ hôi trộm do thận hư

  • Chuẩn bị: 10g hạt cây gai dầu, 10g ô mai, 10g huyền sâm, 15g sinh địa hoàng, 5g ngũ vị tử, 10g mạch môn, 15g thục địa hoàng.
  • Thực hiện: Các vị thuốc này đem cho hết vào ấm sắc cùng với 1 thăng nước ở trên lửa nhỏ trong 20 phút. Chia đều lượng nước thuốc thu được thành nhiều lần uống, dùng 1 thang/ngày.
vị thuốc gai dầu
Hạt gai dầu được dùng làm vị thuốc với tên Hỏa ma nhân

6. Bài thuốc chữa động kinh thể can thận âm hư

  • Chuẩn bị: 10g hỏa ma nhân, 30g sinh địa, 12g mạch môn, 10g a giao (hòa tan uống), 1 cái kê tử hoàng, 30g quy bản (tẩm giấm), 30g miết giáp (tẩm giấm), 20g sinh mẫu lệ, 10g ngũ vị tử, 15g bạch thược. Trường hợp người nóng, bứt rứt thì gia thêm 10g long đởm thảo cùng 3g đăng tâm thảo. Trường hợp ăn khó tiêu thì gia thêm thần khúc, sao mạch nha cùng sơn tra mỗi vị 10g.
  • Thực hiện: Tất cả các vị thuốc cho vào ấm sắc lấy nước, lọc bỏ bã chia làm nhiều lần uống trong ngày. Chỉ sử dụng mỗi ngày 1 thang.

7. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung

  • Chuẩn bị: 10g hạt cây gai dầu, 15g hải kim sa, 15g biển súc thảo, 15g đào nhân, 15g cù mạch, 60g thái tử sâm, 15g kim tiền thảo, 15g thạch kiến xuyên, 15g nhân đông, 30g thục dương tuyền, 30g bạch hoa xà, 2g lộc phấn giáp, 2g tương nha tiết, 2g hổ phách tiết.
  • Thực hiện: Tất cả vị thuốc trên đem sắc lấy nước, bỏ bã, uống trong ngày mỗi ngày 1 thang. Bài thuốc này phù hợp với những người bị ung thư cổ tử cung nhưng đã di căn sang bàng quang, khí hư nhiều, tiểu tiện khó khăn.

8. Bài thuốc trị đại tràng tảo nhiệt

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 30g hạt cây gai dầu, 20g hổ trượng, 6 – 9g đại hoàng, 15g hạnh nhân, 20g bạch thược, 20g chỉ thực các, 30g bạch truật, 9g hậu phác. Các vị thuốc đem sắc lấy 300ml thuốc, lọc bỏ bã chia đều làm 3 lần uống khi còn ấm. Ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Cần 15g hạt cây gai dầu, 15g bạch tử nhân, 10g đại hoàng, 10g hậu phác, 10g thái phụ tử, 10g chỉ xác, 6g cam thảo. Các vị thuốc đem sắc lấy nước (lưu ý, đại hoàng và hậu phác cho vào sau). Chia làm 2 lần uống, dùng mỗi ngày 1 thang.

9. Bài thuốc chữa bệnh vảy nến

  • Chuẩn bị: 15g hạt cây gai dầu, 8g hà thủ ô, 20g kim ngân hoa, 20g ké đầu ngựa, 12g huyền sâm cùng 12g sinh địa.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho tất cả vào ấm, đổ thêm 600ml nước. Sắc trên lửa nhỏ thu lấy 200ml thuốc, chia đều thành 3 lần uống. Dùng với liều lượng 1 thang/ngày.

10. Bài thuốc chữa ợ chua, ăn uống kém, bí tiện

  • Chuẩn bị: 20g hạt cây gai dầu, 10g trư giáp, 5g ngải diệp, 20g đảng sâm, 15g đương quy, 10g tri mẫu, 30g hoàng kỳ, 5g khổ sâm, 30g kê thi đằng, 20g hồng đằng, 15g mộc hương, 10g chu tử sâm, 15g hương phụ.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc lấy nước, lọc bỏ bã, chia 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang. Sau khi uống hết 3 thang các triệu chứng sẽ từ từ thuyên giảm.

11. Bài thuốc chữa đau bụng do động thai

  • Chuẩn bị: 30g hạt cây gai dầu.
  • Thực hiện: Vị thuốc trên đem đập dập rồi cho lên chảo sao thơm. Sắc lấy nước, bỏ bã, uống trong ngày.

12. Bài thuốc trị ghẻ lở

  • Chuẩn bị: 30g hạt cây gai dầu, 30g cam thảo, 120 khổ sâm, 30g kinh giới, 30g uy linh tiên, 30g thạch xương bồ, 30g xuyên khung.
  • Thực hiện: Tất cả các vị thuốc trên đem tán bột mịn rồi trộn đều. Mỗi lần lấy 10g hòa với 20ml rượu để uống. Mỗi ngày chỉ dùng 1 lần duy nhất.

Lưu ý khi dùng cây gai dầu

Việc sử dụng nhựa gai dầu với mục đích để hút sẽ rất nguy hiểm. Bởi nó có thể gây kích thích dây thần kinh mạnh, gây nghiện, suy nhược thể lực và trí óc. Đối với vị thuốc hỏa ma nhân, nam giới dùng trong thời gian dài có thể gây ra chứng di tinh.

Những thông tin về cây gai dầu được đề cập trong bài viết trên chỉ có giá trị tham khảo. Người bệnh cần hỏi kỹ ý kiến thầy thuốc trước khi dùng dược liệu này chữa bệnh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Việc dùng quá liều hay không đúng trường hợp có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng nguy hại đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:

Dế

Dế là vị thuốc Đông y có tính hàn, vị mặn thường được ứng dụng để điều trị táo bón, sỏi đường tiết niệu, bí tiểu và hỗ trợ các trường…
con cà cuống

Cà cuống

Cà cuống là một loại côn trùng có kích thước lớn, còn có tên là đà cuống hay long sắt. Loại côn trùng này đem lại nhiều tác dụng tốt…

Mướp khía

Cây mướp khía có nhiều đặc tính dược lý nên không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà còn được dân gian tận dụng để trị viêm xoang,…
Cây đuôi công

Cây đuôi công

Cây đuôi công từ lâu được biết đến là loại thực vật được tận dụng để làm dược liệu giúp chữa trị một số bệnh lý như đau nhức khớp,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua