Cây sống rắn

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Cây sống rắn là một trong những dược liệu quý của nước ta, thường được sử dụng làm nguyên liệu trong các bài thuốc chữa bệnh, trong đó tiêu biểu là bài thuốc chữa ho và giải nhiệt. Người bệnh chỉ cần sử dụng đúng hướng dẫn và liều lượng mà thầy thuốc chỉ định thì sau một thời gian, bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt. Tránh dùng quá liều hoặc không đúng cách sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Mô tả về cây sống rắn

  • Tên khác: Sóng rắn, sóng rắn nhiều lá, sóng rận,…
  • Tên khoa học: Albizia myriophylla Benth.
  • Họ khoa học: Fabaceae (họ Đậu).

Đặc điểm thực vật

Cây sống rắn là một dạng cây bụi, có độ cao trung bình từ 2 – 4 mét. Cây sinh sống và phát triển bằng cách mọc dựa vào các cây to để vươn cao. Thân và cành cây có màu nâu, không trơn nhẵn mà có cạnh, khi dùng dao chặt sẽ có nước từ bên trong chảy ra.

Lá cây sống rắn là dạng lá kép hai lần, hình lông chim và có 2 tuyến ở phần cuống lá. Hoa thì có màu trắng, không mọc riêng lẻ mà tập trung lại thành từng chùm ở vị trí đầu cành, bên trong hoa có nhiều nhụy. Quả rất giống hình trái đậu nhưng mỏng hơn, bên trong chứa khoảng 4 – 9 hạt.

Cây sống rắn
Lá cây sống rắn là dạng lá kép hai lần, hình lông chim và có 2 tuyến ở phần cuống lá

Phân bố

Trên thế giới, cây sống rắn mọc hoang nhiều ở các triền rừng của Malaixia và Ấn Độ. Còn tại Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía nam. Ngoài ra còn được trồng nhiều trong vườn nhà để sử dụng làm dược liệu trong các bài thuốc chữa bệnh.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh của cây sống rắn là vỏ rễ và vỏ thân.

Thu hái – sơ chế

Vỏ rễ và vỏ thân của cây sống rắn được thu hái quanh năm. Sau khi thu hái về sẽ được người dân rửa sạch để loại bỏ đất cát và vi khuẩn rồi đem đi phơi khô dưới nắng/sấy khô để dùng dần.

Bảo quản

Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ để tránh bị ẩm mốc và hư hỏng.

Thành phần hóa học

Các thành phần hóa học có trong cây sống rắn là:

  • Ancaloit
  • Saponin
  • Flavonoit
  • Steroit

Vị thuốc cây sống rắn

Tính vị

Tính mát, vị ngọt và hơi lợm giọng, không độc.

Quy kinh

Chưa có nghiên cứu

Tác dụng dược lý

Theo các nghiên cứu của Y học cổ truyền:

  • Tác dụng: Giải độc, tiêu cam sát trùng, lương huyết, thoái tâm hỏa, tả can nhiệt, nhuận tràng,…
  • Chủ trị: Ho, ung nhọt, mày đay, trẻ con nứt môi,…

Cách dùng – liều lượng

Cây sống rắn thường được sử dụng đơn lẻ dưới dạng nước thuốc sắc. Tùy theo mục đích sử dụng, dược liệu sẽ được sử dụng với liều lượng khác nhau. Nhưng thông thường sẽ khoảng 10 – 20 gram/ngày.

Cây sống rắn
Cây sống rắn thường được sử dụng đơn lẻ dưới dạng nước thuốc sắc

Bài thuốc chữa bệnh ho và giải nhiệt từ cây sống rắn

Cây sống rắn dùng để chữa bệnh ho và giải nhiệt rất hiệu quả. Người bệnh chỉ cần sử dụng đều đặn mỗi ngày theo đúng liều lượng và hướng dẫn thì bệnh sẽ thuyên giảm rất nhanh chóng và sớm phục hồi lại sức khỏe.

Chuẩn bị:

  • 10 – 20 gram sống rắn.

Cách thực hiện:

  • Đem dược liệu rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Sau đó cho vào ấm nấu cùng với nước lọc (theo tỉ lệ hợp lý).
  • Đun sôi hỗn hợp trên lửa nhỏ, đến khi đổi màu và sắc lại thì tắt bếp.
  • Rót lấy nước uống trong ngày (không để qua đêm và bỏ phần bã).
  • Sử dụng đều đặn thì sau một thời gian bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Lưu ý khi sử dụng cây sống rắn chữa bệnh

Khi sử dụng cây sống rắn, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không sử dụng dược liệu đã bị hư hỏng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh các tác dụng phụ không đáng có và đạt kết quả chữa trị tốt nhất.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi sử dụng dược liệu cần cẩn trọng. Bởi một số thành phần trong sống rắn có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Không dùng dược liệu chung với các loại thuốc tây. Điều này sẽ người bệnh tránh gặp phải tình trạng tương tác thuốc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Tuân thủ cách dùng và liều lượng theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc. Tránh lạm dụng hoặc sử dụng quá nhiều dược liệu trong ngày. Điều này không những không đem lại hiệu quả điều trị cao mà còn khiến người bệnh có thể gặp phản ứng dị ứng.
  • Sử dụng kiên trì và đều đặn, không nên ngắt quãng. Bởi cơ thể cần có thời gian hấp thu hoạt chất trong dược liệu để điều trị bệnh.
  • Trong quá trình sử dụng dược liệu điều trị bệnh, nếu thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên ngưng ngay. Sau đó đến bệnh viện thăm khám để tìm nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cây sống rắn, bao gồm đặc điểm, tác dụng chữa bệnh, bài thuốc hay và lưu ý khi sử dụng. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị để áp dụng vào cuộc sống trong trường hợp cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

 

Chia sẻ:

Nắp ấm

Cây Nắp ấm hay còn gọi là Bình nước thường được trồng để trang trí và bắt côn trùng. Tuy nhiên, đây cũng là một vị thuốc được sử dụng…
cây húng quế

Húng quế

Húng quế là loại rau gia vị rất quen thuộc còn được gọi với tên rất phổ biến khác là húng chó. Đây cũng chính là một loại dược liệu…
cây cát sâm

Cát sâm

Cát sâm chính là loại sâm nam với hương vị dịu mát, chứa nhiều thành phần dược tính cao. Thường được dùng trong các bài thuốc thanh nhiệt, bồi bổ…
cây màng tang

Màng tang

Màng tang là dược liệu có chứa hàm lượng tinh dầu tương đối lớn với tác dụng dược lý cao. Thường được đùng dể chữa các chứng đầy hơi, tiêu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua