La Hán Quả có tác dụng gì cho sức khỏe và cách dùng?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

La hán là vị thuốc có vị ngọt, tính mát giúp nhuận tràng, thanh nhiệt, tiêu độc. Dược liệu này có nhiều tác dụng chữa bệnh, được dùng để trị táo bón, viêm phế quản, ho đàm, hỗ trợ điều trị ung thư và một số căn bệnh khác.

  • Tên khác: Quả mộc miết, quả la hán, giải khổ qua
  • Tên khoa học: Momordica grosvenori Swingle
  • Họ: Bầu bí
Cây la hán quả
Quả la hán có nhiều công dụng quý với sức khỏe

Mô tả về cây la hán

Đặc điểm thực vật

  • Cây là hán là một loại thực vật lưỡng niên dạng thân leo. Thân cây có thể dài từ 1 – 3 mét. Dọc thân mọc nhiều tua cuốn có khả năng bấm vào cây khác để leo lên.
  • Lá la hán hình trái tim, một đầu ngọn. Chiều dài lá khoảng 10 – 20 cm, bề ngang khoảng 3,5 – 12cm. Lá rụng theo mùa.
  • Cây mọc hoa dạng chùm. Mỗi chùm chứa 2 – 3 hoa. Hoa có cuống dài khoảng 3 – 5 cm. Cánh hoa sắc vàng nhạt, mỏng.

Bộ phận dùng

Quả la hán là bộ phận được thu hái điều chế làm dược liệu

Dược liệu

Quả la hán hình cầu, kích thước đường kính dao động từ 5 – 8 cm, màu xanh lục. Khi được đem phơi và sấy khô thì vỏ chuyển sang sắc nâu vàng hoặc nâu sẫm, bên ngoài bóng và được bao phủ bởi một lớp lông nhung mỏng. 

Bên trong quả có thịt, nhiều hạt. Lớp vỏ già bên ngoài khá giòn, dùng tay bóp nhẹ có thể vỡ ra để lộ ra lớp thịt màu trắng ngà, chất xốp nhẹ. Bên trong lớp vỏ có 10 vân sợi chạy xuống theo chiều dọc. Hạt hình tròn, bẹt, ở giữa hơi trũng xuống tạo thành một cái rãnh nhỏ.

Phân bố: 

Cây la hán có nguồn gốc từ khu vực phía Bắc Thái Lan và Nam Trung Quốc. Nếu như trước đây, cây chủ yếu mọc hoang thì ngày nay nhờ có giá trị kinh tế cao mà hạt la hán được nhân giống cung cấp cho những người có nhu cầu trồng trong vườn nhà. 

Thu hái – Sơ chế: 

Quả la hán thường được thu hoạch vào tháng 7 -9 hàng năm. Những quả già, to, cứng chắc và không nghe tiếng động khi lắc sẽ được hái về phơi hoặc sấy khô làm dược liệu.

Bảo quản la hán: 

Quả la hán sau khi được phơi khô nên bảo quản nơi thoáng mát. Tránh để nơi ẩm ướt khiến dược liệu bị ẩm, nhiễm nấm mốc và vi khuẩn.

Thành phần hóa học: 

Trong quả la hán chứa:

  • Vitamin C
  • Sắt
  • Kẽm
  • Mangan
  • Đường glucose
  • Niken
  • Thiếc cùng nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe

Vị thuốc la hán quả

Tính vị

  • Theo Lĩnh Nam Thái Dược Lực: Vị ngọt
  • Theo Quảng Tây Trung Dược Chí: Dược liệu này có vị ngọt, tính mát và không chứa độc
la hán quả có tác dụng gì
Quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc

Quy kinh

  • Kinh Phế
  • Kinh Tỳ

Tác dụng:

– Công dụng theo y học cổ truyền:

Đông y cho rằng, dược liệu này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, nhuận trường, tiêu đàm, giảm ho. Chủ trị: 

  • Táo bón
  • Nóng trong người
  • Đại tiện bí
  • Ho gà, ho có đàm
  • Viêm khí phế quản, viêm họng
  • Dị ứng
  • Lao phổi…

 – Nghiên cứu y học hiện đại cũng ghi nhận nhiều tác dụng của với sức khỏe con người như:

  • Chống oxy hóa:

Trong quả la hán chứa nhiều chất mogrosid – thành phần tạo nên vị ngọt đặc trưng của quả. Chất này cũng đã được khoa học chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh. Nó giúp làm chậm tiến trình lão hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do và ngăn ngừa bệnh tật.

  • Ngăn ngừa béo phì, tiểu đường:

Vị ngọt tự nhiên trong loại quả này có thể thay thế cho đường khi chế biến một số loại đồ ăn, thức uống. Dược liệu này cũng chứa hàm lượng calo khá thấp nên đặc biệt có lợi cho người bị béo phì, tiểu đường. Người bình thường sử dụng cũng giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm trên.

Từ nhiều thế kỷ qua, y học cổ truyền Trung Quốc cũng đã dùng làm thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Dược liệu này hoạt động bằng cách làm giảm hàm lượng đường trong máu, kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Qua đó đẩy lùi các triệu chứng bệnh đái tháo đường một cách tự nhiên.

  • Thanh nhiệt, kháng viêm, trị nóng trong, táo bón

Quả la hán được dân gian dùng nấu nước uống để làm mát cơ thể mỗi khi có biểu hiện nóng trong, táo bón. Ngoài ra, dược liệu này còn thể hiện rõ đặc tính kháng viêm. Nó giúp chống lại tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, giảm sưng đau ở khu vực tổn thương.

  • Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Chất chống oxy hóa trong la hán có khả năng ức chế sự tăng sinh của khối u, ngăn chặn không cho tế bào ung thư lan rộng. Mặc dù người bị ung thư cần kiêng ăn đường nhưng chất ngọt trong quả la hán là đường tự nhiên nên hoàn toàn không ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh ung thư giống như các loại đường nhân tạo.

  • Phòng chống nhiễm trùng

Tác dụng kháng khuẩn của loại quả này có thể thay thế được thuốc kháng sinh trong các trường hợp bị nhiễm trùng không quá nghiêm trọng. Khi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên các bệnh nhân bị sâu răng và nha chu, các nha nghiên cứu nhận thấy dược  liệu này có khả năng ức chế vi khuẩn một cách đáng kinh ngạc. Ngoài ra, còn giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng do nấm candida.

  • Cung cấp năng lượng, giảm mệt mỏi

Khi tiến hành thử nghiệm nước quả la hán trên chuột thì những chú chuột được cho uống loại nước này có thể vận động trong thời gian dài hơn hẳn. Điều này không có gì ngạc nhiên bởi la hán chứa chất ngọt tự nhiên giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, giảm mệt mỏi sau khi tập thể dục hoặc lao động nặng nhọc.

  • Chống dị ứng

Các chất trong quả la hán còn có khả năng kháng histamin – một chất được sinh ra do phản ứng quá mạnh của hệ miễn dịch với các yếu tố dị nguyên xâm nhập vào cơ thể. Điều này có thể giúp giảm ngứa, chống viêm do dị ứng.

  • Giải độc, kích thích tiêu hóa, làm mát máu

La hán có tính hàn giúp làm mát máu, hỗ trợ giải độc gan, làm sạch đường ruột. Đồng thời dược liệu này còn được biệt đến với tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.

  • Ngăn ngừa các bệnh lý về hô hấp, tim mạch

Uống nước có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp như ho gà, viêm phế quản, viêm thanh quản, ho hay bệnh viêm amidan. Một số trường hợp bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch dùng dược liệu này cũng thấy các triệu chứng được cải thiện đáng kể.

  • Dưỡng tóc, làm đẹp da

Quả la hán được nhiều người ưu ái gọi với cái tên là quả thần tiên. Lý do bởi không chỉ tốt cho sức khỏe, nó còn bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất quý giúp da dẻ mịn màng và nuôi dưỡng mái tóc óc mượt.

công dụng của la hán quả
Uống nước la hán có tác dụng làm đẹp da, tóc và ngăn ngừa nhiều bệnh tật trong cơ thể
  • Kéo dài tuổi thọ

Uống nước từ quả la hán trong nhiều năm có thể giúp kéo dài tuổi thọ, cải thiện sức khỏe tổng thể.

Cách dùng và liều lượng:

La hán quả được dùng để nấu nước hoặc sắc uống hàng ngày. Liều dùng thông thường là 9 – 15g quả khô. Tuy nhiên, tùy theo vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải, thầy thuốc có thể tăng giảm liều lượng cho phù hợp.

Bài thuốc sử dụng la hán quả

Điều trị viêm phế quản, viêm khí quản, cảm mạo, ho nhiều đờm:

  • Chuẩn bị: 1 quả la hán, 10g hạnh nhân
  • Cách sử dụng: Đập nhỏ, cho vào ấm sắc kỹ cùng với hạnh nhân và 1 lít nước. Chia uống 3 – 4 lần trong ngày.

Điều trị ho gà, dị ứng:

  • Chuẩn bị: La hán và mứt hồng mỗi vị một quả
  • Cách sử dụng: Tất cả đập cho vụn. Thêm 500ml nước sắc cạn còn một nửa. Chia thuốc làm 2 phần uống hết trong ngày.

Điều trị bệnh lao phổi, viêm họng (có biểu hiện khô họng, ho khan, ít hoặc không có đờm)

  • Chuẩn bị: 1 quả la hán, 10g xuyên bối mẫu, đường mật
  • Cách sử dụng: La hán đập ra cho vụn, cho vào ấm cùng xuyên bối mẫu và một ít đường mật. Sắc kỹ uống 2 lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Điều trị viêm họng, khàn tiếng, mất tiếng, nóng trong, táo bón: 

  • Chuẩn bị: 1 quả la hán
  • Cách sử dụng: Đập nhỏ la hán, cho vào ấm chế nước sôi hãm như pha trà hoặc nấu nước uống ngày 2 lần. 

Cải thiện các triệu chứng bệnh lao

  • Chuẩn bị: 50g quả la hán, 1 lạng thịt lợn bằm
  • Cách sử dụng: La hán thái nhỏ, thịt bằm xào chín. Thêm một tô nước vào nấu kỹ làm canh. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, dọn ra ăn kèm với cơm.

Thay thế đường trong các trường hợp bị tiểu đường:

  • Chuẩn bị: 2- 3 quả la hán
  • Cách dùng: La hán nấu lấy nước đặc. Khi dùng chỉ cần lấy một ít nước thêm vào thức ăn hoặc đồ uống để tạo vị ngọt thay thế cho đường.

Trà la hán thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp 

– Cách 1: 

  • Chuẩn bị: 2 quả la hán
  • Cách thực hiện: Rửa sạch phần lông nhung phía bên ngoài quả la hán. Sau đó tách ra nhiều phần nhỏ cho vào bình hãm với 1,5 lít nước sôi. Ủ trong 20 phút. Có thể uống nóng hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh uống dần.

– Cách 2: 

  • Chuẩn bị: 25g hoa cúc và 3 quả la hán
  • Cách sử dụng: La hán bóp nhỏ, cho vào ấm nấu cùng 1,5 lít nước. Đun sôi, để nhỏ lửa liu riu trong 30 phút. Cuối cùng cho hoa cúc vào nấu thêm 10 phút nữa thì ngưng.Gạn nước uống hết trong ngày thay cho trà.

Kiêng kỵ khi sử dụng la hán quả

  • Người có thể tạng hàn ( còn gọi là dương hư, hư hàn ) không nên dùng quả la hán. Biểu hiện của tình trạng này là sợ lạnh, da tái nhợt, đi ngoài phân lỏng, tứ chi lạnh, rêu lưỡi trắng…
  • Khi dùng chung với các loại thuốc, thực phẩm chức năng hay bất kỳ dược liệu nào cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc để tránh hiện tượng tương tác.

Mua quả la hán ở đâu uy tín nhất?

Bên cạnh những công dụng và đặc tính của quả la hán, điều không ít người tiêu dùng quan tâm là làm thế nào mua được quả la hán và mua quả lá hán ở đâu tốt nhất? Trước đây, quả la hán được biết tới xuất hiện nhiệu tại khu vực Đông Nam Á, Bắc Thái Lan và Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày này do sở hữu lợi ích kinh tế cao cũng như có tính ứng dụng trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, quả la hán đã được ươm trồng và trở thành loại dược liệu khá phổ biến.

Đã có nhiều đơn vị nuôi trồng, ươm giống và phát triển thành công quả la hán trên thị trường dược liệu Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc tính của quả la hán là dễ bị ẩm mốc nếu không được sấy khô đúng quy trình cũng như bảo quản tốt. Do đó, người tiêu dùng rất dễ mua phải loại quả la hán kém chất lượng, bị ẩm mốc trên thị trường nếu không chọn được cơ sở cung cấp uy tín.

Trên đây là một số thông tin và cách sử dụng dược liệu chữa bệnh của quả la hán. Trong quá trình dùng, bạn nên có chế độ ăn kiêng phù hợp với bệnh, đồng thời xây dựng lối sống lành mạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Có thể bạn chưa biết:

Chia sẻ:

Bình luận (69)

  1. Nguyễn viết Ngọc
    Nguyễn viết Ngọc says: Trả lời

    Uống quả là hán có bị yếu sinh lý không

  2. trần ngọc lan
    trần ngọc lan says: Trả lời

    bác sĩ cho em hỏi: nếu em dùng la hán hãm trà chung với táo đỏ khô có được không

  3. Xuân bằng
    Xuân bằng says: Trả lời

    Cho tôi hỏi. Trồng cây là Hán quả đem lại sản lượng kinh tế trên một ha được không. Thời gian trồng cây bao nhiêu lâu thì được thu hoạch

  4. Đình Tùng Trần
    Đình Tùng Trần says: Trả lời

    1 kí nhiêu quả ?

    1. huynhphuc05
      huynhphuc05 says:

      Nhiều lắm á anh.phãi chừng 60 quả đó xài độ 1-2 tháng mới hết

    2. Đình Tùng Trần
      Đình Tùng Trần says:

      Vậy tôi lấy 1 kí nha. Tôi đem cho ông bà tôi nữa xài thử coi sao tốt lấy thêm

  5. An
    An says: Trả lời

    Không nên đun sôi quá lâu. Tách múi ra và hâm trong nước đã sôi bắt khỏi bếp để giờ sau mới uống. 1 trái trong 1-2 lít nước. Trị ho cấp thời chỉ pha 1/2 lít. Hay hơn thuốc tây. Có tác dụng nhuận phế mát phổi. Tránh lạm dụng cho cơ thể có tính hàn.

  6. Hùng Văn
    Hùng Văn says: Trả lời

    trái la hán có vị ngọt không phải do glucose, nên dùng được cho người tiểu đường. Nhưng uống cái này nhanh đói lắm. Có bác nào giống mình không?

  7. Hà anh
    Hà anh says: Trả lời

    Em cao 1m5 mà nặng 50 cân. giờ người em nó tròn ủm rồi.Em uống la hán giảm béo có được ko ạ

    1. Trinh pham
      Trinh pham says:

      Giarm béo thì cậu dùng lá sen, chè vằng hoặc giảo cổ lam chứ dùng la hán giảm cân sao được. la hán nó giải nhiệt, mát gan thôi

    2. quỳnh quỳnh
      quỳnh quỳnh says:

      Má tôi mập lắm, ăn ít vẫn cứ mập hoài không có giảm sau má được người bà con nào đó chỉ cách dùng giảo cổ lam má tôi nghe theo kiên trì uống khoảng 1 tháng, kết hợp với chế độ tập luyện thể dục 2 tiếng/ngày. trong vòng 1 tháng giảm được đến 2 kí liền đó. má tôi mừng ghê lắm á. Thế là má cứ kiên trì uống,tập được 4 tháng nay rồi, người nhẹ nhàng hơn bao nhiêu mà mắc bệnh béo phì thì nhiều bệnh kéo theo lắm à, bác sĩ nói làm má tôi cũng sợ

    3. Hà anh
      Hà anh says:

      bạn ơi mua mấy vị thuốc này ở đâu vậy? chỗ dảm bảo ấy vì mình tìm thấy nhiều nơi bán mà giá khác nhau lắm. lại còn vụ dược liệu trung quốc rút hết dược chất nên mình không dám mua linh tinh

    4. ngọc90
      ngọc90 says:

      Bạn mua ở bên Vietfarm ấy. 280k/kg giá của nó cao hơn các chỗ khác nhưng mà nó đảm bảo bạn ạ. Chứ search trên mạng thì đầy, có chỗ tớ thấy bán có mấy chục nghìn 1 cân, như bạn tớ mua về kêu bị mốc nên có dùng đc đâu. vì mấy chục nghìn nên cũng chả hơi đâu bắt đền rồi đổi trả. Nhưng mua thế mất thời gian ra. Bên này thì họ có chuyên gia hỗ trợ, tư vấn mình cách sử dụng, bảo quản các thứ..nói chung là yên tâm bạn ah. Mỗi ngày chỉ dùng khoảng 20g hãm với 500ml nước sôi uống đều đặn cả ngày. với cả phải thật kiên trì luyện tập kết hợp cùng chế độ ăn nữa

  8. Jimmy
    Jimmy says: Trả lời

    Tôi muốn được tư vấn thêm về quả la hán này. xin gọi cho tôi vào sdt 0375398***

  9. FIONA
    FIONA says: Trả lời

    e thấy nhiều công dụng quá, nhưng dạo gần đây em thường xuyên bị đại tiện lỏng, sáng ngủ dậy là đau bụng pahri vào luôn nhà vệ sinh. kiểu này chắc do người em “hư hàn” rồi đúng không mọi người

    1. tran thị linh
      tran thị linh says:

      Đi ngoài thì ko nên dùng là đúng rồi. Em bị thế thì chị khuyên dùng cái vị thuốc bạch truật nó có tác dụng làm ổn định đường ruột thì cũng đỡ bị đi ngoài đấy em

    2. FIONA
      FIONA says:

      chị ơi mua thuốc ý ở đâu được ạ?

    3. tran thị linh
      tran thị linh says:

      E mua của trung tâm vietfarm này luôn chị ơi, bên này họ cung cấp thuốc cho các nhà thuốc đông y nổi tiếng như đỗ minh đường, trung tâm thuốc dân tộc… thuốc đông y dùng cho lành tính em ạ. thuốc tây cứ ra ngoài hiệu thuốc nó bán cho 1 dúm chả biết thuốc gì ra thuốc gì.ko yên tâm

    4. FIONA
      FIONA says:

      vaag, em cũng biết thế nên nhà em có bao giờ em tự ý đi mua thuốc tây đâu.như đến viện khám bệnh bác sỹ kê đơn hẳn hoi thì em mới dám dùng

  10. Singum
    Singum says: Trả lời

    Con em được 7 tuổi, dạo này bị táo bón.có khi cả tuần mới đi 1 lần mà rặn tím tái cả mặt lại, phân thì khô như phân dê. Em cũng mua xơ bổ sung cho con rồi chiều về ăn cơm bắt ăn rau đấy mà không ăn thua, người quen mách em mua quả la hán này cho con uống nước hàng ngày. lúc đầu em cũng ko tin lắm đâu. nhưng mà mua về dùng roofoif mới thấy được tác dụng . ngày nào sáng trước lúc bé đi học em cũng đun 1quả lấy nước cho cả nhà cùng uống còn em lấy cho con 1 chai mang đến lớp uống cả ngày, liền 1 tuần thì thấy đi đều trở lại. phân đỡ khô hơn mà ăn uống của con cũng tốt lên hẳn. trước lười ăn rau lắm còn giờ thì chả phải ép cũng ăn. Các mẹ có con bị như nhà em thì thử áp dụng xem

    1. hÀ vY
      hÀ vY says:

      bé nhà e 3 tuổi thì dùng quả la hán này đc k ạ tại e đọc thông tin thấy bảo người thể hàn k nên uống nhưng mà bé nhà e thì kiểu như thể nhiệt vì cũng bị đi táo với chảy máu cam ấy ạ

    2. Trần Thị Hồng Ngọc
      Trần Thị Hồng Ngọc says:

      Chuẩn chị ơi. E cũng đc 1 chị cùng cq mách cái hạt này. Ban đầu nào có biết nó là hạt gì đâu, còn chưa nghe đến tên bao giờ e về tra mạng tìm hiểu thì mới biết. Thằng ku nhà e giờ ngày nào cũng đòi ăn, bảo ăn như thạch mẹ ạ. Trộm vía từ đợt ăn đến giờ đi đều lắm, phân đẹp mà vụ chảy máu cam hết hẳn luôn
      Mẹ Hà Vy mua cho con ăn thử xem

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nắp ấm

Cây Nắp ấm hay còn gọi là Bình nước thường được trồng để trang trí và bắt côn trùng. Tuy nhiên, đây cũng là một vị thuốc được sử dụng…
cây húng quế

Húng quế

Húng quế là loại rau gia vị rất quen thuộc còn được gọi với tên rất phổ biến khác là húng chó. Đây cũng chính là một loại dược liệu…
cây cát sâm

Cát sâm

Cát sâm chính là loại sâm nam với hương vị dịu mát, chứa nhiều thành phần dược tính cao. Thường được dùng trong các bài thuốc thanh nhiệt, bồi bổ…
cây màng tang

Màng tang

Màng tang là dược liệu có chứa hàm lượng tinh dầu tương đối lớn với tác dụng dược lý cao. Thường được đùng dể chữa các chứng đầy hơi, tiêu…

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua