Cây mật gấu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Cây mật gấu có công dụng điều trị các chứng bệnh như đau nhức xương khớp, ho, ho có đờm, đau họng, đái tháo đường,… Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc chế biến từ cây mật gấu trong bài viết này.

Cây mật gấu (cây mật gấu Nam, lá đắng) là một loại cây thuốc được ứng dụng trong Đông y chữa nhiều chứng bệnh như đau nhức xương khớp, đái tháo đường,...
Cây mật gấu (cây mật gấu Nam, lá đắng) là một loại cây thuốc được ứng dụng trong Đông y chữa nhiều chứng bệnh như đau nhức xương khớp, đái tháo đường,…
  • Tên khác: Cây mật gấu Nam, cây lá đắng;
  • Tên khoa học: Gymnanthemum amygdalinum;
  • Họ: Cúc (Asteraceae).

Mô tả về cây mật gấu

1. Đặc điểm thực vật

  • Thân cây: Cây mật gấu là loài thực vật thân thảo. Thân cây mềm, mọc thành bụi. Cây mật gấu thường cao từ 2 – 5 mét.
  • Lá: Lá cây mật gấu có màu xanh lục. Lá dài khoảng 20cm, hình bầu dục. Lá cây có vị đắng.

2. Khu vực phân bố

Cây mật gấu phân bố ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới như Châu Phi.

Cây mật gấu cũng có phân bố tại Việt Nam. Cây dễ trồng và mọc hoang ở khu vực Nam bộ. Cách gọi “cây mật gấu Nam” là để khoanh vùng sinh sống của loại cây này và cũng là để phân biệt với một loại cây khác cũng mang trùng tên là “mật gấu” (cây hoàng liên ô rô, mọc ở miền Bắc).

3. Bộ phận dùng

Bộ phận thường dùng của cây mật gấu là thân cây, lá cây.

4. Thu hái và sơ chế

Thu hại cây mật gấu quanh năm. Chọn hái những cây vừa trưởng thành, không quá già. Không chọn hái những cây còn non.

Cách sơ chế:

  • Bước 1: Sau khi thu hoạch, rửa sạch thân và lá, để cho ráo nước;
  • Bước 2: Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sao vàng trước khi dùng.

5. Bảo quản

Bảo quản dược liệu cây mật gấu ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm thấp.

6. Thành phần hóa học

Những thành phần chính có chứa trong thân cây và lá của cây mật gấu Nam là:

  • Xanthone;
  • Vitamin B1;
  • Vitamin B2;
  • Vitamin A;
  • Vitamin E;
  • Vitamin C;
  • Terpene;
  • Steroid;
  • Tannin;
  • Flavonoid;
  • Axit phenolic;
  • Các loại vi khoáng như: kẽm, sắt, đồng,…
  • Nước;
  • Magie;
  • Selenium.

Vị thuốc cây mật gấu

1. Tính vị

Cây mật gấu có tính bình, lá có vị đắng.

Cây mật gấu không có chứa chất độc, không gây ra tử vong cho động vật.

Cây mật gấu là loài cây thân thảo, mép có răng cưa. Lá cây có vị đắng.
Cây mật gấu là loài cây thân thảo, mép có răng cưa. Lá cây có vị đắng.

2. Quy kinh

Chưa có các nghiên cứu về những ghi chép trong kinh, sách.

3. Tác dụng dược lý và chủ trị

Cây mật gấu có các tác dụng dược lý đối với sức khỏe như:

  • Giải độc;
  • Tiêu viêm;
  • Hạ sốt;
  • Kích thích sinh sản Estrogen, duy trì Estrogen;
  • Chống ung thư;
  • Giảm cholesterol xấu trong máu;
  • Lợi sữa cho phụ nữ hậu sản;
  • Chống lão hóa;
  • Kháng viêm;
  • Điều hòa đường huyết;
  • Tốt cho gan và thận.

Cây mật gấu có thể điều trị được những chứng bệnh như:

  • Chữa chứng tả lị;
  • Diệt trừ giun sán;
  • Chữa bệnh sốt rét;
  • Chữa chứng đau họng;
  • Điều trị rối loạn tiêu hóa;
  • Điều trị ho, ho có đờm;
  • Điều trị đau nhức xương khớp;
  • Chữa cảm sốt;
  • Chữa cảm lạnh;
  • Chữa táo bón.

4. Cách dùng và liều dùng

Thân và lá của cây mật gấu có thể dùng để nấu món canh hầm (người Châu Phi), ngâm rượu hoặc làm thuốc.

Trong trường hợp dùng để làm thuốc, người dùng có thể phơi khô, sao vàng, sau đó sắc uống hoặc kết hợp sắc với những vị thuốc khác.

Về liều dùng, các chuyên gia y tế khuyến cáo chỉ dùng khoảng 10g cây mật gấu/ngày. Tuy nhiên, liều dùng của vị thuốc này còn tùy thuốc vào bài thuốc chữa bệnh. Liều lượng dùng có thể gia giảm cho phù hợp với công thức của bài thuốc.

Bài thuốc sử dụng cây mật gấu

1. Bài thuốc trị đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hóa

Chuẩn bị phần thân cây mật gấu. Rửa sạch, sau đó thái thành những đoạn nhỏ, phơi khô. Khi những đoạn thân cây mật gấu đã khô, người dùng ngâm chúng với rượu trắng. Đậy kín nắp vại rượu. Khi rượu đã chuyển sang màu vàng thì có thể sử dụng được.

Mỗi lần dùng, uống một lượng nhỏ để điều trị rối loạn tiêu hóa, đau nhức xương khớp.

2. Bài thuốc trị đái tháo đường

Bài thuốc này có khả năng điều trị chứng đái tháo đường loại 2. Bạn lấy lá của cây mật gấu, phơi khô. Sau khi phơi khô, sử dụng khoảng 10g, hãm với nước sôi và uống.

Đối với bài thuốc này, người bệnh uống nước lá của cây mật gấu tựa như dùng nước trà (nước chè), hãy dùng thay cho nước trà mỗi ngày.

Tính đắng trong lá mật gấu có thể làm giảm lượng đường trong máu, điều hòa đường huyết của người bệnh.

Dùng lá mật gấu phơi khô để hãm nước chè, uống giúp trị bệnh tiểu đường loại 2.
Dùng lá mật gấu phơi khô để hãm nước chè, uống giúp trị bệnh tiểu đường loại 2.

3. Bài thuốc trị chứng ho, đau họng và ho có đờm

  • Chuẩn bị vài lá mật gấu, rửa sạch trước khi dùng.
  • Cách dùng: Nhai khoảng 1 – 2 lá mật gấu tươi. Nên dùng trước khi đi ngủ buổi tối. Sáng hôm sau, người bệnh có thể cảm nhận được hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, không nên lạm dụng, dùng lá mật gấu với liều lượng cao.

4. Bài thuốc bảo vệ gan, thận, thải độc, tăng cường sức khỏe

Rửa sạch lá cây mật gấu, sau đó phơi khô. Hãm lá mật gấu phơi khô với nước sôi. Uống thuốc hàng ngày, thay cho nước chè. Bài thuốc này giúp gan thận thải độc, loại bỏ những nguy cơ gây bệnh và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Một số lưu ý khi dùng cây mật gấu

Khi dùng cây mật gấu để điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau:

  • Trước khi áp dụng những bài thuốc từ cây mật gấu để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh, người dùng cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Dùng cây mật gấu với số lượng lớn có thể gây ra những triệu chứng như hạ huyết áp, táo bón, hạ đường huyết,… Để xử lý tình trạng dùng quá liều, hãy giảm liều dùng hoặc tạm ngưng dùng thuốc. Nếu các triệu chứng trên vẫn chưa biến mất, hãy đến gặp bác sĩ để được giải quyết.
  • Người có huyết áp thấp không nên dùng cây mật gấu.
  • Không nên bỏ thuốc tây khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Các bài thuốc từ cây mật gấu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế thuốc tây đặc trị.
  • Trường hợp phụ nữ có thai không được dùng lá mật gấu. Loại dược liệu này có khả năng gây ra sẩy thai rất cao.
  • Trong quá trình dùng các bài thuốc từ cây mật gấu để trị bệnh, người bệnh cần kết hợp với việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, ngủ đủ giấc, duy trì lối sống làm mạnh, rèn luyện sức khỏe hàng ngày, tránh xa chất kích thích,… để bệnh mau chóng được đẩy lùi, sức khỏe phục hồi.

Tóm lại, cây mật gấu có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như tiêu độc, chống ung thư, kháng viêm, kiểm soát đường huyết, hạ sốt,… Do đó, cây mật gấu (hay còn có tên là cây lá đắng) được ứng dụng trong Đông y để chữa nhiều chứng bệnh như đau nhức xương khớp, ho có đờm, ho lâu ngày, rối loạn tiêu hóa,…

Khi áp dụng dùng các bài thuốc từ cây mật gấu, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và giới thiệu. Chúng tôi không đưa ra những chỉ định, lời khuyên,… thay thế cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Chia sẻ:

Bình luận (27)

  1. Thanh minh
    Thanh minh says: Trả lời

    E bị giun sán chữa không khỏi khoản 8 năm nay e thường đi xét nghiệm uống thuốc hoài không hết hẳn. Bác sĩ bảo em bị mãn tính. Uống thuốc suốt đời. Vậy e có nghe uống lá mật gấu hằng ngày như nước trà vậy có đúng không vậy

  2. Trịnh Minh Tăng
    Trịnh Minh Tăng says: Trả lời

    Kết hợp lá cây mật gấu với giảo cổ lam, nụ tam thất, hoa cúc, nụ vối có tác dụng phụ gì không?

  3. Trịnh Minh Tăng
    Trịnh Minh Tăng says: Trả lời

    Kết hợp cây mật gấu với giảo cổ lam, nụ tầm thất, hoa cúc có được không?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ là thảo dược quen thuốc có thể điều trị mụn nhọt, viêm gan, kinh nguyệt không đều... Tuy an toàn nhưng vẫn có trường hợp không được…

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua