Công ty Thuốc Dân Tộc và hành trình tạc tượng Danh y Hải Thượng Lãn Ông ngay tại Hà Nội-K2

Kỳ 2: Công ty Thuốc Dân Tộc với tâm nguyện thiêng liêng, lòng y đức cao cả và đầy tính nhân văn

Ở kỳ trước, chúng tôi đã chia sẻ về những thành tựu, lĩnh vực mà Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc đã và đang đạt được cũng như sự ghi nhận của giới chuyên môn, cộng đồng trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng giúp cho xã hội phồn vinh hơn.

Phần này, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến quý độc giả về tâm nguyện thiêng liêng, hướng về cội nguồn của tập thể cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc.

Với tâm nguyện thiêng liêng, y đức cao cả và đầy tính nhân văn là được tạc tượng Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ngay tại trụ sở Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc (Biệt thự 31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội), Ban lãnh đạo Thuốc Dân Tộc cùng đội ngũ chuyên gia đã có chuyến hành trình về với quê nội, quê ngoại và trước mộ phần của Danh y Hải Thượng Lãn Ông để dâng hương, xin phép trước vong linh cụ và thật hạnh phúc khi  được cụ “đồng ý”.

Công ty Thuốc dân tộc
Ban lãnh đạo công ty dang hương tại đền thờ Cụ Hải Thượng Lãn Ông ở xã Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên

Sáng ngày 21/06/2019 tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, Công ty CP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc đã tiến hành lễ dâng hương tại đền thờ Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác. Tưởng nhớ công lao to lớn của Đại Danh y đã đặt nền móng đầu tiên cho nền học cổ truyền nước nhà.

Đoàn công tác gồm có Ông Nguyễn Quang Hưng – Tổng giám đốc Công ty CP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc, Ông Nhâm Quang Đoài – Phó giám đốc, Ths. Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc chuyên môn tại Công ty CP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc, Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện YHCT Trung ương.

Xuất phát từ tâm nguyện thiêng liêng của tập thể cán bộ nhân viên Công ty cũng như mong mỏi của hàng nghìn người bệnh muốn đưa tượng Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác ra ngoài Hà Nội, đoàn công tác đã về với quê nội của cụ để dâng hương, đứng trước vong linh cụ, khấn xin cụ và được cụ “cho phép”. Việc này cũng nhằm để tập thể cán bộ nhân viên Công ty Thuốc Dân Tộc học tập y đức của Người, ứng dụng vào công tác khám chữa bệnh cho bà con nhân dân đồng thời cũng để thoả ước nguyện của nhiều người bệnh không có điều kiện vào tận nơi để thắp nén hương thành kính cho cụ.

Đền thờ đại danh y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác ở xã Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Hưng (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh ra trong một gia đình mấy đời khoa bảng (ông, cha, chú, bác, anh, em…) đều học giỏi, đỗ đạt cao và làm quan to trong triều vua Lê – chúa Trịnh. Ông mất ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Hợi tại thôn Bàu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) thọ 71 tuổi.

Ông là con thứ bảy của tiến sĩ Lê Hữu Mưu và phu nhân Bùi Thị Thưởng (nên còn được gọi là cậu Chiêu Bảy). Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng; ông nội, bác, chú (Lê Hữu Kiều), anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to.

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trách (1720-1791)

Lê Hữu Trác có hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (Ông già lười ở phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, “lười” ở đây có thể hiểu là lười làm quan không phải là “Ông già lười trên biển” như một số người vẫn lầm tưởng). Ông tinh thông dịch lý, văn chương, nhưng ông được biết đến nhiều hơn với vai trò lương y. Y thuật và y đức của ông nổi tiếng khắp nơi, ông từng được mời vào kinh chữa bệnh cho thế tử và chúa Trịnh. Sự nghiệp y học ông được tập hợp trong bộ “Y Tông Tâm Lĩnh” gồm có 28 tập, 66 quyển. Ông còn là một nhà văn xuất sắc với tác phẩm nổi tiếng “Thượng kinh ký sự” (1782).

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là  một danh y lớn, là niềm tự hào của dân tộc ta. Tuy sống cách chúng ta gần 3 thế kỷ nhưng tư tưởng, tâm, trí, đức và phương pháp tiến bộ cũng như thái độ khoa học chân chính của ông vẫn còn là một bài học có tính thời sự nóng hổi và vô cùng quí báu để chúng ta học tập và noi theo.

Apple nguyen

Đón đọc kỳ tiếp theo:

Kỳ 3: Theo chân “người nối nghiệp” đời thứ 18 của Lê Hữu Trác về với nơi cụ hành nghề thuở xưa

Chia sẻ:
Đội ngũ Ban Lãnh đạo, bác sĩ Thuốc Dân Tộc và ban chấp hành Hội Chữ thập đỏ Hà Nội, quản lý Trung tâm Bảo trợ Thuốc Dân Tộc thăm khám miễn phí và tặng 150 suất quà cho Trung tâm Bảo trợ số II, Ứng Hòa, Hà Nội

Ngày 2/11 vừa qua, đại diện Ban lãnh đạo Thuốc Dân Tộc đã phối hợp cùng với Hội Chữ thập…

Phát triển xây dựng vườn dược liệu bền vững

Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y học cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu…

[CẢNH BÁO] Giả Mạo Và Lợi Dụng Uy Tín Trung Tâm Nghiên Cứu & Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc Để Trục Lợi, Lừa Đảo Bệnh Nhân  [CẢNH BÁO] Giả Mạo Và Lợi Dụng Uy Tín Trung Tâm Nghiên Cứu & Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc Để Trục Lợi, Lừa Đảo Bệnh Nhân 

Thời gian gần đây, Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc Dân Tộc liên tục nhận được thông tin,…

Thành lập Vietfarm Thuốc dân tộc chính thức thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Quốc gia Vietfarm

Vừa qua Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc phối hợp cùng Viện Nghiên cứu và Phát…

Kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/07 – Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Tiếp tục chuỗi sự kiện Nhân sự kiện kỷ niệm 71 năm ngày thương binh liệt sĩ, Công ty CP…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua