Thay khớp gối bao lâu thì chạy bộ lại được?

Nguyễn Minh Hiếu, Bảo Lộc
Chào bác sĩ, em 35 tuổi mới mổ thay khớp. Bác sĩ cho em hỏi thay khớp gối bao lâu thì chạy bộ lại được? Có cần lưu ý gì không? Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

40 năm kinh nghiệm

Xem hồ sơ

Chào bạn Minh Hiếu, với câu hỏi "Thay khớp gối bao lâu thì chạy bộ lại được?", bác sĩ xin trả lời như sau:

Bệnh nhân thường cần 4 - 6 tuần để khớp gối ổn định, khoảng 3 - 6 tháng để đi lại, vận động và chơi thể thao sau phẫu thuật thay khớp. Tuy nhiên cần đến 12 tháng để khớp nhân tạo có thể hoạt động như phần khớp thật.

Đối với trường hợp của bạn, 35 tuổi và mới thay khớp háng, bạn có thể chạy bộ sau phẫu thuật thay khớp khoảng 6 tháng. Tuy nhiên cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi bắt đầu một chương trình luyện tập mới.
  • Vật lý trị liệu và chơi các môn thể thao nhẹ nhàng sau phẫu thuật 3 tháng và trước khi chạy bộ vài tháng. Điều này giúp cải thiện phạm vi chuyển động, phục hồi chức năng khớp háng và tăng sức mạnh cho các cơ hỗ trợ. Từ đó ngăn ngừa chấn thương khi phải đột ngột chạy bộ.
  • Chạy bộ chậm, đoạn ngắn và trên đoạn đường bằng phẳng. Tăng cường độ luyện tập theo thời gian, tránh gắng sức.
  • Mang giày thể thao phù hợp để hỗ trợ đầu gối.
  • Đi bộ và khởi động nhẹ nhàng trước khi chạy bộ để tránh chấn thương.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Tái khám định kỳ và thông báo ngay với bác sĩ nếu xuất hiện những bất thường.

Thông tin đến bạn, chúc bạn mau khỏe mạnh!

Chia sẻ:
Tê đầu ngón tay là bệnh gì? Cách trị hiện tượng tê đầu ngón tay

Tê đầu ngón tay có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh hội chứng ống…

Bệnh gút có ăn được thịt lươn, baba, ếch, thỏ... không? Bệnh gút có ăn được thịt lươn, baba, ếch, thỏ… không?

Một số loại thịt không được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân gút bởi chúng có thể làm tăng…

Khớp gối (đầu gối) là gì? Giải phẫu cấu tạo & bệnh lý

Khớp gối (hay đầu gối) là một phần cấu tạo của chi dưới. Đây là khớp lớn nhất trong cơ…

u xương U xương là gì? Nguyên nhân, cách chẩn đoán, điều trị

U xương xảy ra khi các tế bào xương phát triển không theo sự kiểm soát của cơ thể và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua