Vông nem
Các bộ phận của cây vông nem như lá, hoa và vỏ thân có tính bình, vị đắng có tác dụng an thần, làm lành vết loét,… thường dùng chủ trị các bệnh như trĩ, phong thấp, chứng mất ngủ,…
+ Tên khác: Cây vông, thích đồng bì, hải đồng bì
+ Tên khoa học: Erythrina orientalis
+ Họ: Fabaceae
I. Mô tả cây vông nem
+ Đặc điểm sinh thái của cây vông nem
Là loại cây thân gỗ, có chiều cao tới 10 m. Thân và cành có gai hình nón, ngắn. Cây phân thành nhiều nhánh với lá mọc so le, có 3 chét hình tam giác. Mép lá nguyên, có lá chét ở giữa lớn hơn lá chét hai bên và có hiều rộng hơn chiều dài.
Hoa mọc thành chùm dày, màu đỏ tươi. Mặc dù nhiều hoa nhưng cây vông nem có rất ít quả. Hình dạng của quả giống như loại đậu, thắt giữa các hạt. Mỗi quả chứa 4 – 8 hạt hình thận có màu đỏ hoặc nâu.
+ Phân bố
Cây vông nem được tìm thấy nhiều ở các nước như Lào, Ấn Độ, Campuchia, Myanma, Indonesia, Xrilanca. Bên cạnh đó, cây cũng được trồng nhiều ở đất nước ta.
+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
- Bộ phận dùng: Lá, hoa và vỏ cây
- Thu hái: Lá và vỏ cây vông nem thường được hái vào mùa xuân.
- Chế biến: Dùng tươi hoặc khô. Lá sau khi thu hoạch, rửa sạch và phơi hoặc sấy khô. Phần vỏ thân, sau khi cạo sạch lớp bần khô bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng và phơi.
- Bảo quản: Nơi kín gió
+ Thành phần hóa học
Lá và vỏ thân cây vông nem đều chứa alcaloid. Cụ thể, hàm lượng alcaloid trong lá chiếm 0,1 – 0,16%, còn trong vỏ thân là 0,06 – 0,09% và hạt là 2%.
Trong lá và thân chứa các alcaloid như erythralin, erysonin, erythrinin, erysodin, erythranin, erysotrin, erysovin. Còn trong hạt chứa các alcaloid như hypaphorin và erythralin. Bên cạnh đó, trong lá và vỏ thân còn chứa các saponin như tanin, mygarin và flavonoid. Và trong hạt chứa chất vô cơ, protein và chất béo.
II. Vị thuốc
+ Tính vị
Tính bình, vị đắng nhạt
+ Quy kinh
- Lá: Tác dụng vào kinh vị và đại tràng
- Vỏ thân: Vào 2 kinh Thận và Can
+ Tác dụng
Lá và vỏ thân cây vông nem thường được sử dụng điều trị bệnh như:
- Giúp kéo dài giấc ngủ
- Làm thuốc an thần chữa chứng mất ngủ hoặc ngủ ít
- Trị bệnh phong thấp
- Chữa tim hay hồi hộp
- Điều trị trẻ em cam tích
- Trị viêm ruột ỉa chảy
- Chữa viêm da
- Trị ung độc
- Chữa trị trĩ
- Điều trị đau khớp
+ Cách dùng và liều lượng
Lá, vỏ và hoa cây vông nem thường được sử dụng dưới dạng thuốc sắc và thuốc đắp. Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào dạng thuốc, bộ phận sử dụng của cây vông nem.
+ Tác dụng phụ
Lá và vỏ thân cây vông nem có chứa alcaloid với độc tính nhẹ. Vì vậy, nếu lạm dụng, nấu nước canh hoặc sắc thuốc quá đặc có thể dẫn đến tình trạng sụp mi. Đây là hiện tượng mi trên sụp xuống như buồn ngủ nhưng trên thực tế bệnh nhân không ngủ được. Ngoài tác dụng phụ này ra, người bệnh còn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, cơ khớp rã rời.
III. Bài thuốc chữa bệnh từ cây vông nem
+ Làm thuốc an thần chữa bệnh khó ngủ, mất ngủ hoặc máu xấu
Sử dụng 5 – 10 gram lá cây vông nem sắc thuốc uống mỗi ngày. Hoặc cũng có thể dùng chung với vị thuốc lạc tiên được điều chế dưới dạng cao lỏng. Uống thường xuyên, giúp ngủ ngon giấc hơn.
+ Tác dụng sát khuẩn, thông kinh lạc
Dùng 5 – 10 gram vỏ cây vông nem, rửa sạch, sắc thuốc và dùng ngoài da. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng vỏ cây ngâm rượu hoặc bào chế thành bột, dùng bên ngoài da chữa ngứa và ghẻ.
+ Điều trị bệnh phong thấp
Dùng vỏ cây vông nem, cây ngưu tất, cây chân chim, cây ý dĩ sao, cây kê huyết đằng, cây ý dĩ sao, phòng kỹ, mỗi vị 15 gram.Sắc uống.
+ Chữa trĩ, đại tiện ra máu
Hái 15 gram lá cây vông nem sắc chung với 15 gram lá sen, uống mỗi ngày. Đồng thời, giã nát lá vông nem và đắp vào búi trĩ bị sa.
+ Trị chứng mồi hôi trộm, khó ngủ ở trẻ
Dùng lá vông nem tươi và lá dâu bánh tẻ, mỗi vị 10 – 15 gram, rửa sạch, thái nhỏ và nấu canh. Cho con trẻ ăn vào bữa tối, giúp cải thiện bệnh.
+ Điều trị viêm đại tràng mãn tính
Sử dụng 15 gram lá vông nem, 25 gram lá nhót, rửa sạch, sao vàng hạ thổ. Sau đó, sắc thuốc uống.
+ Trị rong kinh, kinh nguyệt không đều
Hái 15 gram hoa vông nem, sắc thuốc uống. Thời gian uống từ 1 tuần đến 10 ngày.
+ Chữa mụn nhọt
Dùng lá vông nem tươi, rửa sạch, giã nát và đắp lên mụn nhọt.
+ Điều trị sa dạ con
Sử dụng 20 gram lá vông, 20 gram dây tơ hồng cùng với 20 gram lá tiểu kế. Tất cả các nguyên liệu cho vào sắc chung với 400 ml. Sau khi thuốc cạn còn 100 ml, chia làm 2 và uống trong ngày.
Vông nem có tác dụng điều trị bệnh nhưng nếu sử dụng vượt liều quy định chúng có thể phản tác dụng, gây ngộ độc. Do đó, người bệnh nên thận trong khi dùng vị thuốc tự nhiên này.
⇒ Có thể bạn quan tâm: Lợi ích tuyệt vời của cây lô hội đối với sức khỏe
Bình luận (44)
Chữa trị bệnh mất ngủ mọi người kết hợp lá vông với lá sen hay tâm sen và nhãn lồng sẽ có tác dụng hơn nhé
Bác Sĩ cho em hỏi em bị bệnh thận mạn tính hay bị mất ngủ thường xuyên em có uống đc lá vông ko nếu uống đc thì liều lượng như thế nào ạ
Mình bị suy thận mạn tính hay bị mất ngủ mình muốn uống lá vông có ảnh hưởng đến thận gì ko
Bố cháu bị tiểu đường, dấu hiện biến chứng suy thận cấp, giờ đêm thường xuyên mất ngủ, sử dụng được gì ak, cảm ơn bác sĩ ak
Sao vài thuốc trên không có Thăng ma vậy bác sĩ?
Lá vông nem nên uống vào lúc nào để có hiệu quả và mỗi lần uống liều lượng bao nhiêu ạ
Em bị mất ngủ 3 năm nay rồi nhà thuốc ơi.đêm rất khó ngủ và ngủ đươc thì mê man dậy rất mệt.nhà thuốc tư vấn giúp em với dùng cây vông nem hết không có cần kết hợp thêm vị thuốc nào nữa khoogn?
Toi muon hoi la vông phoi kho co can sao len hạ thổ ko a
Chào bạn, lá vông bạn ko cần sao vàng mà có thể dùng sắc nước uống được luôn bạn nhé