Tang bạch bì

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Vị thuốc tang bạch bì là vỏ rễ của cây dâu tằm đã được phơi hoặc sấy khô. Dược liệu có ngọt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt ở phế, lợi tiểu và bình suyễn. Vỏ rễ dâu tằm thường được sử dụng trong bài thuốc sắc hoặc tán bột chữa ho có đờm ít, viêm phế quản và phù thũng.

tang bạch bì có tác dụng gì
Dược liệu tang bạch bì có tác dụng gì?

  • Tên gọi khác: Vỏ rễ cây dâu, Dâu cang, Nắn phong, Mạy môn.
  • Tên thực vật: Morus alba L
  • Tên dược: Cortex Mori
  • Họ: Dâu tằm (danh pháp khoa học: Moraceae)

Mô tả dược liệu tang bạch bì

1. Đặc điểm của cây dâu tằm

Dâu tằm là cây thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình từ 2 – 3m. Lá có phiến hình bầu dục, nguyên hoặc chia thành 3 thùy, thường mọc so le. Mép lá có răng cưa to, cuống tròn hoặc hơi bằng, từ cuống lá tỏa ra 3 gân chính rõ rệt.

vị thuốc tang bạch bì
Dâu tằm là cây thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình từ 2 – 3m và có lá mọc so le

Hoa mọc thành bông, quả mọng mọc ở các đài lá, thường có màu đỏ khi chín chuyển sang màu đen sẫm và ăn được. Dâu tằm ra hoa vào tháng 4 – 5 và sai quả vào tháng 5 – 7 hằng năm.

2. Bộ phận dùng

Toàn bộ cây dâu đều được sử dụng để làm thuốc. Tang bạch bì là vỏ rễ phơi sấy của cây dâu.

3. Phân bố

Hiện nay, dâu tằm phân bố chủ yếu ở Việt Nam và Trung Quốc. Cây được trồng để làm thuốc, lấy quả và lấy lá nuôi tằm.

4. Thu hoạch – sơ chế

Có thể thu hoạch tang bạch bì gần như quanh năm. Sau khi đào rễ về đem cạo bỏ lớp rễ nâu bên ngoài, bóc lớp vỏ màu trắng đem rửa sạch rồi phơi/ sấy khô để dùng dần.

Ngoài ra có thể xé nhỏ tang bạch bì sau đó tẩm mật sao với lửa cho đến khi dược liệu khô và không dính tay là được.

5. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và nhiệt độ cao.

6. Thành phần hóa học

Vỏ rễ cây dâu là bộ phận chứa thành phần hóa học đa dạng nhất, bao gồm cyclomulberin, mulberin, cyclomulberochromen, mulberochomen, oxydihydromorusin, mulberanol, albanol, kuwanon, albafuran B, C, p-tocopherol, socopoletin, morin,…

Vị thuốc tang bạch bì

vị thuốc tang bạch bì
Dược liệu tang bạch bì có vị ngọt, tính hàn, quy vào kinh Phế

1. Tính vị

Vị ngọt, tính hàn và không có độc.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Phế.

3. Tang bạch bì có tác dụng gì?

– Tác dụng của dược liệu tang bạch bì theo Đông Y:

  • Công năng: Lợi tiểu, dịu hen, thanh nhiệt ở phế, tả phế, tiêu phù và bình suyễn.
  • Chủ trị: Thủy thũng thực chứng, ho suyễn do phế nhiệt, mặt sưng phù.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng lợi tiểu: Cho thỏ thực nghiệm uống nước sắc tang bạch bì với liều 2g/ kg trọng lượng nhận thấy lượng nước tiểu tăng lên đáng kể trong vòng 6 giờ. Từ 7 – 24 giờ, lượng nước tiểu trở lại mức bình thường.
  • Tác dụng hạ áp: Vỏ rễ cây dâu có tác dụng hạ áp chậm.
  • Ngoài ra tang bạch bì còn có tác dụng chống co giật nhẹ, hạ nhiệt, an thần và giảm đau.
  • Thuốc sắc tang bạch bì có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ Flexner, nấm tóc, trực khuẩn thương hàn và tụ cầu vàng.
  • Thuốc chiết xuất từ dược liệu có tác dụng tế bào ung thư tử cung chủng JTC-28.

4. Cách dùng – liều lượng

Tang bạch bì được sử dụng chủ yếu ở dạng sắc và tán bột uống. Liều dùng tham khảo: 10 – 15g/ ngày,

Một số bài thuốc chữa bệnh từ tang bạch bì

dược liệu tang bạch bì
Dược liệu tang bạch bì thường được dùng để chữa chứng phù thũng, viêm phế quản, ho, hen suyễn

1. Bài thuốc trị chứng ho suyễn, ho ra máu, sốt cao, đờm nhiều, khát do phế nhiệt

  • Chuẩn bị: Ngô du căn bì (vỏ rễ của cây ngô thù) 150g và vỏ rễ cây dâu 250g.
  • Thực hiện: Thái nhỏ dược liệu rồi đem nấu với 1 lít rượu đến khi còn lại 1 lít thì gạn lấy nước sắc. Chia thành 2 lần uống, mỗi ngày dùng uống 1 phần khi bụng đói.

2. Bài thuốc trị chứng phế nhiệt, ngực đầy, suyễn, ho, tiểu bí và táo bón

  • Chuẩn bị: Hoàng cầm, địa cốt bì, tang bạch bì và cam thảo, gia giảm liều lượng theo triệu chứng.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

3. Bài thuốc trị khan tiếng, mất tiếng và ho lâu ngày không khỏi

  • Chuẩn bị: Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn và nghiền nát) 30g, tang bạch bì 16g, bối mẫu 12g, tử tuyển 6g, ngũ vị tử 6g, thông thảo 12g.
  • Thực hiện: Thái nhỏ dược liệu rồi đem sắc với 1.8 lít nước đến khi còn 600ml. Vớt bỏ bã và thêm sa đường 30g, mật ong 30g, sinh khương trấp 30ml chưng đến khi còn lại 400ml. Mỗi lần uống 20ml, ngày dùng 3 lần.

4. Bài thuốc trị ngứa và đau ngoài da

  • Chuẩn bị: Sài hồ, hoàng cầm, can cát, huyền sâm mỗi vị 4g, địa cốt bì, mạch môn và thiên môn mỗi vị 6g, mộc thông và cam thảo mỗi vị 1.6g, tang bạch bì 8g, hành 1 củ, sinh khương 3 lát.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

5. Bài thuốc trị đầu ngón tay và đầu ngón chân phát đau

  • Chuẩn bị: Uy linh tiên và tần cửu mỗi vị 4g, xuyên khung và thăng ma mỗi thứ 2g, vỏ rễ cây dâu 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

6. Bài thuốc trị chứng ho ra máu

  • Chuẩn bị: Xuyên khung, tử tô, tang bì, phòng phong, chỉ xác, bạc hà, bối mẫu, xích linh, tiền hồ, sài hồ, hoàng cầm và cát cánh mỗi thứ 3.2g, cam thảo 6g, gừng 3 lát và táo tàu 2 trái.
  • Thực hiện: Sắc uống.

7. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày và thực quản

  • Chuẩn bị: Tang bạch bì tươi (không bỏ vỏ ngoài) 30g, giấm ăn 100ml.
  • Thực hiện: Đun dược liệu với giấm trong vòng 1 giờ, sau đó cho thêm 1 ít đường vào. Có thể uống hết 1 lần hoặc chia thành nhiều lần uống trong ngày.

8. Bài thuốc chữa ho do nhiệt đờm

  • Chuẩn bị: Địa cốt bì và vỏ rễ cây dâu mỗi vị 12g, cam thảo 4g.
  • Thực hiện: Sắc uống đến khi triệu chứng thuyên giảm hẳn.

9. Bài thuốc chữa bệnh viêm phế quản giai đoạn mãn tính

  • Chuẩn bị: Tỳ bà diệp và tang bạch bì mỗi thứ 10g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

10. Bài thuốc trị viêm cầu thận cấp gây phù nhẹ

  • Chuẩn bị: Đại phúc bì, sinh khương bì, tang bì và trần bì mỗi thứ 6 – 10g, phục linh bì 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

11. Bài thuốc trị viêm phổi, viêm phế quản, ho hen và sốt nhẹ

  • Chuẩn bị: Sinh cam thảo 8g, địa cốt bì và vỏ rễ cây dâu mỗi thứ 12g, ngạnh mễ 20g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày uống 1 thang.

12. Bài thuốc chữa ho, hen suyễn và viêm khí quản

  • Chuẩn bị: Sinh cam thảo 8g, hạt tía tô 12g và tang bạch bì 20g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, mỗi ngày sắc 1 thang.

13. Bài thuốc chữa tiểu ít, phù thũng và viêm thận

  • Chuẩn bị: Xích tiểu đậu 63g và tang bạch bì 20g.
  • Thực hiện: Sắc uống và chia nước sắc thành nhiều lần uống, dùng hết trong ngày.

14. Bài thuốc trị viêm phổi thể nhiệt độc ở trẻ em

  • Chuẩn bị: Thạch cao 20g, cam thảo 4g, hoàng liên, tri mẫu, hoàng cầm và liên kiều mỗi vị 6g, kim ngân hoa 16g, tang bạch bì 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

15. Bài thuốc trị viêm phổi thể phong nhiệt

  • Chuẩn bị: Hoàng liên, tử tô và tang bạch bì mỗi thứ 8g, thạch cao, sài đất mỗi thứ 20g, kim ngân hoa 16g, lá tre 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống.

16. Bài thuốc chữa ho nhẹ

  • Chuẩn bị: Vỏ rễ dâu 20 – 40g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống và dùng hết trong ngày.

17. Bài thuốc chữa chứng ho kèm đờm đặc, khó thở do viêm phổi

  • Chuẩn bị: Hoàng liên, tang bạch bì, hoàng cầm và hạnh nhân mỗi thứ 12g, ngư tinh thảo, nhẫn đông đằng (kim ngân hoa), đình lịch tử và lô căn mỗi thứ 20g, cam thảo 6g, ma hoàng 8g, thạch cao 4g, liên kiều 16g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang, dùng bài thuốc liên tục từ 14 – 21 ngày.

18. Bài thuốc trị âm hư phế nhiệt gây viêm phổi kéo dài, viêm phế quản mãn tính, ho đờm vàng

  • Chuẩn bị: Bạch phàn 2g, bối mẫu 8 – 12g, hoàng kỳ, tri mẫu, tử tuyên, hạnh nhân, tang bạch bì, khoản đông hoa và mã đầu linh mỗi thứ 12g, sài hồ 8g, pháp bán hạ 8 – 12g và bạch phàn 2g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.

19. Bài thuốc trị thận hư nhiễm mỡ, viêm thận mãn tính kèm cổ trướng

  • Chuẩn bị: Trư linh, quế chi, bạch truật, bạch linh, trạch tả, tang bạch bì, bạch linh bì, sinh khương bì, đại phúc bì và bạch truật, gia giảm liều lượng theo triệu chứng.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

20. Bài thuốc trị lao phổi, khó khạc đờm, ho lâu ngày, viêm phế quản ở người cao tuổi, phế hư nhiệt

  • Chuẩn bị: Tiền hồ, bán hạ, bách hợp, xuyên bối, tang bạch bì, cát cánh, tử tuyển, sinh địa, phòng kỷ, xích linh và hạnh nhân mỗi thứ 30g.
  • Thực hiện: Tán bột mịn, luyện mật làm thành hoàn. Mỗi lần uống 8 – 10g uống với nước gừng, ngày uống từ 2 – 3 lần.

21. Bài thuốc trị hư lao, chân tay đau mỏi, phiền nhiệt, chán ăn, họng khô, ho nhiều nhưng đờm ít

  • Chuẩn bị: Nhục quế, đảng sâm và cát cánh mỗi thứ 6g, bạch thược, tang bạch bì, chích cam thảo, tử uyển, tri mẫu, sinh địa, tần giao, bạch linh và sài hồ mỗi thứ 12g, chích miết giáp, hoàng kỳ chích mật và thiên môn mỗi thứ 20g.
  • Thực hiện: Tán các vị thành bột mịn hoặc sắc uống ngày dùng 1 thang.

22. Bài thuốc trị cước khí phù thũng

  • Chuẩn bị: Trầm hương 5 phân, đại phúc bì, tân lang, mộc qua, lai phục tử mỗi thứ 9g, tử tô tử, kinh giới tuệ, ô dược, tử tô diệp, chỉ xác, sinh khương và trần bì mỗi thứ 6g, tang bạch bì 3 chỉ.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

23. Bài thuốc trị phù thũng

  • Chuẩn bị: Xa tiền tử, tang bạch bì, bạch truật, trư linh, đại phúc bì, phục linh, mộc qua, ngũ gia bì, lễ ngư, trư linh, ý dĩ nhân và trạch tả các vị bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

24. Bài thuốc trị hen suyễn

  • Chuẩn bị: Tô tử 8g, ma hoàng 12g, chế bán hạ, tang bạch bì và khoản đông hoa đều đem sao mật, mỗi thứ 8g, cam thảo 4g, bạch quả 21 quả (sao vàng), hạnh nhân đem bỏ vỏ và đầu nhọn, hoàng cầm (sao qua) mỗi thứ 6g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 600ml nước, sắc 3 lần và gạn lấy nước chia thành nhiều lần uống trong ngày.

25. Bài thuốc giúp bồi bổ phế, trị hư lao gây ra chứng phế khí hư

  • Chuẩn bị: Hoàng kỳ, nhân sâm và tang bạch bì mỗi vị 12g, tử uyển 8g, thục địa 16g, ngũ vị tử 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang, nên dùng trước bữa ăn và dùng khi thuốc còn ấm.

26. Bài thuốc trị chứng thủy thũng do thấp nhiệt

  • Chuẩn bị: Đông quỳ tử, hoạt thạch và tang bạch bì mỗi vị 12g, đăng tâm thảo 4g, mộc thông, trạch tả, văn cáp và trư linh mỗi vị 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

27. Bài thuốc chữa bệnh viêm phế quản, ho và khó khạc đờm

  • Chuẩn bị: Tiền hồ, bối mẫu, đào nhân và tang bạch bì mỗi vị 10g, cát cánh 5g, ca
  • m thảo 3g và khoản đông hoa 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục trong vòng 7 ngày.

28. Bài thuốc chữa ho do viêm phế quản

  • Chuẩn bị: Mạch môn đông và thiên môn đông mỗi thứ 10g, ý dĩ nhân 15g, bách hợp 30g, bách bộ 8g, ý dĩ nhân 15g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 1 lít nước còn lại 400ml nước, chia nước sắc thành 3 lần và uống hết trong ngày. Áp dụng bài thuốc liên tục trong 5 – 7 ngày.

29. Bài thuốc chữa viêm họng và ho có đờm

  • Chuẩn bị: Vỏ rễ cây dâu và cam thảo nam (cam thảo đất) mỗi thứ 15g, lá bồng bồng 10g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu tang bạch bì

  • Không dùng tang bạch bì cho người bị hen suyễn và ho do phế hàn (phổi nhiễm lạnh).
  • Ngoài vỏ rễ dâu, quả dâu chín (tang thầm), lá cây dâu (tang diệp), cành non (tang chi), tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu) và ký sinh cây dâu/ tầm gửi cây dâu (tang ký sinh) đều là những vị thuốc quý và có nhiều công dụng chữa bệnh.
  • Đem tang bạch bì chích (tẩm mật sao) giúp tăng tác dụng nhuận phế.

Tang bạch bì là vị thuốc quy vào kinh Phế và chuyên chủ trị các chứng bệnh liên quan đến phổi. Tuy nhiên dược liệu này có tính hàn nên không được sử dụng cho người bị chứng phế hàn và cần tránh dùng trong thời gian dài. Để hạn chế các tình huống rủi ro, bạn nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi áp dụng bài thuốc từ vỏ rễ cây dâu.

Chia sẻ:

Ô đầu

Ô đầu là dược liệu quý hiếm nhưng có độc tính rất mạnh. Dược liệu này thường ngâm rượu hoặc sắc uống nhằm chữa chứng đau nhức xương khớp, các…

Thổ phục linh

Thổ phục linh là thảo dược quý có vị ngọt, tính bình, quy vào các kinh Can, Vị, chủ trị phong thấp, vẩy nến, viêm da, đau dây thần kinh…

Nấm lim xanh

Nấm lim xanh là một loại nấm mọc ở rễ hoặc thân cây Lim. Theo một số nghiên cứu về dược tính, thảo dược này có tác dụng hỗ trợ…
cây vả

Vả

Cây vả từ rất lâu đời đã được tận dụng để làm dược liệu chữa bệnh. Cả quả, rễ và lá đều được dùng trong nhiều bài thuốc, trong đó…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua