Tam lăng 

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Tam lăng hay Hắc tam lăng, Kinh tam lăng là cây thân thảo sống lâu năm được sử dụng để chữa các bệnh kinh bế, sản hậu ứ trệ, thông kinh nguyệt… Theo y học cổ truyền, dược liệu vị đắng tính bình, quy vào kinh can được đưa vào danh mục vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu.

Tam lăng là cây thân thảo sống lâu năm được sử dụng để chữa các bệnh kinh bế, sản hậu ứ trệ, thông kinh nguyệt
Tam lăng là cây thân thảo sống lâu năm được sử dụng để chữa các bệnh kinh bế, sản hậu ứ trệ, thông kinh nguyệt

Tên gọi khác: Tam lăng, Hắc tam lăng, Kinh tam lăng, Cồ nốc mảnh, Lòng thuyền

Tên khoa học: Seipus yagara Ohwi

Họ: Cói Cyperaceae

Bộ phận dùng:Thân rễ

Mô tả cây tam lăng

Trong y học cổ truyền, tam lăng nằm trong danh mục cây thuốc vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu. Cây thuốc này có những đặc điểm sau đây:

Đặc điểm thực vật

Tam lăng là loại cây thân thảo sống lâu năm, có thân rễ cao to, thân cao 6 – 7 cm, to 1 – 2 cm. Một số đặc điểm nhận biết cụ thể như sau:

  • Lá: Hình dải, dài 45 – 60cm, rộng 5 – 7 cm, màu lục, có nhiều gân, cuống lá dài 20 – 30cm. 
  • Hoa: Mọc thành cụm, cụm hoa trên cuống dài 20 – 25cm, chùm cao 8 – 10 c, mỗi cụm có 10 – 20 hoa, cuống cao 1 – 2,5cm, có long. Phiến hoa cao 1cm, bầu đầy lông, có 6 nhị. Ra hoa trong khoảng từ tháng 4 – tháng 7.
  • Quả: Hình bầu dục, nhiều hạt, quả dài 2cm. 

   Phân bố

  • Ở Việt Nam: Thường mọc hoang ở thung lũng, trong rừng ở Ninh Bình, Quảng Trị, Lào Cai.
  • Ở Trung Quốc: Phía Nam Trung Quốc chủ yếu là các khu vực như Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam.

   Cách thu hái

Bộ phận thường được dùng làm thuốc của cây tam lăng là thân rễ. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào mùa đông đến mùa xuân, đào lấy rễ, rửa sạch, cạo sạch lớp vỏ ngoài và phơi khô.

Tam lăng được bào chế bằng cách đào củ rễ, bỏ hết lá, tua rễ rồi phơi hay sấy khô được gọi là tam lăng sống. Khi tam lăng trộn giấm lên màu thâm thì được gọi là tam lăng chế giấm. 

Dược liệu thu được loại tốt là loại không xốp, không mốc mọt có bề ngoài màu tro nhợt, cứng chắc, mịn. Dược liệu có mặt ngoài nhăn, sần sùi, hình nón, hơi dẹt, có vết dao cắt. Có vị nhạt, nhấm hơi có cảm giác tê lưỡi. 

   Bảo quản

Dễ mốc nên cần bảo quản ở nơi kín, khô ráo, trước mùa cần đem phơi kỹ.

   Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nào nghiên cứu về thành phần hóa học của tam lăng. Chỉ biết hai thành phần chính là tinh dầu và chất bột.

Vị thuốc tam lăng

Tam lăng là vị thuốc nam quý được dùng nhiều trong y học cổ truyền
Tam lăng là vị thuốc nam quý được dùng nhiều trong y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, tam lăng có công dụng bổ máu, giảm ứ trệ, giảm đau, hoạt khí. Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại, tam lăng có tác dụng ức chế tế bào ung thư.

   Tính vị

Vị ngọt đắng, cay, không độc.

   Quy kinh

Quy vào kinh can tỳ.

   Tác dụng

Phá huyết khu ứ, hành khí, chỉ thống (giảm đau), thông kinh, làm thuốc tiêu, thuốc tán.

   Chủ trị

  • Huyết ứ do sang chấn
  • Kinh bế, đau bụng, thống kinh
  • Thực tích, khí trệ với các biểu hiện như đau thượng vị, đau chướng bụng
  • Khí trệ huyết ứ với biểu hiện như đau bụng, đầy bụng, đa thượng vị, vô kinh.

   Liều dùng

Sử dụng tốt nhất là khoảng 3 – 10g tam lăng mỗi ngày tùy theo tình trạng bệnh. 

   Kiêng kỵ

Không dùng tam lăng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang trong giai đoạn kinh nguyệt r nhiều. 

Các bài thuốc chữa bệnh bằng tam lăng

Tam lăng là vị thuốc nam quý được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền, thường được dùng trong các bài thuốc sau:

Bài thuốc chữa tắt kinh do huyết ứ với tam lăng

  • Nguyên liệu: 8g tam lăng, 8g nga truật, 8g quán chúng, 8g tô mộc, 12g đương quy, 16g thục địa; huyết kiệt, nhục quế, mộc hương, hoa hồng mỗi thứ 6g
  • Lấy tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị, sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Chữa đau bụng trên, đau tức hạ sườn

  • Nguyên liệu: 8g tam lăng, 8g nga truật, 12g thanh trần bì, 12g bán hạ, 12g mạch nha  
  • Cho giấm tốt vào nguyên liệu đã chuẩn bị nấu khô sao tán bột, làm thành viên, mỗi lần uống 10g, ngày uống 2 lần.
  • Uống với rượu ấm trước khi ăn để chữa đau bụng trị chứng đàm trệ, đàm kết, huyết trưng.

Chữa đầy hơi, chướng bụng

  • Nguyên liệu: 8g tm lăng, 5g ba đậu hột, 8g mạch nha, 8g mộc hương, 8g sa nhân, 8g trần bì, 40g trần mễ.
  • Ba đậu đem sao với trần mễ rồi bỏ ba đậu đi
  • Lấy tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị (trừ ba đậu) tán bột làm viên
  • Uống 8 – 12g/ngày.

Chữa đầy bụng, đau thượng vị, hoành cách môn bị nghẹn

  • Nguyên liệu: 120g tam lăng, 60g cam thảo (nướng), 40 binh lang, 40g chỉ xác, 40g mộc hương, 40g cam quế, 40g thanh bì.
  • Lấy nguyên liệu đã chuẩn bị tán tốt, cho vào hũ thủy tinh dùng dần.
  • Mỗi lần dùng 4g sắc với 150ml thấy còn 100ml thì tắt bếp, uống ấm.

Chữa mất kinh vài tháng ở phụ nữ

  • Nguyên liệu: 12g tam lăng, 14g đương quy, 14g xuyên khung, 14g bạch thược, 12g đảng sâm, 12g đơn bì, 12g quế chi, 12g nga truật, 12g ngưu tất, 4g cam thảo.
  • Lấy tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị sắc uống 4 – 6 thang.

Chữa viêm gan, gan lách to

  • Nguyên liệu: Tam lăng, đương quy, bạch thược, miết giáp mỗi thứ 12g; nhân trần, kim ngân hoa 20g; sài hồ, hồng hoa mỗi thứ 8g.
  • Lấy nguyên liệu chuẩn bị sắc với nước, chia làm 2 lần uống thực hiện 3 tháng 1 liệu trình sẽ thấy hiệu quả.

Trên đây là một số thông tin về dược liệu tam lăng và những công dụng trị bệnh hay của cây thuốc này. Tam lăng mặc dù là vị thuốc nam quý chữa được nhiều bệnh, tuy nhiên trước khi sử dụng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các tác dụng phụ.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ là thảo dược quen thuốc có thể điều trị mụn nhọt, viêm gan, kinh nguyệt không đều... Tuy an toàn nhưng vẫn có trường hợp không được…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua