Cỏ the

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Cỏ the là dược liệu được biết đến với tên gọi khác là cây cóc mẳn. Cây có tính ấm, vị cay giúp trị viêm mũi dị ứng, eczema, ho, viêm phế quản. Có thể dùng sắc uống hoặc giã đắp ngoài.

cây cỏ the

  • Tên gọi khác: Cây cỏ the còn có các tên gọi khác như Cóc mẳn, Cóc mẩn, cây cóc ngồi, thạch hồ tuy hay Nga bất thực thảo.
  • Tên gọi trong khoa học: Centipeda minima (L.)
  • Họ: Cúc (Asteraceae)

Mô tả về cây cỏ the

+ Đặc điểm của cây thuốc

Cỏ the là cây thân thảo sống hàng năm. Cây có chiều cao chỉ khoảng 5 – 20cm, chia nhiều cành mọc bò ra các hướng trên mặt đất.

  • Thân cây: Toàn thân cây nhẵn nhưng phía ngọn được bao phủ một lớp lông tơ màu trắng nhạt bên ngoài.
  • Lá cỏ the: Mọc so le, dạng lá đơn. Lá hình ba cạnh, tù ở đầu và hơi thu hẹp về phía cuống. Mỗi bên mép lá có 2 răng. Chiều dài và rộng của mỗi lá lần lượt là 10 – 18 x 6 – 10mm.
  • Hoa: Cỏ the bắt đầu ra hoa từ cuối mùa xuân kéo dài cho đến mùa hạ. Hoa thường mọc ở ngọn, có hình đầu tròn sắc vàng nhạt. Trên cùng 1 bông có nhiều dãy hoa, trong đó 5 dãy ngoài rìa là hoa cái và chính giữa lá hoa lưỡng tính hình ống, màu tím nhạt.
  • Quả: Cây cóc mẳn cho ra trái dạng quả bế. Trên cây có những quả hình 4 cạnh và một số quả hơi dẹp. Bên ngoài quả có lông.

Phân bố

Ở nước ta, cây cỏ the được tìm thấy nhiều ở các tỉnh khu vực đồng bằng trung du hay các vùng núi thấp. Cây thích nghi và phát triển tốt nhất ở nơi có đất ẩm, chẳng hạn như ruộng bỏ hoang.

+ Bộ phận dùng

Toàn cây cỏ the đều được dùng làm thuốc chữa bệnh

+ Thu hái – sơ chế

Thời điểm cây cỏ the ra hoa cũng chính là lúc thu hoạch. Toàn thân cây được nhổ về, rửa sạch, phơi khô ngoài nắng hoặc đem sấy khô với số lượng dược liệu lớn.

+ Thành phần hóa học của cây cỏ the

  • Tinh dầu có mùi mùi hôi, tập trung chủ yếu trong thân và lá
  • Arnidio
  • Tarasterol
  • Araxasteryl acetat và 

Vị thuốc cỏ the

+ Tính vị:

  • Tính ấm
  • Vị cay

+ Quy kinh

Chưa có tài liệu nào ghi nhận thông tin về khả năng quy kinh của. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định chính xác vấn đề này.

+ Tác dụng dược lý

Theo Đông y, dược liệu cỏ the có công dụng thông khiếu, trừ thấp, giảm sưng, chống viêm, khu phong, giải độc, tán hàn.

cỏ the dược liệu
Cỏ the là dược liệu có tính ấm, vị cay

+ Chủ trị

  • Ho gió, ho do cảm lạnh, cảm cúm, ho gà
  • Viêm mũi thông thường, viêm xoang, viêm mũi dị ứng
  • Sốt rét
  • Mẩn ngứa
  • Bệnh chàm
  • Viêm amidan
  • Viêm phế quản mãn tính
  • Mụn nhọt chưa vỡ

+ Liều lượng – cách dùng cỏ the

  • Dùng trong: 6 – 9g/ngày dưới dạng sắc uống
  • Dùng ngoài: Dạng giã đắp ngoài da không tính liều lượng

Bài thuốc chữa bệnh có cỏ the 

1. Điều trị bệnh ho gà

  • Chuẩn bị: 15g cỏ the, bạch dược, quốc lão, cây dẹt ác mỗi vị 6g
  • Cách sử dụng: Các vị trên rửa qua nước cho sạch. Cho tất cả vào siêu sắc thuốc cùng với 600ml nước. Sau khi ấm thuốc bắt đầu sôi mạnh, vặn nhỏ lửa tiếp tục sắc đến khi cạn còn 150ml. Gạn thuốc ra, hòa vào chút đường cho dễ uống. Chia thuốc làm 3 lần dùng. Một liệu trình cần uống thuốc liên tục trong 10 ngày, mỗi ngày 1 thang.

2. Điều trị nổi mẩn ngứa ngoài da, bệnh eczema

  • Chuẩn bị: 15g cỏ the, 3 thìa đậu xanh, vài hạt muối biển
  • Cách sử dụng: Cỏ the và đậu xanh sống đem giã nát cùng với muối ăn. Vệ sinh khu vực bị bệnh sạch sẽ rồi lấy thuốc đắp lên, băng lại, để khoảng 3 tiếng mới được tháo ra. Áp dụng trong 5 ngày liên tục để thấy được kết quả.

3. Ngăn ngừa và điều trị bệnh cảm cúm

  • Chuẩn bị: 100g cỏ the tươi, một ly rượu trắng nhỏ
  • Cách sử dụng: Giã nát dược liệu, lọc lấy nước cốt rồi hòa cùng rượu trắng. Làm nóng hỗn hợp, chia uống 2 lần sẽ giúp giảm sốt và cải thiện các triệu chứng khác của bệnh cảm cúm như ớn lạnh, nghẹt mũi, sổ mũi, nhức đầu, đau nhức mình mẩy.

4. Điều trị bệnh viêm amidan cấp và mãn tính

  • Chuẩn bị: Cỏ the và gạo nếp mỗi loại 30g
  • Cách sử dụng: Rửa sạch cỏ the rồi cắt khúc ngắn, bỏ vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt cỏ the ngâm gạo nếp, sau đó đem xay gạo thành bột. Để trị viêm amidan, lấy bột ít bột gạo ngậm vào miệng rồi nuốt từ từ từng miếng nhỏ để các chất trong thuốc tiếp xúc với khu vực bị bệnh và phát huy tác dụng tối ưu. Sau 3 – 5 ngày dùng thuốc, các triệu chứng sẽ có sự cải thiện rõ rệt.

5. Bài thuốc điều trị mụn nhọt chưa bị vỡ mủ

  • Chuẩn bị 15- 20g cỏ the, vảy tê tê (xuyên sơn giáp ) 2g, vân quy 9g, 1 bát rượu trắng
  • Cách sử dụng: Vảy tê tê đem đốt cháy thành than, sau đó đem giã nát chung với các dược liệu còn lại. Thêm rượu vào trộn đều, lọc nước uống. Phần bã lấy đắp lên nốt mụn nhọt và băng cố định lại. Cứ sau 3 tiếng cần thay thuốc một lần. Trường hợp mụn nhọt đã vỡ thì không nên áp dụng.

6. Bài thuốc trị bệnh ho gió

  • Chuẩn bị: 15g cỏ the khô
  • Cách sử dụng: Dược liệu đem rửa sạch, sắc cùng 400ml lấy 100ml. Chia làm 3 phần uống vào buổi sáng, trưa, tối. Dùng liền vài ngày đến khi cơn ho dứt hẳn.

7. Trị ho trong các trường hợp bị cảm lạnh

  • Chuẩn bị: 15g cây cỏ the khô. Nếu dùng tươi thì lấy 30g
  • Cách sử dụng: Rửa sạch dược liệu, bỏ vào ấm. Đổ thêm 500ml nước đun cho đến khi nước thuốc cô đặc còn 100ml. Gạn thuốc ra, để nguội còn hơi âm ấm chia làm 3 lần dùng mỗi ngày. Một liệu trình điều trị nên uống 5 ngày liên tiếp để bệnh được trị dứt điểm.

8. Điều trị nghẹt mũi, viêm mũi

  • Cách 1: Chuẩn bị 6g cỏ the, 6g chồi hoa mộc lan, 10g thương nhĩ tử. Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày. Ngày dùng 1 thang.
  • Cách 2: Tán cỏ the, tế tân và bạch chỉ thành bột. Thổi vào mũi mỗi ngày 2 lần.

9. Điều trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng bằng cây cóc mẳn

  • Cách 1: Cây cóc mẳn ( cỏ the ) tươi rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng. Vò nát dược liệu, cuộn lại thành 1 cái nút nhỏ lần lượt nhét vào từng bên lỗ mũi, mỗi bên 30 phút. Thực hiện ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
  • Cách 2: Cỏ the phơi khô, nghiền thành bột mịn. Để trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, lấy một ít bột thuốc thổi vào trong mũi, kết hợp hít mạnh để đưa được thuốc vào sâu trong các xoang. Lặp lại 3 – 4 lần trong ngày.
  • Cách 3: Dùng một miếng bông gòn thấm nước muối sinh lý cho ẩm. Sau đó chấm vào bột cỏ the lần lượt nhét vào từng bên lỗ mũi khoảng 30 phút. Áp dụng mỗi ngày 1 lần. 
  • Cách 4: Sắc cây cỏ the vài tiếng đồng hồ cho cô đặc thành cao. Dùng bông gòn tẩm cao nhét vào lỗ mũi khoảng 60 phút thì bỏ ra. Thực hiện chăm chỉ mỗi ngày 1 lần các triệu chứng khó chịu sẽ thuyên giảm.
  • Cách 5: Dùng 20g cây cỏ the khô ( tương đương 40g tươi). Sắc kỹ lấy 200ml nước chia 3 lần uống mỗi ngày.

10. Điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính

  • Chuẩn bị: 10g cây cỏ the tươi, 10g củ ba mươi, 12g lá bồng bồng, 8g trần bì
  • Cách sử dụng: Các vị thuốc đã chuẩn bị gộp chung lại tạo thành một thang sắc nước chia 3 lần uống. Dùng liền 10 – 15 ngày tùy theo tình trạng bệnh.

11. Chữa nổi mẩn ngứa ngoài da do thời tiết thay đổi

  • Chuẩn bị: Cỏ the tươi liều lượng tùy thuộc vào diện tích da bị mẩn ngứa. 
  • Cách sử dụng: Rửa dược liệu với nước muối, giã nát đắp lên chỗ da bị ảnh hưởng khoảng 30 phút. Thực hiện vài lần trong ngày để xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu.

12. Điều trị ho do cảm cúm

  • Chuẩn bị: 40g Cây cỏ the, 40g hoạt lục thảo, 40g râu ngô
  • Cách sử dụng: Đều đặn sắc uống mỗi ngày 1 thang trong 3 – 5 ngày liên tục

**Lưu ý: Những thông tin về cây cỏ the chỉ có tính chất tham khảo. Bệnh nhân trước khi sử dụng dược liệu để chữa bệnh nên thông qua ý kiến thầy thuốc Đông y, bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Có thể bạn chưa biết:

Chia sẻ:
con cà cuống

Cà cuống

Cà cuống là một loại côn trùng có kích thước lớn, còn có tên là đà cuống hay long sắt. Loại côn trùng này đem lại nhiều tác dụng tốt…

Mướp khía

Cây mướp khía có nhiều đặc tính dược lý nên không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà còn được dân gian tận dụng để trị viêm xoang,…
Cây đuôi công

Cây đuôi công

Cây đuôi công từ lâu được biết đến là loại thực vật được tận dụng để làm dược liệu giúp chữa trị một số bệnh lý như đau nhức khớp,…
Cao ban long có công dụng gì? Cách sử dụng và những lưu ý khi dùng

Cao ban long

Là một trong những dược liệu quý của Đông y, cao ban long được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền. Người dùng cần…

Bình luận (1)

  1. Phạm Văn Dũng
    Phạm Văn Dũng says: Trả lời

    Rất hay ạ. Xin cảm ơn thuocdantoc.org

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua