Cây mướp sát

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Cây mướp sát sau khi được thu hái thường được dùng để điều chế thành nguyên liệu của thuốc chữa bệnh tim. Loài cây này chứa độc tố, nếu không cẩn thận sử dụng sẽ ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe. 

  • Tên thường gọi: Mướp sát còn gọi là Sơn dương tử, Hải qua tử, da krapur.
  • Tên khoa học: Cerbera odollam Gaertn.
  • Họ khoa học: Thuộc họ Trúc đào Apocynaceae.

Mô tả cây Mướp sát

Mướp sát là một loài cây nhỡ hay to, chiều cao trung bình khoảng 4-6m. Mướp sát có cành thô, to, vỏ xù xì, bề mặt cành dày, có gỗ mềm, toàn thân cây có lớp nhựa mủ trắng.

Lá cây mọc so le và thường hay tập trung ở đầu cành, lá cây có hình thuôn dài, phía đầu nhọn và thuôn về phía cuống, mặt trên lá bóng, mỗi phiến lá dài khoảng 10-15cm, bề rộng trung bình 2 – 4cm.

Cây mướp sát là loài cây có độc tính cao nên chỉ được sử dụng để điều chế thuốc
Cây mướp sát là loài cây có độc tính cao nên chỉ được sử dụng để điều chế thuốc

Cây mướp sát thuộc họ Trúc đào, đây là loài có hoa thơm. Hoa mướp sát trắng, mùi hương dễ chịu và thường mọc thành xim tận cùng với rất nhiều nhánh. Sau khi cây rụng hoa là mùa ra quả. Quả hạch, màu đỏ và to bằng quả trứng gà hoặc lớn hơn. Khi quả cây còn tươi sẽ có phần thịt dày, xốp, thịt quả có màu xám nhạt, hoặc nâu nhạt hay hơi hồng.

Thông thường người ta thường thu hoạch quả cây mướp sát để làm thuốc. Trong hạch có hai hình bán cầu, mặt ngoài khum tròn, mặt trong phẳng và hơi lõm, phần vỏ hạt cứng, hai lá mầm mọc không đều, ôm vào nhau. Mùa hoa kéo dài từ tháng 2 đến tháng 10 và mùa quả kéo dài từ tháng 11 đến tháng 1.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mướp sát là giống cây chịu lạnh, cây thường mọc hoang tại những vùng ẩm thấp và có khí hậu khắc nghiệt. Phổ biến nhất là tại vùng ven biển miền Trung, miền núi phía Nam và Campuchia. Cây ít gặp ở miền Bắc và Lào. Ngoài ra thì cây phân bố rất rộng rãi tại các vùng ôn đới  ở Trung Quốc (Hải Nam, Đài Loan), Ấn Độ, châu Úc.

Sau khi thu hái quả mướp sát chín về, người ra đãi bỏ thịt lấy hạt ép lấy tinh dầu trong hạt. Còn lại phần nhân dùng làm nguyên liệu chế thuốc chữa bệnh tim. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng mướp sát không nhiều, chủ yếu dược liệu được dùng điều chế thuốc chữa bệnh.

Một vài tỉnh thành tại Việt Nam có thể trồng được loại cây này
Một vài tỉnh thành tại Việt Nam có thể trồng được loại cây này

Bộ phận dùng

Cây mướp sát chỉ sử dụng được hạt, thu hái khi quả chín. Sau đó hạt được đem đi phơi khô, đập vỡ hạt lấy nhân ép dầu. Hạt rất độc và không được dùng khi chưa qua điều chế.

Thành phần hóa học 

Thành phần hóa học của cây rất dồi dào. Nhiều nhất có trong hạt cây với những thành phần chính chứa glucosid như: Cerberin, cerberosid, neriifolin, thevetin. Bao phủ cây mướp sát là một chất nhựa màu trắng, khi gặp axit sẽ cho màu xanh lục. Nhựa của cây mướp sát có 22% cao su kết hợp với những chất khác nhưng thành phần không chứa xecberin (cerberin).

Hạt cây mướp sát có chứa 53-57% tinh dầu. Dầu hạt cây mướp sát có màu trong, không khô, khi đốt sẽ cháy sáng và có mùi gần như mùi hạt dẻ. Trong thành phần của hạt cây mướp sát có glucoit – một tinh thể không màu gọi là xecberin. Theo nhà nghiên cứu E. Perrot, chất này đã được xác định công thức thô là nhưng lại là một thứ bột không có tinh thể, màu vàng, tan trong nuớc, độ chảy l91-1920C.

Cây mướp sát có thành phần hóa học đa dạng, trong đó có những chất giúp điều trị bệnh tim mạch
Cây mướp sát có thành phần hóa học đa dạng, trong đó có những chất giúp điều trị bệnh tim mạch

Tỷ lệ xecberin trong hạt là 0,08%-0,16%. Ngoài ra xecberin không giống tevetin (thevetin) có trong hạt thống thiên (Thevetia neriifolia). Trong quá trình thực hiện thủy phân bằng axit loãng, ta sẽ được xecberetin (cerberetin), C19H2404 màu vàng (theo Hamon và Oudemans).

Ngoài xecberin, Schen và Steldt (1942), hạt của cây mướp sát còn chứa gốc glucozit nữa gọi là xecberozit (ccrberosid). Những chất này đều có những giá trị nhất định trong y học và được nghiên cứu điều chế thuốc điều trị bệnh tim mạch và huyết áp.

Tác dụng dược lý

Cây mướp sát có nhựa mủ. Một số nghiên cứu cho rằng nhựa mủ của cây hơi độc, nhưng một số nghiên cứu khác lại cho là không độc. Ngoài ra nhựa mủ có tác dụng tẩy mạnh. Hạt của cây mướp sát rất độc do chất glucozit xecberìn.

Trong đó Xecberin với liều vừa có tác dụng bổ tim, liều quá độc sẽ gây suy tim. Dầu hạt cây bản tính không độc, nhưng do những tạp chất kèm theo nên độc.

Công dụng của cây mướp sát

Hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu ghi nhận về công dụng của cây mướp sát. Loài cây này ít được dùng làm thuốc ở Việt Nam. Thường người ta chỉ dùng để đầu độc và được liệt kê vào nhóm gây độc có thể gây tử cong. Nhưng ở các nước khác như Trung Quốc hay Ấn Độ, người ta dùng nhiều bộ phận của cây mướp sát.

Một số thông tin cho rằng cây có tác dụng chữa ghẻ, ngứa, trừ chấy, chữa bệnh suy tim. Ngoài ra còn dùng để làm thuốc tẩy, làm dầu thắp đèn. Cây mướp sát được sử dụng duốc cá tại Philipin và Tan Calêđôni (dùng dầu hạt). 

Phần vỏ của cây mướp sát dùng làm thuốc tẩy. Có nơi dùng lá. Người dân Miến Điện dùng dầu mướp sát làm dầu thắp đèn, bôi lên da chữa ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy.

Cây mướp sát có độc nhưng sẽ có tác dụng tốt cho sức khoẻ sau khi được điều chế
Cây mướp sát có độc nhưng sẽ có tác dụng tốt cho sức khoẻ sau khi được điều chế

Cách dùng

  • Cây mướp sát sau khi thu hái lấy hạt, đợi quả chín rồi đem đi hơi khô; đập vỡ hạt lấy nhân ép dầu.

Cẩn thận với độc tính của cây mướp sát

Mặc dù cây mướp sát có thành phần hóa học giá trị về mặt y học nhưng đây lại là loại cây cực độc trong tự nhiên. Người dân không nên sử dụng mướp sát trong bất kỳ mục đích chữa bệnh nào. Mướp sát là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc phổ biến khi người ta vô tình ăn phải loại quả của cây này.

Thành phần hóa học của cây mướp sát khiến cho tim đập không đều, sau khi ăn nạn nhân có thể bị trụy tim, dẫn đến tử vong chỉ trong thời gian ngắn. Trên thế giới, cây mướp sát còn được cho là nguyên nhân của hàng ngàn vụ tự tử, hầu như không thể tìm thấy dấu vết của các hợp chất kịch độc khi khám nghiệm tử thi.

Thành phần cực độc, nếu vô tình ăn phải sẽ dẫn đến suy tim và tử vong trong 6 tiếng
Thành phần cực độc, nếu vô tình ăn phải sẽ dẫn đến suy tim và tử vong trong 6 tiếng

Những dấu hiệu ngộ độc sau khi ăn nhầm quả mướp sát gồm có: triệu chứng nôn mửa dữ dội, sau đó mệt lả, nhức đầu, chóng mặt và đau bụng. Nạn nhân không được cứu chữa kịp thời có thể tử vong trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Nguyên nhân do tim mạch, không đo được huyết áp, rơi vào hôn mê sâu và ngưng tuần hoàn.

Những công dụng của cây mướp sát cho đến nay chỉ mới được ứng dụng trong nghiên cứu điều chế thuốc. Bài viết chia sẻ thông tin nhằm mục đích tham khảo, chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế điều trị chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 11:00 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 08:51 - 30/05/2024
Chia sẻ:

Cây thành ngạnh

Nhân dân Tây Bắc thường sử dụng lá cây thành ngạnh (cây đỏ ngọn) nấu lấy nước uống giúp thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra dược liệu này còn…

Cà Dại Hoa Vàng

Cà dại hoa vàng là một trong những vị thuốc có công dụng điều trị bệnh được sử dụng phổ biến trong Đông y. Ngoài ra, tại nhiều nước trên…

Xạ đen

Xạ đen là một trong số các loại dược liệu sử dụng trong nhiều bài thuốc, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, ưng thư, ổn…
Cây rau má lá rau muống

Cây rau má lá rau muống

Cây rau má lá rau muống là loại cỏ mềm mọc rất nhiều ở các vùng quê, bờ ruộng, bãi hoang... Đặc biệt, Y học cổ truyền còn ghi nhận…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua