A giao

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

A giao là vị thuốc quý được bào chế từ da lừa. Dược liệu này có tác dụng chữa ho ra máu, động thai, đau bụng, co quắp gân cơ… Liều lượng 8 – 12g mỗi ngày.

  • Tên khác: Cáp sao a giao, lư bì giao, a giao nhân, trần a giao, hiển minh bả, Bồ hoàng sao A giao, Bồn giao, cao da lừa, keo da lừa
  • Tên khoa học: Gelantinum Asini hay Gelantina Nigra
  • Họ: Ngựa – Equidae 

Mô tả về a giao

A giao chính là keo da lừa – một loại động vật xương sống, có vú được xếp vào nhóm họ Ngựa. Con lừa có nguồn gốc ở Châu Phi, vốn được người dân sử dụng để thồ vật, kéo xe từ cách đây hơn 5000 năm trước. 

Ngày nay, lừa được thuần hóa và nuôi dưỡng nhiều ở các nước phát triển để tận dụng sức kéo của nó và lấy da làm thuốc chữa bệnh.

Đặc điểm của dược liệu a giao

A giao có màu nâu đen, chất keo, mềm, dẻo, dính khi trời nóng, giòn khi thời tiết hanh khô và hơi mềm nếu bảo quản trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Dược liệu này thường được bào chế dưới dạng một miếng keo hình chữ nhật có diện tích 6 x 4 cm và dày khoảng 0,5 cm, bề mặt nhẵn bóng. Trọng lượng mỗi miếng keo khoảng 20g.

Bộ phận dùng

Da lừa

 Bào chế thuốc:

Những con lừa già, da dầy, lông đen có giá trị dược liệu tốt nhất nên sẽ được lựa chọn để lấy da. Tùy theo từng khu vực mà có cách bào chế khác nhau:

– Cách bào chế a giao tại Việt Nam

Làm sạch lông, lấy khăn lau cho khô và hết bẩn. Thái da lừa thành những miếng đỏ cỡ bằng hạt ngô rồi cho vào chảo nóng sao chung với bột cáp phấn ( 20%) đến khi da phồng đều. 

Khi sử dụng, lấy a giao đem nướng phồng, đem sắc hoặc hòa tan trong nước nóng mà dùng.

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc

  • Vào tháng 2 đến tháng 3 hàng năm, da lừa được lấy đem ngâm với nước bài ngày cho mềm. Sau đó vớt ra cạo sạch lông, thái nhỏ.
  • Cho hết da lừa vào nồi đổ thật nhiều nước vào nấu trong 3 ngày đêm liên tục
  • Chắt bỏ nước cũ, thêm nước mới vào và tiếp tục nấu
  • Thực hiện theo cách tương tự 5 – 6 lần nhằm tận thu được toàn bộ chất keo trong da lừa
  • Dùng rây bằng đồng lọc bỏ chất cặn bã còn sót lại, lấy keo hòa với một ít nước lọc có pha phèn chua
  • Để yên vài tiếng cho tạp chất lắng xuống dưới đáy. Tách lấy lớp nước trong phía trên và nấu cho cô đặc lại
  • Trước khi ngưng nấu a giao khoảng 2 tiếng, cho thêm đường và rượu trắng vào nấu chung với keo theo tỷ lệ 6 lạng da lừa : 4 lít rượu : 9 kg đường.
  • Tiếp tục cho dầu đậu nành vào keo da lừa trước khi tắt bếp khoảng 30 phút. Cứ 600kg da lừa thì dùng 1 lít dầu ăn. Mục đích sử dụng dầu là để cho keo bớt dính.
  • Đổ keo ra khuôn, để nguội sẽ đóng thành bánh, cắt ra thành từng miếng hình chữ nhật thu được vị thuốc a giao

Trước khi sử dụng có thể đem a giao ngâm rượu, nấu trong nước cho tan hoạt sao với các dược liệu sau:

+ A giao sao cáp phấn: Rang nóng 1 kg bột cáp phấn rồi tiếp tục bỏ miếng a giao vào đảo đều tay. Khi thấy a giao nở ra, không còn chỗ cứng nữa thì tắt bếp. Rây hỗn hợp để thu a giao lại, bỏ bột cáp phấn đi.

+ A giao sao bồ hoàng ( phấn hoa của cây cỏ nến): Trước tiên, rang nóng bồ hoàng trước. Sau đó xắt mỏng a giao rồi cho vào rang chung. Khi thấy a giao nở giòn thì ngưng. Rây bỏ bồ hoàng.

Cách bảo quản dược liệu

Để a giao nơi khô ráo, tránh nơi quá nóng hoặc ẩm ướt

Thành phần hóa học: 

A giao chứa các chất sau:

  • Chất keo ( Collagen ): Bao gồm nhiều thành phần như Sunfua, Lysin, Glycin, Histidin, Acginin, Xystin.
  • Glutamic acid
  • Threonine
  • Phenylalanine
  • Valine
  • Alanine
  • Serine
  • Asparíc acid
  • Leucine
  • Hydroxyproline
  • Methionine cùng một số hoạt chất khác

Vị thuốc a giao

Tính vị

  • Theo Bản Kinh: A giao tính bình, vị ngọt
  • Theo Biệt Lục: Tính ấm, không có độc
  • Theo Y Học Khải Nguyên: Dược liệu tính bình, vị nhạt
  • Theo Thang Dịch Bản Thảo: A giao tính bình, vị ngọt cay

Quy kinh

Vị thuốc a giao quy vào kinh Can, kinh Phế, kinh Thận, kinh Tâm

Tác dụng dược lý và chủ trị

– Theo y học cổ truyền:

A giao có tác dụng dưỡng khí, an thai, tiêu tích, làm mạnh gân xương, chỉ lỵ, trừ phong, nhuận táo, sáp tinh, cố thận, giải độc, nhuận phế, an thai. Chủ trị:

  • Đau lưng
  • Đau bụng
  • Đau nhức tay chân
  • Rong huyết
  • Mất ngủ
  • Sốt rét
  • Đau chân không thể đứng được
  • Ngộ độc rượu
  • Chảy nước mũi
  • Nôn ra máu
  • Đi ngoài ra máu
  • Đới hạ
  • Chảy máu cam
  • Các bất thường trong tiểu tiện: Tiểu buốt, đái ra máu
  • Kinh nguyệt không đều
  • Đau lưng do nội thương
vị thuốc a giao
A giao sau khi bào chế được cắt thành những khối hình chữ nhật

– Theo y học hiện đại: A giao có những tác dụng sau

  • Tăng hồng cầu, tạo máu: Đưa a giao vào trong bao tử chó rồi xét nghiệm thấy hồng cầu và sắc tố máu tăng nhanh.
  • Chống tê liệt cơ: Cho chuột bạch (đã được làm cho loạn dưỡng cơ đến mức què hoặc tê liệt không đi được) ăn dung dịch a giao. Kết quả sau hơn 100 ngày sử dụng thuốc cho thấy triệu chứng tê liệt đã biến mất ở hầu hết chuột được thí nghiệm.
  • Tăng khả năng chuyển hóa canxi: Các nhà nghiên cứu cho chó uống dung dịch a giao kết hợp ăn Canxi Carbonat. Kết quả kiểm tra huyết thanh ghi nhận hàm lượng canxi tăng cao.
  • Chống choáng: Tiêm dung dịch a giao vào tĩnh mạch của mèo đã được gây choáng thấy huyết thanh bình thường trở lại và mèo được cứu sống.
  • Tăng khả năng đông máu, chống chảy máu: Dùng dung dịch a giao 5% tiêm vào chó cho thấy khả năng đông máu tăng
  • Các tác dụng khác: Tăng huyết áp, tăng chuyển hóa tế bào Lympho trong các trường hợp bị mụn nhọt, nhuận trường.

Liều lượng:

8 – 12g/ngày

Cách dùng

Uống chung với rượu hoặc kết hợp với các dược liệu khác làm thuốc sắc, viên hoàn uống

Bài thuốc chữa bệnh sử dụng a giao

1. Chữa âm hư co giật (A Giao Kê Tử Hoàng Thang)

  • Thành phần: Dư dung tươi, a giao, bào ngư, câu đằng, bạch phục linh mỗi vị 12g; địa hoàng, mẫu lệ tươi và mai rùa mỗi vị 16g.
  • Cách dùng: Trừ a giao, các vị còn lại đem sắc kỹ. Khi thuốc đang nóng, gạn lấy nước rồi cho a giao và kê tử hoàng vào quậy tan. Uống nóng là tốt nhất.

2. Chữa ho ra máu (Phổ Tế phương)

  • Thành phần: 12g a giao, 4g hoàng hoa thái, 40g gạo nếp
  • Cách dùng: Sao a giao. Cả 3 đem tán bột trộn lẫn với nhau. Mỗi lần uống 4g x 3 lần/ngày. Pha với nước nóng, để nguội uống

3. Trị tiểu són, bứt rứt trong người do động thai (Thiên Kim)

  • Thành phần: 120g a giao
  • Cách dùng: Sắc thuốc với 400ml nước. Đun sôi, vặn nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 80ml. Uống khi còn nóng.

4. Điều trị ra máu nhiều trong chu kì kinh nguyệt

  • Bài 1: A giao ( sao ) tán bột mịn. Mỗi ngày lấy 16g uống chung với một ít rượu ( Theo Bí Uẩn Phương)
  • Bài 2: Chuẩn bị thang thuốc gồm a giao, xuyên quy, dư dung, sinh địa, cam thảo, giả mạc gia, ngải diệp. Trừ a giao, sắc tất cả lấy nước đặc. Sau đó cho a giao vào nước thuốc quậy tan hoàn toàn rồi uống.

5. Chữa viêm loét cẳng chân mãn tính

  • Thành phần: A giao
  • Cách dùng: Trước khi sử dụng a giao, cần tiệt trùng vùng loét rồi chiếu hồng ngoại trong 15 phút. Sau đó lấy a giao nấu với 70ml cho tan thành một loại cao lỏng. Mỗi ngày 1 lần lấy 2g cao a giao phết vào miệng gạc rồi đắp lên vết loét. Đa số các trường hợp khỏi bệnh sau 20 lần đắp thuốc.

6. Chữa nám, tàn nhang, dưỡng nhan

  • Thành phần: Cỏ nhọ nồi, a giao, bạch thược, câu khởi, đương quy mỗi vị 10g, thỏ ty tử, bạch lạp thụ tử, sinh địa, thục địa mỗi vị 15g, hà thủ ô 12g.
  • Cách dùng: A giao đem hấp cách thủy với ít nước cho tan. Các nguyên liệu khác sắc 2 lần lấy nước thuốc đem nấu chung với a giao cho hòa quyện vào nhau. Chia làm 2 lần uống trong ngày vào buổi sáng và chiều lúc đói bụng. Mỗi ngày 1 thang

7. Chữa chảy máu mũi, chảy máu tai, nôn ra máu (Thánh Huệ phương)

  • Thành phần: A giao, 20g bồ hoàng
  • Cách dùng: Hai vị thuốc đem sao chung với nhau. Mỗi lần lấy 8g uống chung với 200ml nước cốt địa hoàng. Ngày dùng 2 lần cho đến khi hết chảy máu.

8. Chữa ho kéo dài 

– Bài 1:

  • Thành phần: Nhân sâm và a giao sao vàng, tỷ lệ 2:1
  • Cách dùng: Tán thuốc thành bột. Mỗi lần lấy 12g pha với nước sắc Thông bạch uống

– Bài 2: 

  • Thành phần: Hồ lô quán và ngưu bàng tử mỗi vị 8g, a giao và hạnh nhân mỗi vị 12g, gạo nếp (nhũ mễ ) 16g, cam thảo 4g.
  • Cách dùng: Tất cả gộp thành 1 thang thuốc dùng theo dạng sắc uống.

9. Điều trị bệnh táo bón ở người lớn tuổi (Trực Chỉ phương)

  • Thành phần: 12g thông bạch, 8ml mật ong, 8g a giao, một ít rượu trắng
  • Cách dùng: A giao sao vàng đem nấu chung với rượu trắng và thông bạch cho tan. Cuối cùng trộn thêm mật ong vào uống khi còn nóng.

10. Chống hư lao, bồi bổ nguyên khí, tư âm dưỡng huyết

  • Thành phần: Thục địa, a giao mỗi vị 10g, nhân sâm ( tán bột ), củ mài, đỗ trọng, khởi tử mỗi vị 6g, sơn thù 3g. 
  • Cách dùng: Bỏ riêng nhân sâm ra, lấy A giao đem hãm với một ít nước sôi rồi tiềm cách thủy cho tan. Các vị còn lại ngâm nước trong 1 giờ, sau đó sắc 2 lần lấy nước cốt hòa với nhau. Dùng nước thuốc nấu a giao và bột nhân sâm thêm vài phút cho tan. Chia uống vài lần.

11. Điều trị khí hư, phế suyễn ở trẻ em

  • Thành phần: Nhũ mễ (sao ) và a giao (sao) mỗi vị 40g, ngưu bàng (sao vàng ) và cam thảo ( nướng) mỗi vị 10g, hồ lô quán ( sấy khô ) 20g, hột hạnh nhân ( sao ) 7 hạt.
  • Cách dùng: Nghiền tất cả thành bột mịn. Mỗi lần lấy 8g uống khi thuốc còn ấm

12. Chữa đau bụng, hạ ly khi mang thai (Kinh Hiệu Sản Bảo)

  • Thành phần: Thượng thảo, thiên tương và đương quy mỗi loại 120g, a giao 80g, ngải cứu 60g
  • Cách dùng: A giao sau khi nướng xong cho vào ấm sắc chung với các vị còn lại. Gạn thuốc uống làm 3 lần trong ngày.

13. Chữa động thai 

– Bài 1:

  • Thành phần: Cây ngải cứu và a giao mỗi vị 80g, thông bạch 80g.
  • Cách dùng: Sắc thuốc cùng 800ml nước lấy 200ml. Chia uống 2 lần.

– Bài 2: 

  • Thành phần: 2 quả trứng gà ta, 30g đường đỏ và 12g a giao
  • Cách dùng: Sắc a giao cho tan rồi thêm trứng gà và đường đỏ vào quậy đều. Chia thuốc làm 2 phần uống hết trong ngày.

14. Điều trị bệnh hen suyễn do phong tà nhập phế (Nhân Trai Trực Chỉ phương)

  • Thành phần: Tử tô, ô mai, a giao lượng bằng nhau.
  • Cách dùng: Tất cả đem sao vàng, tán bột sắc uống ngày 1 thang.

15. Chữa ra máu khi mang thai

  • Bài 1: Lấy a giao sao vàng, tán bột mịn. Mỗi ngày lấy 16g uống chung với nước cháo loãng. Nên uống thuốc trước bữa ăn để đạt được hiệu quả tốt nhất. (Theo Thánh Huệ phương)
  • Bài 2: Dùng 120g a giao, sao vàng, đem nấu cùng 200ml rượu cho tan hoàn toàn. Chờ thuốc nguội còn hơi âm ấm uống hết 1 lần ( Theo Mai sư phương).

16. Chữa khí hư ở trường vị (Hòa Tễ Cục phương)

  • Thành phần: Bạch phục linh và a giao mỗi vị 80g, chi liên ( sao ) 120g
  • Cách dùng: Tán thuốc thành bột vo viên hoàn nặng khoảng 6g. Mỗi ngày uống 2 viên

17. Điều trị ho ra máu, bệnh lao phổi

  • Thành phần: A giao
  • Cách dùng: Tán thuốc thành bột, mỗi lần lấy 20 – 30g pha với nước sôi uống 2 – 3 lần/ ngày. Kết hợp tiêm Pituitrin 5-10 đơn vị để cầm máu và uống thuốc chống lao theo chỉ định của thầy thuốc

18. Ích trí, kiện não, bổ dưỡng tâm tỳ, chống mệt mỏi, hoa mắt, choáng váng, tim đập nhanh

  • Thành phần: Huyền cập, a giao, long nhãn mỗi vị 120g, mật ong nguyên chất 250g
  • Cách dùng: A gioa cho vào ly chứa một ít nước sôi. Bỏ cả ly vào nồi hấp cách thủy cho đến khi tan hoàn toàn. Huyền cập đem ngâm nước 1 giờ rồi sắc làm 2 lần, lấy nước cốt hòa lẫn với nhau, nấu nhỏ lửa cho cô đặc lại. Cuối cùng thêm nước a giao, long nhãn, mật ong vào nước huyền cập nấu chung sẽ được một dạng cao lỏng hơi sền sệt. Liều dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

19. Trị thổ huyết, ói ra máu không thể cầm ( Thiên Kim Dực Phương )

  • Thành phần: 80g a giao, 40g cam bố, 120g sinh địa
  • Cách dùng: A giao đem sao rồi cho vào ấm cùng các nguyên liệu còn lại. Thêm 600ml nước vào sắc tới khi cạn còn 1/3. Gạn thuốc chia làm 2 lần uống. Mỗi ngày 1 thang.

20. Điều trị bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn giấc ngủ, lo âu, huyết hư

  • Thành phần: 2 cái lòng đỏ trứng gà, 20g a giao, thượng thảo, không trường, bạch thuộc mỗi vị 8g
  • Cách dùng: Hòa tan a giao rồi đem sắc với các dược liệu còn lại. Gạn thuốc ra, thêm lòng đỏ trứng gà vào, quậy đều. Uống làm 2 lần trong ngày cho hết.

21. Chữa run giật tay chân, co quắp gân cơ 

  • Thành phần: Thược dược tươi, a giao, cửu khổng, câu đằng, phục thần, bạch hoa đằng mỗi vị 12g, mẫu lệ tươi 16g
  • Cách dùng: Tất cả các vị thuốc ( trừ a giao ) đem sắc lấy nước đặc. Sau đó mới cho a giao vào chén thuốc quậy tan chảy. Cuối cùng thêm 1 quả kê tử hoàng vào quấy đều lên uống lúc còn nóng.

22. Chữa ói ra máu (Nghiệm phương)

  • Thành phần: 40g a giao, 2g thần sa, cáp phấn, ngó sen và mật ong 
  • Cách dùng: A giao đem sao với cáp phấn, tán bột. Thần sa cũng tán thành bột mịn, trộn đều với bột a giao. Khi bị nôn ói ra máu, lấy bột thuốc uống cùng mật ong nguyên chất và nước cốt ngó sen.

23. Tư âm, bổ thận, trợ dương, chữa liệt dương, tinh trùng ít, đau lưng mỏi gối

  • Thành phần: A giao, địa cốt tử, hạt óc chó, đường đen mỗi loại 250g
  • Cách sử dụng: Rửa sạch địa cốt tử, hấp chín. Hạt óc chó đem rang với muối cho chín, giã nhuyễn. Cho một tô nước vào nồi nấu, khi nước sôi bỏ a giao vào quậy tan rồi thêm địa cốt tử, hạt óc chó và đường vào. Để hỗn hợp nguội sẽ keo lại thành một dạng keo lỏng. Cất vào hũ dùng dần. Mỗi ngày lấy một ít cao nuốt trực tiếp hoặc pha với nước uống.

Lưu ý khi dùng a giao

 Tương tác thuốc: 

Theo Bản Thảo Kinh Tập Chú, vị thuốc a giao dùng chung với đại hoàng có thể tương tác sinh ra những phản ứng bất lợi cho sức khỏe. Vì vậy tránh kết hợp hai vị này chung với nhau.

– Kiêng kỵ:

Không dùng a giao cho các trường hợp sau:

  • Người có bao tử yếu
  • Tỳ vị hư
  • Tiêu hóa kém, ăn lâu tiêu
  • Có hàn đàm
  • Tiểu lỏng nhiều lần trong ngày
  • Rêu lưỡi béo bệu

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng vị thuốc a giao, người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Dùng thuốc trị đúng bệnh, đúng liều lượng cho phép
  • Thăm khám để thầy thuốc xác định chính xác tình trạng bệnh và kê đơn thuốc phù hợp. Không tùy ý sử dụng bừa bãi.
  • A giao là dược liệu đông y có nguồn gốc từ tự nhiên nên cho hiệu quả từ từ, cần kiên trì khi sử dụng.
  •  Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao, a giao có giá trị kinh tế rất lớn. Vì vậy, nhiều người nấu da lợn, da ngựa hay da trâu để làm giả nhằm trục lợi. Bệnh nhân cần thận trọng mua hàng ở những tiệm thuốc uy tín.

Bạn có thể tham khảo thêm

Chia sẻ:

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ là thảo dược quen thuốc có thể điều trị mụn nhọt, viêm gan, kinh nguyệt không đều... Tuy an toàn nhưng vẫn có trường hợp không được…

Bạch cập

Bạch cập hay liên cập thảo là một dược liệu quý trong Đông y, là một loại cỏ địa sinh, sống lâu năm. Bộ phận làm thuốc duy nhất là…

Atiso đỏ

Atiso đỏ hay còn gọi là cây Bụp giấm thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về gan, hỗ trợ tiêu hóa, giúp lợi tiểu tự nhiên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua