Điều Trị Bệnh Xương Khớp Bằng Y Học Cổ Truyền

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Hữu Tuấn - Khoa Trung tâm Xương khớp IHR - Phó Giám đốc chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Điều trị bệnh xương khớp bằng y học cổ truyền là gì?

Trong Y học cổ truyền, các bệnh lý cơ xương khớp được gọi chung là “Chứng tý” - khí huyết bị bệnh tà nghẽn lấp. Khi cơ biểu, kinh lạc của con người bị cảm nhiễm các tà khí phong - hàn - thấp - nhiệt làm cho khí huyết ứ trệ không thể lưu thông, dẫn đến khớp, cơ bắp, gân xương đau mỏi, tê bì, sưng nóng, tấy đỏ, khó co duỗi…

Cũng theo Đông y, cơ chế bệnh sinh của nhóm bệnh về xương khớp chủ yếu xuất phát từ các căn nguyên:

  • Ngoại cảm: Lục tà gồm Phong - Hàn - Thử - Thấp - Táo - Hỏa xâm nhập thông qua tấu lý (lỗ chân lông) trong thời gian dài hoặc khi đề kháng suy giảm khiến kinh lạc tắc ứ, khí huyết đình trệ, ngưng tụ lâu ngày gây nên Chứng tý.
  • Chấn thương: Hệ cơ xương khớp có tiền sử chấn thương hoặc người bệnh vận động không đúng tư thế trong thời gian dài khiến khí huyết vận hành kém, gây khí trệ, huyết ứ và dẫn đến các Chứng tý.
  • Nội thương: Thể trạng mệt nhọc, thể lực suy yếu do tuổi cao, mắc bệnh nền lâu ngày khiến sức khỏe suy giảm, chức năng tạng Can - Thận ảnh hưởng. Can Thận hư suy không nuôi dưỡng được kinh mạch, cơ nhục, gân cốt gây đau nhức, tê bì...

Nếu Chứng tý để lâu ngày không can thiệp, bệnh tà đi từ nông vào sâu, tấn công từ kinh lạc tới lục phủ ngũ tạng khiến can thận bất túc. Từ đó bệnh tình càng ngày càng khó chữa, xương khớp khó phục hồi như ban đầu.

Đau vai gáy

Các vị thuốc điều trị bệnh xương khớp

Các cây thuốc giảm đau tiêu viêm

Đau nhức khớp, tê bì tay chân, ổ khớp có dịch viêm... là triệu chứng nổi bật nhất ở bệnh nhân xương khớp. Vì vậy việc sử dụng những cây thuốc có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, chống viêm, trừ sưng tấy, tê bì, tăng cường khí huyết… là vô cùng cần thiết.

Trong đó, những dược liệu kinh điển thường được Y học cổ truyền sử dụng là: Gối hạc, chìa vôi, bạch đậu khấu, trinh nữ (xấu hổ), cỏ xước, ngải diệp...

Nhóm dược liệu thông kinh lạc, bổ huyết

Một trong những căn nguyên chủ yếu gây đau xương khớp là khí huyết trì trệ, kinh lạc tắc ứ do tà khí tấn công. Vì vậy, để trị dứt cơn đau của bệnh Đông y cũng kết hợp sử dụng những vị thuốc có tác dụng thông kinh lạc, bổ huyết, nuôi dưỡng đề kháng mạnh mẽ, kháng viêm, giảm đau.

Những vị thuốc thông kinh lạc, bổ huyết “kinh điển” trong các bài thuốc trị đau xương khớp của Y học cổ truyền gồm có: Ngưu tất bắc, đinh lăng, đan sâm, xích thược, thục địa, hy thiêm, ké đầu ngựa, thổ phục linh, tỳ giải, phòng phong, khương hoạt, ma hoàng, tần giao, quế chi...

Những vị thuốc làm mạnh gân cốt, tăng dẻo dai xương khớp

Bên cạnh mục đích tiêu viêm, giảm đau, thông kinh lạc, Y học cổ truyền xác định việc điều trị bệnh xương khớp cần chú trọng tới việc bồi bổ thận, tăng cường sức mạnh gân cốt, củng cố độ dẻo dai. Khi các nhóm dược liệu kết hợp nhuần nhuyễn với nhau sẽ mang lại hiệu quả từ bên trong, ngăn nguy cơ tái phát sau điều trị.

Một số vị thuốc giúp mạnh gân cốt, tăng độ dẻo dai xương khớp phổ biến nhất: Đương quy, hà thủ ô, thiên niên kiện, ngưu tất, khoan cân đằng (dây đau xương), kỷ tử, đỗ trọng, cỏ dĩ...

Vị thuốc giúp tái tạo, phục hồi sụn khớp

Tái tạo và phục hồi sụn khớp, trả lại vận động cho người bệnh cũng là cốt lõi trong điều trị bệnh xương khớp bằng Y học cổ truyền. Với hàm lượng dược chất dồi dào cùng khả năng tái tạo xương khớp, nhóm dược liệu này giúp tiêu viêm, sát trùng, thúc đẩy quá trình hình thành và tái tạo khớp, lành tổn thương xương khớp sau chấn thương hiệu quả.

Các vị thuốc có tác dụng tái tạo, phục hồi sụn khớp điển hình nhất của Y học cổ truyền là: Cẩu tích, độc hoạt, cốt toái bổ, hầu vĩ tóc, na rừng,...

Y học cổ truyền điều trị hiệu quả bệnh lý xương khớp nào?

Áp dụng phương pháp “tứ chẩn” trong chẩn đoán, nhuần nhuyễn phép biện chứng luận trị, Y học cổ truyền điều trị an toàn - hiệu quả đối với nhóm các bệnh lý xương khớp dưới đây:

  • Viêm khớp
  • Đau khớp
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm đa khớp
  • Khô khớp
  • Tràn dịch khớp
  • Thoái hóa xương khớp
  • Thoái hóa cột sống
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Gai cột sống
  • Bệnh Gout
  • Loãng xương

Ưu điểm của y học cổ truyền trong điều trị bệnh xương khớp

Trong điều trị bệnh xương khớp, Y học cổ truyền khẳng định những ưu điểm vượt trội về tính an toàn và hiệu quả. Mặc dù phương pháp này cũng tồn tại một vài hạn chế nhưng không đáng kể.

Ưu điểm

  • Điều trị từ gốc bệnh, cho hiệu quả lâu dài, hạn chế tái phát bền vững.
  • Kết hợp điều trị xương khớp với bồi dưỡng cơ thể, nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch.
  • Sử dụng 100% thảo dược thiên nhiên nên an toàn, không tác dụng phụ, không gây hại cho gan, thận.
  • Không xâm lấn, không phẫu thuật nên không tiềm ẩn rủi ro biến chứng hay ảnh hưởng tới khả năng vận động sau điều trị.

Hạn chế

  • Vận dụng triết học phương Đông với “tứ chẩn” trong chẩn trị bệnh. Đòi hỏi thầy thuốc phải là người có kinh nghiệm, chẩn bệnh toàn diện mới đưa ra được phác đồ chính xác nhất.
  • Tác động từ căn nguyên, gốc rễ bệnh bên trong cơ thể nên cho hiệu quả từ từ. Người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo liệu trình, đòi hỏi sự kiên trì.

Giải pháp điều trị bệnh xương khớp tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Vận dụng nhuần nhuyễn nguyên tắc trị bệnh của Y học cổ truyền cùng phương thuốc chữa đau xương khớp của dân tộc Tày - Tây Bắc, Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Đây là giải pháp toàn diện trong điều trị bệnh xương khớp.

Thành phần & công dụng

Cơ chế điều trị

Kết hợp 3 nhóm thuốc, gia giảm theo thể trạng, thể bệnh, mức độ bệnh xương khớp gặp phải, bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang mang lại hiệu quả cao với cơ chế điều trị ĐA CHIỀU, giải quyết hiệu quả các MỤC TIÊU QUAN TRỌNG trong điều trị bệnh xương khớp gồm:

Tập trung ĐIỀU TRỊ CĂN NGUYÊN gây bệnh bởi có giải quyết được nguyên nhân gây bệnh xương khớp mới có thể điều trị được các triệu chứng đau nhức

Chú trọng ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG, chấm dứt tình trạng đau nhức, cứng khớp, sưng đỏ quanh khớp, đau cột sống, hạn chế vận động… do các bệnh xương khớp.

Đề cao TÁI TẠO và PHỤC HỒI hệ xương khớp, làm chậm quá trình lão hóa xương khớp, bảo tồn cấu trúc xương khớp, cột sống, phục hồi chức năng vận động.

Tăng cường BỒI BỔ cơ thể và hệ xương khớp, nâng cao chức năng tạng phủ, duy trì hiệu quả lâu dài và CHỐNG TÁI PHÁT bệnh xương khớp.

Hiệu quả

Ưu điểm giải pháp điều trị tại Thuốc dân tộc

Được nghiên cứu và thử nghiệm bài bản chuyên sâu, sở hữu công thức độc quyền từ hàng chục vị thuốc xương khớp quý.

Điều trị bệnh xương khớp hiệu quả từ căn nguyên, loại bỏ triệu chứng đau nhức xương khớp, phục hồi các vận động.

Thuốc Nam tự nhiên, dược liệu sạch, an toàn, không gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh nặng - nhẹ.

Cung cấp dưỡng chất bồi bổ cơ thể, nâng cao đề kháng cho hệ xương khớp, cho hiệu quả lâu dài và chống tái phát.

Hướng dẫn sử dụng

  • Thuốc dạng cao đặc: Pha 1-2 thìa cà phê cao với 200ml nước sôi và uống 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn khi nước thuốc còn ấm 
  • Thuốc dạng viên hoàn: Uống 10 viên hoàn với nước mỗi lần, 2 lần/ ngày sau bữa ăn. 
  • Thuốc thang sắc: Uống mỗi ngày 1 túi, chia làm 2 lần sau bữa ăn.

Lưu ý: Đây là liều lượng tham khảo. Người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc

Đối tượng sử dụng
Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

5
  • Chức vụ: Phó Giám đốc chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Năm kinh nghiêm: Trên 40 năm

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

4
  • Chức vụ: Phó Giám đốc Chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Năm kinh nghiêm: 40 năm

BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

5
  • Chức vụ: Giám đốc Chuyên môn cơ sở HCM
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 30 năm

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

5
  • Chức vụ: Giám đốc Chuyên môn Đông Phương Y Pháp
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKI
  • Năm kinh nghiêm: 40 năm
Lương y Phùng Hải Đăng

LƯƠNG Y PHÙNG HẢI ĐĂNG

5
  • Chức vụ: Trưởng khoa khám bệnh
  • Học hàm/ học vị: Lương Y
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 20 năm
bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

3.3
  • Chức vụ: Bác sĩ
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Năm kinh nghiêm: 40
Chia sẻ
Bỏ qua