Điều Trị Bệnh Mỡ Máu Bằng Y Học Cổ Truyền

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Khoa Tim mạch - Phó Giám đốc Chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mỡ máu được xem là căn bệnh thời đại với tỷ lệ mắc lên tới 50% ở thành thị và đang có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê của Tổng Hội Y học Việt Nam, cứ 10 người trưởng thành sẽ có khoảng 3 người bị mỡ máu (chiếm khoảng 39%). Đáng lo ngại hơn, mỡ máu được xem là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lý tim mạch và đột quỵ. Có khoảng 93% các ca đột quỵ não liên quan tới mỡ máu cao. Mỡ máu rất dễ tái phát nếu không được điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh và có lối sống khoa học. Bên cạnh đó thuốc Tây điều trị rối loạn chuyển hóa lipid tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Ngày nay, ứng dụng y học cổ truyền lành tính, an toàn, tác động tận gốc bệnh để hạn chế tối đa mỡ máu cao tái phát đang là giải pháp hữu hiệu, nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia y tế và người bệnh.

Mỡ máu được xem là căn bệnh thời đại với tỷ lệ mắc lên tới 50% ở thành thị và đang có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê của Tổng Hội Y học Việt Nam, cứ 10 người trưởng thành sẽ có khoảng 3 người bị mỡ máu (chiếm khoảng 39%). Đáng lo ngại hơn, mỡ máu được xem là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lý tim mạch và đột quỵ. Có khoảng 93% các ca đột quỵ não liên quan tới mỡ máu cao. 

Mỡ máu rất dễ tái phát nếu không được điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh và có lối sống khoa học. Bên cạnh đó thuốc Tây điều trị rối loạn chuyển hóa lipid tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Ngày nay, ứng dụng y học cổ truyền lành tính, an toàn, tác động tận gốc bệnh để hạn chế tối đa mỡ máu cao tái phát đang là giải pháp hữu hiệu, nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia y tế và người bệnh. 

Các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị mỡ máu

Bài thuốc Nhị trần thang gia vị

Trần bì 10g, Bạch linh 15g, Sơn tra 15g, Hậu phác 15g, Bán hạ chế 10g, Cam thảo 6g, Thương truật 15g.

Bài thuốc Tứ linh tan hợp Lục nhất tán gia giảm

Bạch linh 15g, Bạch truật 15g, Hoạt thạch 25g, Thảo quyết minh 12g, Ý dĩ 12g, Trư linh 15g, Trạch tả 15g, Cam thảo 04g, Kim ngân đằng 12g

Bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang gia vị

Đào nhân 10g, Đương quy 15g, Sinh địa 10g, Sài hồ, Chỉ xác 10g, Hồng hoa 10g, Xuyên khung 10g, Xích thược 15g, Ngưu tất 10g, Cát cánh 10g, Cam thảo 06g, Uất kim 08g.

Bài thuốc Bát vị thận khí hoàn gia vị

Thục địa 320g, Sơn thù 160g, Bạch linh 120g, Phụ tử chế 40g, Ngưu tất 120g, Xa tiền tử 160g, Dâm dương hoắc 160g, Hoài sơn 160g, Trạch tả 120g, Đan bì 120g, Nhục quế 40g, Ba kích 160g, Trư linh 40g.

Bài thuốc Long đởm tả can thang gia giảm

Long đởm thảo 15g, Hoàng cầm 10g, Trạch tả 15g, Đương quy 10g, Sơn tra 15g, Bạch truật 10g, Xa tiền tử 15g, Chi tử 10g, Bạch linh 20g, Sài hồ bắc 10g, Nhân trần 20g, Đại hoàng 06g.

Y học cổ truyền điều trị hiệu quả bệnh mỡ máu nào?

  • Thể Đàm thấp nội trở với các triệu chứng như béo phệ nhưng tứ chi lại gầy, đầu nặng căng chướng, bụng ngực tức, hay buồn nôn, miệng khô khát. 
  • Thể Đàm nhiệt phủ thực với các triệu chứng đại tiện bí kết, đầu căng chướng, hay đau giật, tính tình cáu gắt, miệng đắng, tinh thần phiền não, mặt đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, chất lưỡi hồng. 
  • Thể Tỳ thận dương hư với các triệu chứng lưng gối mỏi, chi lạnh sợ hàn, tinh thần bất thư, mặt nặng, tứ chi thiểu lực, đại tiện lỏng nát, đái đêm nhiều. 
  • Thể Can thận âm hư với triệu chứng gối lưng mỏi đau, gầy, mệt mỏi, ù tai, đau choáng, miệng khô, họng rát, lưỡi đỏ.
  • Thể Đàm ứ giao trở với triệu chứng hình thể béo, nặng nề, tê mỏi, chất lưỡi tím xám, ban ứ, rêu nhờn. 
  • Thể Can uất tỳ hư với các triệu chứng đau mạng sườn, đau nhức nhiều chỗ, mệt mỏi, ăn kém, tinh thần căng thẳng, đại tiện lỏng, kinh nguyệt không đều. Phép điều trị Sơ can giải uất - Kiện tỳ dưỡng huyết.

Ưu nhược điểm của Y học cổ truyền trong điều trị bệnh mỡ máu

Y học cổ truyền được người mỡ máu yên tâm lựa chọn vì an toàn và cơ chế tác động vào đúng nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, phương pháp vẫn còn tồn tại hạn chế nhỏ, nên tham khảo trước để có cách khắc phục. 

Ưu điểm:

  • Điều trị bệnh từ gốc bệnh, tác động từ GỐC tới NGỌN để hạn chế tối đa tái phát. Vì mỡ máu chủ yếu do tỳ, vị hư hao, khí huyết ứ trệ. Các bài thuốc Đông y tập trung vào giải độc gan thận, hoạt huyết, tác động vào đúng nguyên nhân, từ đó ngăn chặn rối loạn mỡ máu tái phát.
  • Các bài thuốc được gia giảm, phối chế riêng cho từng trường hợp bệnh, có tính cá nhân hóa và nâng cao hiệu quả. 
  • An toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ nhờ sử dụng thảo dược. Do đó, Y học cổ truyền phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt người có bệnh nền như huyết áp, tim mạch, tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan,... 

Nhược điểm:

  • Thời gian để các hoạt chất có trong dược liệu phát huy tác dụng lâu, hiệu quả từ từ. Do đó, người bệnh cần phải kiên trì. Trong trường hợp triglyceride cao trên 500mg/DL cần kết hợp thêm thuốc Tây để giảm chỉ số về ngưỡng, ngăn chặn kịp thời biến chứng viêm tụy cấp. 
  • Có thể mất thời gian đun sắc, tốn công.
  • Cần tìm được đúng nguồn dược liệu chất lượng để đảm bảo tác dụng trị bệnh, tránh tiền mất tật mang.

Giải pháp điều trị bệnh mỡ máu tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc

Giải pháp điều trị mỡ máu bằng Y học cổ truyền tại Thuốc Dân Tộc được chuyển giao từ Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu công phu của Hội đồng chuyên gia đầu ngành. Trực tiếp đội ngũ bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và kê đơn bài thuốc, tư vấn dinh dưỡng, đồng hành 24/7. 

Thành phần & công dụng

Cơ chế điều trị

Bài thuốc Nhị thập Huyết mạch khang tác động toàn diện từ GỐC tới NGỌN qua 3 tầng tích cực, giúp giải quyết các vấn đề mỡ máu một cách triệt để. 

Làm giảm các chỉ số mỡ máu xấu, tăng chỉ số máu tốt: Hạ cholesterol xấu LDL - C, Hạ triglyceride, hạ cholesterol toàn phần, hỗ trợ tăng HDL - C. 

Ngăn ngừa xơ vữa động mạch và phòng chống các biến chứng tim mạch, đột quỵ não. 

Tập trung giải độc gan, thận, tăng cường chức năng tạng phủ, tăng cường đề kháng tự nhiên để ngăn ngừa mỡ máu cao tái phát. 

Hiệu quả

Hướng dẫn sử dụng

Giải pháp điều trị mỡ máu bằng Y học cổ truyền tại Thuốc Dân Tộc được kê đơn liều lượng riêng biệt và tư vấn chế độ dinh dưỡng, vận động riêng biệt cho từng người. 

Tham khảo hướng dẫn sử dụng chung như sau: 

  • Bài thuốc đặc hiệu: 15 viên/lần, dùng vào buổi sáng và tối
  • Bài thuốc căn nguyên: 10 viên/lần, dùng vào buổi sáng và tối

Nên uống thuốc sau khi ăn. Nếu quên liều, không gấp đôi liều ở lần dùng tiếp theo. 

Đối tượng sử dụng
Chia sẻ
Bỏ qua