Khoai nưa

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Khoai nưa (củ nưa) là một loại cây thuộc họ ráy, có vị cay, tính bình, có độc, ăn vào sẽ thấy hơi ngứa. Từ lâu, củ khoai nưa đã được nhân dân sử dụng làm lương thực nhưng ít ai ngờ rằng nó còn có công dụng trị bệnh. Vị thuốc củ nưa xuất hiện trong bài thuốc chữa liệt nửa người hay sốt rét với các triệu chứng ăn không tiêu, đờm trệ, dày da bụng…

khoai nưa
Ngoài công dụng làm lương thực thì khoai nưa còn được sử dụng để làm vị thuốc chữa bệnh

  • Tên gọi khác: Khoai na, Củ nưa, Quỉ cậu, Củ nhược…
  • Tên khoa học: Amorphophallus konjac K. Koch.
  • Họ: Ráy (Araceae).

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Khoai nưa là một loại cây thảo có củ lớn hình cầu lõm với đường kính có thể lên tới 25cm. Lá đơn, màu xanh lục nâu có đốm trắng, phần cuống dàu có thể dài tới 40cm hoặc hơn. 

Mỗi lá sẽ chia làm 3 nhánh, các nhánh thì tiếp tục chia đốt. Phần phiến lá xẻ thùy sâu với hình lông chim. Các thùy cuối có hình quả trám thuôn với phần đầu nhọn.

Cụm hoa có mo lớn, phần bao mo có màu lục nhạt điểm các vết lục thẫm. Phía mép có màu hung tím còn mặt trong thì có màu đỏ thẫm. Phần trục hoa thường dài gấp đôi mo. Quả của cây là dạng quả mọng. Mùa hoa rơi vào khoảng cuối hạ đầu thu.

2. Bộ phận dùng

Củ của cây khoai nưa là bộ phận được dùng làm vị thuốc.

3. Phân bố

Khoai nưa là giống cây được trồng phổ biến ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, loại cây này được các dân tộc ở vùng Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang… trồng từ lâu đời. Ngoài ra, đến nay, nhiều vùng nông thôn cũng trồng để lấy củ ăn hoặc làm vị thuốc chữa bệnh.

4. Thu hái và sơ chế

Khoai nưa cần được thu hoạch sớm khi chưa già, lúc này, khoai thường bở và ít ngứa hơn. Nếu dùng để ăn thì chỉ cần gọt vỏ rồi ngâm với nước vo gạo khoảng nửa ngày. Sau đó đem nấu với 1 ít muối trong khoảng 1 tiếng đồng hồ là có thể ăn được.

Đối với trường hợp dùng làm thuốc thì cần thái mỏng và ngâm với nước vo gạo qua đêm. Sau đó ngâm với nước phèn chua 1 đêm rồi phơi khô. Mỗi lần dùng cần nấu với nước gừng cho hết ngứa rồi mới kết hợp vào từng bài thuốc.

5. Bảo quản

Với dạng dược liệu đã qua sơ chế khô cần cho vào túi kín rồi để nơi khô thoáng, tránh mối mọt, ẩm mốc.

6. Thành phần hóa học

Phân tích dược liệu khoai nưa ghi nhận một số thành phần sau:

  • Tinh bột có chứa Konjac Glucomannan
  • Cellulose
  • Protein
  • Lipid
  • Tro
  • Dẫn xuất không Protein
cây khoai nưa
Hình ảnh hoa của cây khoai nưa

Vị thuốc khoai nưa

1. Tính vị

Dược liệu có vi cay ngứa, tính ấm và có độc.

2. Quy kinh

Chưa có tài liệu nghiên cứu.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Táo thấp, hóa đờm, thông kinh lạc, ấm tỳ vị, tiêu sưng, tán hạch, trừ phong.
  • Chủ trị: Sốt rét có báng, ăn không tiêu, đờm trệ, dày da bụng, rắn cắn, đau nhức, liệt nửa người, u não…

Theo nghiên cứu hiện đại:

Các tác dụng của dược liệu khoai nưa đa phần do hàm lượng Konjac Glucomannan dồi dào mang lại:

  • Khả năng chống oxy hóa: Hàm lượng Konjac Glucomannan trong dược liệu thông qua 1 số phản ứng phức tạp có thể tiêu trừ các gốc tự do để chống oxy hóa. Ngoài ra, nó còn giúp kích hoạt chất glutathione và hạ thấp hàm lượng phân tử MDA có trong gan.
  • Tác dụng hạ đường huyết: Konjac Glucomannan có chứa chất xơ không bị hệ thống tiêu hóa hấp thu đồng thời không có calo và tạo cảm giác no bụng. Cùng với đó còn giúp giảm bớt cũng như kéo dài sự hấp thu đường glucose.
  • Tác dụng điều tiết chuyển hóa Lipid: Hàm lượng Konjac Glucomannan có trong khoai nưa còn có thể làm giảm nồng độ của cả Cholesterol và Glyceride. Konjac Glucomannan có khả năng hút bám và ngăn chặn sự hấp thu acid cholic, đồng thời làm cho nó thoát ra ngoài theo đường bài tiết. 
  • Tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột: Bổ sung Konjac Glucomannan có thể làm cho độc tố trong huyết tương (plasma) cùng độ thấm của niêm mạc ruột cũng như tỷ lệ di chuyển vị trí của vi khuẩn giảm đi rõ rệt. Còn độ dày của niêm mạc ruột cùng khổ lông tơ và số lượng tế bào Iga trong dịch đường ruột cũng như hàm lượng Siga tăng lên rất nhiều.

4. Cách dùng – liều lượng

Dượu liệu khoai nưa có thể dược dùng ở cả dạng tươi hay khô, thường được sắc lấy nước uống hay giã nát để đắp ngoài da. Hiện liều lượng được khuyến cáo dùng cho một ngày vẫn chưa được xác định.

củ nưa có công dụng gì
Củ nưa còn được sử dụng để chế biến món ăn

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu khoai nưa

Vị thuốc khoai nưa được dùng phổ biến trong một số bài thuốc sau đây:

1. Chữa sốt rét có báng, ăn không tiêu, đờm trệ, dày da bụng

  • Chuẩn bị: 12g khoai nưa, 10g trần bì, 10g nam mộc hương, 10g rễ cây bá bệnh, 10g ý dĩ sao vàng, 10g xạ can, 10g nga truật.
  • Thực hiện: Tất cả các vị thuốc trên đem cho hết vào ấm để sắc lấy nước uống trong ngày, dùng đúng 1 thang/ngày. Trường hợp tán thành bột thì mỗi ngày chỉ uống 24g chung với nước sôi ấm.

2. Bài thuốc chữa u não

  • Chuẩn bị: 30g khoai nưa, 30g thương nhĩ tử, 30g quán chúng, 15g thất diệp nhất chi hoa, 15g rễ bồ hoàng.
  • Thực hiện: Trước tiên cho khoai nưa vào ấm sắc với nước trong 2 giờ. Tiếp đến thêm các vị thuốc còn lại vào sắc tiếp khoảng 30 phút nữa. Cuối cùng lọc bõ phần bã thuốc đi, lấy nước uống trong ngày. Chỉ dùng liều lượng mỗi ngày 1 thang.

3. Bài thuốc chữa liệt nửa người

  • Chuẩn bị: 10g củ khoai nưa sống, 1g phụ tử cùng 1g ô đầu.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đem cho tất cả vào ấm, đổ thêm 600ml nước vào. Sau đó sắc trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 100ml. Có thể chia thành nhiều lần uống nhưng mỗi ngày chỉ dùng 1 thang.

4. Bài thuốc chữa rắn cắn

  • Chuẩn bị: 1 lượng khoai nưa tươi vừa đủ cùng 1 ít hoàng liên.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đem trộn đều rồi giã nát và đắp trực tiếp lên vết rắn cắn.

Trên đây là những thông tin mang tính tham khảo về dược liệu khoai nưa. Mặc dù có thành phần dược tính cao nhưng trước khi dùng vị thuốc này cho bất cứ mục đích nào, người bệnh cần trao đổi kỹ với thầy thuốc hay những người có chuyên môn. Do dược liệu có độc tính nên việc dùng không đúng cách sẽ dễ khiến rủi ro phát sinh. Cần chú ý để đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe.

Ngày đăng 00:00 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:04 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Cây đa lông

Cây đa lông thường được thu hái lá, búp non hay tua rễ để làm thuốc điều trị các bệnh lý như viêm mũi xoang, sỏi thận, vàng da... Dưới…

Rau bợ

Rau bợ có vị ngọt, đắng, tính mát, thường được dùng để nấu canh, xào hoặc ăn sống trong những ngày nắng nóng. Ngoài ra loại rau này còn được…

Cúc mốc

Cây cúc mốc có màu xám trắng đặc trưng nên thường được trồng để làm cảnh. Ngoài ra thảo dược này còn có nhiều công dụng hữu ích và được…

Chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua