Chỉ số RBC mức 7 T/L có ảnh hưởng sức khoẻ không?
Chỉ số RBC (hồng cầu) được dùng phổ biến trong việc đánh giá tuần hoàn máu cũng như kiểm tra sức khỏe tổng thể. Chỉ số RBC bình thường thay đổi theo độ tuổi, giới tính, một số tình trạng sức khỏe... Dưới đây là các mức bình thường chung cho người trưởng thành:
- Nam giới: 4.5 - 5.9 triệu tế bào/microlít (T/L)
- Nữ giới: 4.1 - 5.1 triệu tế bào/microlít (T/L)
Chỉ số RBC ở mức 7 T/L được cho là rất cao và bất thường. Điều này có thể là dấu hiệu của một tình trạng y tế nghiêm trọng dẫn đến tăng hồng cầu bao gồm:
- Chứng tăng hồng cầu (Polycythemia vera): Đây là một rối loạn tủy xương hiếm gặp khiến cơ thể sản xuất quá nhiều hồng cầu.
- Thiếu oxy mãn tính: Các tình trạng như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc sống ở nơi có độ cao quá lớn có thể dẫn đến tăng sản xuất hồng cầu để bù đắp thiếu oxy.
- Bệnh tim bẩm sinh: Một số bệnh tim có thể dẫn đến tăng hồng cầu.
- Mất nước: Khi cơ thể mất nước, thể tích huyết tương giảm dẫn đến nồng độ hồng cầu tăng.
Một số triệu chứng có thể liên quan đến tăng hồng cầu bao gồm nhức đầu, chóng mặt, ngứa ngáy, đỏ da, và các vấn đề về tuần hoàn. Khi có chỉ số RBC mức 7 T/L, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân gây tăng hồng cầu và tìm hướng xử lý.
Thông tin đến bạn!
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!