Điều Trị Mất Ngủ Bằng Y Học Cổ Truyền

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Khoa Thần kinh - Phó Giám đốc Chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Điều trị bệnh mất ngủ bằng y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền gọi mất ngủ là thất miên hay bất mị, chứng bệnh này có liên quan nhiều tới tạng Tâm và tạng Thận. Theo Đông y, căn nguyên dẫn đến tình trạng mất ngủ là do các vấn đề như: Huyết hư, thận âm suy kém, hỏa của can đởm bốc, vị khí không điều hòa, cơ thể suy nhược sau ốm.

Mục đích trong điều trị mất ngủ của Y học cổ truyền là dưỡng Tâm, an Thần, thanh can tả nhiệt, tư âm giáng hỏa. Tùy thuộc vào từng thể bệnh mà các vị thuốc, phương thuốc sẽ được phối chế cho phù hợp với bệnh nhân.

  • Thể Tâm Tỳ hư: Điều trị theo phép bổ ích Tâm Tỳ, an thần.
  • Thể Tâm Thận bất giao: Điều trị theo phép tráng thuỷ chế hoả, tư âm thanh nhiệt, an thần.

Thông thường, Đông y thường sử dụng các bài thuốc uống kết hợp ngâm chân thảo dược để điều trị mất ngủ. Bên cạnh đó, có thể áp dụng thêm các giải pháp Y học cổ truyền như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt nhằm lưu thông khí huyết, điều hòa tạng phủ để rút ngắn thời gian lành bệnh.

Mất ngủ

Các vị thuốc điều trị bệnh mất ngủ

Các vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, an thần, quy vào Can, Tâm
  • Cam thảo: Vị thơm nhẹ tự nhiên, chứa hoạt chất Glycyrrhizin có tác dụng an thần, giúp người dùng dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Cúc hoa: Thúc đẩy tuần hoàn máu, làm dịu hệ thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Lá đinh lăng: Tăng đề kháng, nâng cao sức khỏe thần kinh, giải tỏa căng thẳng, thúc đẩy dẫn truyền xung thần kinh, xử lý hiệu quả tình trạng mất ngủ, trầm cảm.
  • Hạt sen: Quy vào Tâm và Tỳ, cho hiệu quả dưỡng thần, trấn an tâm thần, ổn định tim mạch, hỗ trợ hàn gắn những tổn thương ở hệ thần kinh trung ương, làm thành mao mạch, mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Củ bình vôi: Dưỡng tâm, an thần, hỗ trợ điều hòa tim mạch, giải phóng hệ thần kinh và giải phóng hệ thần kinh trung ương.
  • Lạc tiên: Quy vào Can, cho hiệu quả tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc cơ thể, giảm mệt mỏi, xử lý mất ngủ, suy nhược thần kinh.
  • Viễn chí: Quy vào Tâm, Can, Tỳ, giúp loại bỏ tà khí, an thần, giải uất, loại bỏ lo lắng hư phiền, đem lại giấc ngủ sâu và ngon.
Nhóm dưỡng huyết, ích khí, phục hồi chức năng tạng phủ
  • Táo đỏ: Bình vị khí, an trung, ích khí, an thần, dưỡng huyết, bồi bổ khí huyết đem lại giấc ngủ ngon và sâu, hỗ trợ phục hồi sức khỏe.
  • La hán: Thanh nhiệt, giải tỏa căng thẳng, điều hòa tuần hoàn máu lên não, mang đến giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Phục thần: Quy vào kinh, tâm, vị, thận, tỳ và phế, cho hiệu quả dưỡng tâm an thần, hoạt huyết, loại bỏ chứng suy nhược thần kinh cùng triệu chứng đau đầu chóng mặt do mất ngủ gây nên.
  • Táo nhân: An thần, dưỡng tâm, trợ âm khí, bổ trung, loại bỏ lo lắng, hư phiền giúp người bệnh dễ ngủ, ngủ ngon hơn.
  • Xuyên khung: Điều hòa huyết áp, bồi bổ khí huyết, tăng cường đẩy oxy lên não, ổn định hệ thần kinh trung ương...
  • Vị thuốc tăng cường sức khỏe thần kinh, giảm đau đầu, chóng mặt
  • Tri mẫu: Thanh nhiệt, tư âm, giáng hỏa, cho hiệu quả an thần, giảm tính hưng phấn của hệ thần kinh trung ương.
  • Hà thủ ô: Bồi bổ thần kinh, bổ huyết, bổ can thận, tiêu độc, chủ trị thần kinh suy nhược, mất ngủ, thiếu máu...

Y học cổ truyền điều trị hiệu quả bệnh lý mất ngủ nào?

Bằng việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên, Y học cổ truyền đem lại tác động chuyên sâu mạnh mẽ trong đẩy lùi các triệu chứng mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh gây mất ngủ, khó vào giấc… từ cấp tới mãn tính. Bao gồm các thể mất ngủ sau:

  • Mất ngủ ban đêm
  • Mất ngủ kinh niên
  • Mất ngủ sau sinh
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Trằn trọc khó vào giấc
  • Tỉnh giấc giữa đêm
  • Thức giấc quá sớm
  • Buồn ngủ vào ban ngày

Ưu nhược điểm của Y học cổ truyền trong điều trị bệnh mất ngủ

Trong điều trị mất ngủ, Y học cổ truyền khẳng định ưu điểm vượt trội về tính an toàn, hiệu quả bền vững, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phương pháp này vẫn có một vài hạn chế nhất định.

Ưu điểm:

  • Sử dụng hoàn toàn thảo dược tự nhiên nên AN TOÀN - LÀNH TÍNH, phù hợp sử dụng cho nhiều đối tượng, không gây hại cho gan, thận.
  • Cơ chế tác động từ gốc, từng bước loại bỏ căn nguyên gây mất ngủ, khó ngủ, suy nhược thần kinh, đồng thời nâng cao miễn dịch, ngăn chặn nguy cơ tái phát mất ngủ sau điều trị.
  • Tạo tác động từ căn nguyên gây bệnh nên xử lý được gốc rễ căn bệnh mất ngủ và các triệu chứng liên quan bền vững, hiệu quả lâu dài.
  • Vừa cho hiệu quả cải thiện giấc ngủ, vừa bồi dưỡng sức khỏe thần kinh, nâng cao sức khỏe tổng thể.

Hạn chế:

Các bài thuốc Y học cổ truyền được kết hợp hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên đòi hỏi thời gian sử dụng lâu dài, cần ở người bệnh sự kiên trì. Nếu bệnh nhân bỏ dở giữa chừng sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn, thậm chí tình trạng mất ngủ chỉ thuyên giảm trong thời gian ngắn rồi sau đó lại tái phát, đôi khi là có các triệu chứng trầm trọng hơn.

Giải pháp điều trị bệnh mất ngủ tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Kế thừa trọn vẹn tinh hoa Y học cổ truyền Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc trị mất ngủ Định tâm An thần thang. Bài thuốc giúp lấy lại giấc ngủ ngon tự nhiên, là cứu tinh cho bệnh nhân mất ngủ được nhiều bệnh nhân, chuyên gia đánh giá cao.

Định tâm An thần thang có bảng thành phần nổi bật gồm hơn 30 vị thuốc Nam có tác dụng dưỡng tâm, an thần bậc nhất. Công thức thuốc sử dụng 2 phép trị cơ bản “PHỤC CHÍNH - TRỪ TÀ” và nhóm thuốc điều trị chuyên sâu, chủ trị hiệu quả chứng bệnh mất ngủ và các bệnh lý liên quan.

Thành phần & công dụng

Chia sẻ
Bỏ qua